V- TRIẾT HỌC VỀ CON NGƯỜ
3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội và vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
lãnh tụ trong lịch sử
3.1. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội
- Tính loài của con người không chỉ là những đặc điểm chung về phương diện sinh vật mà cả ở phương diện xã hội. Trong con người luôn có những cái chung toàn nhân loại, như các giá trị chung, nhu cầu chung, lợi ích chung, hoạt động chung. Cá nhân là đại biểu của một xã hội cụ thể, một thời kỳ lịch sử xác định, có tính đặc thù, với các quan hệ xã hội xác định.
- Cá nhân không thể tách rời xã hội. Quan hệ cá nhân và xã hội là tất yếu, là tiền đề và điều kiện tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn xã hội.
- Sự thống nhất cá nhân và xã hội còn thể hiện ở một góc độ khác trong quan hệ con người giai cấp và con người nhân loại. Mỗi con người cá nhân trong xã hội có
giai cấp đều mang tính giai cấp do nó luôn là thành viên của một giai cấp, tầng lớp xã hội xác định. Mặt khác, mỗi cá nhân, dù thuộc về giai cấp nào cũng đều mang tính nhân loại.
3.2. Vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử
- Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp, giai cấp liên kết thành một tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, một tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa nhất định của xã hội, thời đại...
- Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Điều này thể hiện ở những điểm sau đây:
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội.
+ Quần chúng nhân dân là động lực, lực lượng cơ bản của những cải biến và tiến bộ xã hội.
+ Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: văn hóa, chính trị, đạo đức, nghệ thuật...
Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ tách rời vai trò cụ thể của mỗi cá nhân mà đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở vị trí thủ lĩnh, lãnh tụ hay vĩ nhân trong cộng đồng nhân dân.
3.3. Vai trò của lãnh tụ trong lịch sử
- Lãnh tụ là những cá nhân kiệt xuất do phong trào cách mạng của quần chúng
tạo nên, gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân.
- Những phẩm chất cần có của lãnh tụ: tri thức uyên bác, nắm được xu thế vận động của dân tộc, thời đại; có năng lực tập hợp quần chúng, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định; gắn bó với quần chúng, đại diện cho lợi ích của quần chúng, vì quần chúng.
* Mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ:
- Về mục đích và lợi ích của quần chúng nhân dân và lãnh tụ là thống nhất. Trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, lợi ích có thể thay đổi nhưng luôn là cầu nối thống nhất giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ.
- Lãnh tụ xuất hiện từ phong trào quần chúng, việc giải quyết các nhiệm vụ lịch sử nhanh hay chậm của lãnh tụ có ảnh hưởng đến phong trào quần chúng.
- Quần chúng nhân dân và lãnh tụ có mối quan hệ biện chứng. Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của lịch sử. Lãnh tụ là người dẫn dắt, định hướng, thúc đẩy phong trào quần chúng, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển lịch sử.
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Cung cấp phương pháp luận khoa học về việc kết hợp hài hòa giữa vai trò quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong từng điều kiện cụ thể sẽ tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phong trào và sự vận động, phát triển của cộng đồng xã hội nói chung.
+ Không nên tuyệt đối hóa vai trò của lãnh tụ dẫn đến tệ sùng bái cá nhân, nếu tuyệt đối hóa vai trò của quần chúng nhân dân, xem nhẹ vai trò của cá nhân lãnh tụ dẫn đến xem thường sáng kiến cá nhân, không phát huy được sáng tạo của lãnh tụ.