Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Cương Triết học MacLênin (Trang 66 - 70)

IV- TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘ

4. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hộ

4.1. Vai trò quyết định ca tn ti xã hi đối vi ý thcxã hi xã hi

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội vì ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội.

- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội như thế nào?

+ Tồn tại xã hội là nguồn gốc khách quan, là cơ sở của sự hình thành, ra đời của ý thức xã hội.

+ Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm của các hình thái ý thức xã hội.

+ Tồn tại xã hội thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của ý thức xã hội.

Lưu ý: Khi tồn tại xã hội thay đổi thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Tuy

nhiên, mức độ và nhịp điệu thay đổi của các bộ phận ý thức xã hội diễn ra khác nhau, có những bộ phận biến đổi nhanh, có những bộ phận biến đổi chậm.

- Trong xã hội có giai cấp (tức tồn tại xã hội có giai cấp) thì ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp. Tuy nhiên, không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại mà chỉ khi nào xét đến cùng thì chúng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế được phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.

4.2. Tính độc lp tương đối ca ý thc xã hi

- Mỗi hình thái ý thức xã hội đều có sự tác động ngược trở lại tồn tại xã hội, trước hết là tác động trở lại cơ sở kinh tế. Đồng thời, các hình thái ý thức xã hội cũng tác động lẫn nhau theo những cách thức khác nhau.

a. Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội

- Ý thức xã hội là cái phản ánh nên là cái có sau tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội cũ bị thay thế bằng tồn tại xã hội mới. Phương thức sản xuất cũ mất đi, phương thức sản xuất mới ra đời nhưng ý thức xã hội cũ chưa mất đi.

- Tính lạc hậu được biểu hiện trong ý thức xã hội thông thường, ý thức lý luận và đặc biệt là trong tâm lý xã hội, tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán.

- Nguyên nhân:

+ Tồn tại xã hội thường biến đổi với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể phản ánh không kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh, tồn tại

xã hội là cái bị phản ánh cho nên tồn tại xã hội bao giờ cũng biến đổi trước còn ý thức xã hội là cái biến đổi sau.

+ Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.

+ Ý thức xã hội mang tính giai cấp nên những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các thế lực xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống các lực lượng xã hội tiến bộ.

- Ý nghĩa: Những tư tưởng lạc hậu, tiêu cực thường không mất đi một

cách dễ dàng. Do đó, trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng, kiên trì xóa bỏ những tàn dư cũ, đồng thời ra sức giữ gìn và phát huy những truyền thống tư tưởng tốt đẹp.

b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

- Trong những điều kiện nhất định, những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo tương lai, tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất mà xã hội đặt ra.

- Lưu ý:

+ Có tư tưởng vượt trước là tư tưởng khoa học, có tư tưởng vượt trước là không khoa học.

+ Khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội, dự kiến được quá trình khách quan của sự phát triển xã hội không có nghĩa là tư tưởng khoa học không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa, tư tưởng khoa học tiên tiến không thoát ly tồn tại xã hội mà căn cứ vào tồn tại xã hội, phản ánh sâu sắc, chính xác tồn tại xã hội.

- Nguyên nhân: Những tư tưởng khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội vì nó phản ánh được quy luật vận động (cái tất yếu) từ quá khứ đến hiện tại nên có thể dự báo được tương lai. Do đó, những tư tưởng khoa học vượt trước có vai trò định hướng, chỉ đạo hoạt động của con người. Nếu không có tư tưởng, ý thức soi đường thì sẽ mò mẫm trong hành động.

c) Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

- Ý thức của một thời đại không chỉ phản ánh tồn tại xã hội ấy mà còn tiếp thu yếu tố tư tưởng của thời đại trước.

- Nguyên nhân: Xuất phát từ quy luật phủ định biện chứng cái mới ra đời trên cơ

- Biểu hiện:

+ Những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện “trên mảnh đất trống không” mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những thành tựu lý luận của các thời đại trước đó.

+ Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong ý thức xã hội là truyền thống.

- Lưu ý:

+ Do ý thức có sự kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một hiện tượng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, mà không chú ý đến các giai đoạn phát triển trước đó.

+ Thừa nhận tính kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng giúp chúng ta giải thích hiện tượng vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao.

+ Trong xã hội có giai cấp, tính kế thừa của ý thức gắn với tính giai cấp của nó. Những giai cấp có lợi ích khác nhau thì kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước.

- Ý nghĩa:

+ Tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tinh thần của xã hội xã hội chủ nghĩa. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, văn hóa xã hội chủ nghĩa cần phải phát huy những thành tựu và truyền thống tốt đẹp nhất của nền văn hóa nhân loại từ cổ tới kim trên cơ sở thế giới quan mácxít.

+ Đảng ta khẳng định: “Phát triển văn hóa dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hóa với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới”.

+ Khi nghiên cứu các hình thái ý thức xã hội, chúng ta phải nghiên cứu bối cảnh xuất hiện tư tưởng đó (tồn tại xã hội), những tư tưởng tiền bối (tính kế thừa).

d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội

- Các hình thái ý thức xã hội như chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, triết học, văn học, phản ánh tồn tại xã hội bằng những hình thức và phương diện khác nhau nhưng giữa chúng có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Trong mỗi thời đại, tùy theo những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà thường có những hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu. Ở chúng tập trung ý thức của thời đại đó và tác động mạnh đến các hình thái ý thức xã hội khác.

- Trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội thì triết học có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó có chức năng thế giới quan và phương pháp luận để từ đó hình thành nhân sinh quan tích cực hoặc tiêu cực.

- Ý nghĩa: Khi phân tích một hình thái ý thức xã hội nào đó thì không nên chỉ chú

được của các thời đại trước mà còn phải chú ý tới sự tác động của nó tới các hình thái ý thức xã hội khác, gắn nó với tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội có liên quan.

đ. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội

- Vì sao ý thức xã hội có thể tác động trở lại tồn tại xã hội?

+ Ý thức xã hội có khả năng vượt trước.

+ Tất cả mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo.

- Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội như thế nào?

+ Bản thân ý thức xã hội tự nó không trực tiếp làm biến đổi tồn tại xã hội mà phải thông qua hoạt động thực tiễn.

+ Ý thức tác động thông qua hoạt động nên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động: tác động tích cực khi ý thức, tư tưởng tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khách quan; tác động tiêu cực khi ý thức, tư tưởng lạc hậu, phản ánh không đúng hiện thực khách quan.

+ Mức độ tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; tính chất các mối quan hệ kinh tế làm nảy sinh tư tưởng đó; vai trò của giai cấp đề ra tư tưởng đó; mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó và mức độ triển khai thực hiện tư tưởng đó trong quần chúng.

- Ý nghĩa:

+ Phải phát huy được vai trò của ý thức tiến bộ, cách mạng.

+ Coi trọng đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

+ Thấy được tầm quan trọng trong vai trò của ý thức xã hội đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới và con người mới.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề Cương Triết học MacLênin (Trang 66 - 70)