Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng :

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 34 - 42)

- Cơ cấu dư nợ:

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng :

thấu chi, cho vay tiêu dùng cán bộ công nhân viên tại chi nhánh; lãnh đạo cơ quan chức năng trên địa bàn hoạt động của Agribank Cần Thơ; cấp lãnh đạo ở các công ty khách hàng, đối tác của chi nhánh

2.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi rotín dụng : tín dụng :

Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ phân theo biện pháp bảo đảm tiền vay

Đvt: triệu đồng, %

CHỈ TIÊU Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng DƯ NỢ CÓ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ' TIỀN VAY 1.208.20 6 97,65 1.145.160 98,65 1.281.391 98,65 - Chứng chỉ tiền gửi 45.447 3,673 36.474 3,14 45.762 3,52 - Động sản 473.119 38,24 369.976 31,87 386.763 29,78 - Bất động sản 689.640 55,74 738.710 63,64 848.866 65,35 DƯ NỢ KHÔNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP bảo đảm tiền vay 29.127 2,35 15.695 1,35 17.562 1,35 TỔNG DƯ NỢ 1.237.333 100,00 1.160.855 100,00 1.298.953 100,00

Đề xuất tín dụng:

Đề xuất tín dụng có thể xem là khởi đầu của một quá trình đem lại lợi nhuận hoặc RRTD cho chi nhánh, nó bao gồm các khâu: tiếp xúc khách hàng ^ Thẩm định tín dụng ^ Thương lượng ^ Phê duyệt.

Tiếp xúc khách hàng:

Trên cơ sở danh mục khách hàng do Phòng KHKD đề xuất và được Lãnh đạo chi nhánh phê duyệt, CBTD chủ động tìm kiếm khách hàng phù hợp. Qua tiếp xúc khách hàng CBTD tiến hành thu thập các tài liệu: pháp lý (Giấy chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, v.v...), tài chính (Báo cáo tài chính, xác nhận lương v.v...), kinh tế ( Hợp đồng đầu vào, đầu ra,.), mục đích vay vốn (Giấy đề nghị vay vốn, phương án - dự án vay vốn, v.v...), tài sản đảm bảo (Giấy chứng nhận sở hữu tài sản, bảo hiểm, v.v...).

Thẩm định tín dụng:

Thẩm định tín dụng được tiến hành dựa trên kỳ vọng hạn chế hai loại rủi ro cơ bản trong cho vay là: Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt; Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

CBTD tiến hành thẩm định khách hàng (trong trường hợp số tiền khách hàng đề nghị cấp tín dụng trong quyền phán quyết - 2 tỷ đồng), hoặc lập tờ trình sơ bộ tình hình khách hàng (theo những thông tin sơ bộ thu thập được qua tiếp xúc khách hàng) và chuyển cho bộ phận thẩm định tiến hành thẩm định (trong trường hợp số tiền khách hàng đề nghị cấp tín dụng vượt quyền phán quyết của CBTD - trên 2 tỷ đồng).

Nội dung thẩm định:

Agribank Việt Nam xây dựng nội dung thẩm định khách hàng dựa trên mô hình đánh giá RRTD 6C. Theo đó, cán bộ thực hiện thẩm định các nội dung sau:

Tư cách người vay (Character):

CBTD xem xét mục đích xin vay của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của NH và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hay không? Bên cạnh đó cần phải tận dụng các nguồn thông tin có thể tiếp cận để đánh giá năng lực, uy tín, mức độ hợp tác, thiện chí của khách hàng trong việc trả nợ vay. Trong quá trình

thẩm định tư cách nếu phát hiện người vay có thái độ giả dối, không thành thực thì phải từ chối cho vay để tránh rủi ro về sau.

Năng lực của người vay (Capacity):

CBTD phải chắc chắn rằng khách hàng vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để hợp đồng tín dụng. Đối với doanh nghiệp người đại diện cho ký kết hợp đồng tín dụng phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty. Một hợp đồng tín dụng được ký kết bởi người không được ủy quyền có thể sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho NH. Ngoài ra còn phải căn cứ vào giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm người điều hành...

Thu nhập của người vay (Cash):

Cần phải xác định được nguồn trả nợ của người vay từ: doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán. một trong các nguồn thu trên đều có thể sử dụng làm nguồn trả nợ vay cho NH. Tuy nhiên, NH ưu tiên nguồn thu thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ NH. Điều này là vì, khi bán đi tài sản có thể làm năng lực người vay yếu đi. Hay sự thiếu hụt luồng tiền là biểu hiện không lành mạnh trong năng lực tài chính của con nợ, khiến cho quan hệ tín dụng trở nên nguy hiểm.

Sau đó cần phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn thông qua các tỷ số tài chính sau:

+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Liquidity ratios):

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

ỳ Hệ số này phải lớn hơn 1, nếu không DN sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

ỳ Các DN có vòng quay hàng tồn kho chậm đòi hỏi hệ số này phải cao, còn DN có hệ số quay vòng hàng tồn kho nhanh thì chỉ tiêu này có thể nhỏ hơn 1.

+ Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ (Leverage ratios):

Hệ số nợ = Tổng tài sản - Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

ỳ Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 là lý tưởng vì có ít nhất phân nửa tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ vốn sở hữu.

ỳ Hệ số này đo lường mức độ an toàn của thu nhập có thể trả lãi cho NH.

+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động (Activities ratios):

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/Các khoản phải thu Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tổng tài sản

+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi (Profitability ratios):

Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

Hệ số sinh lợi của tài sản =(Lợi nhuận sau thuế + Tiền lãi phải trả)/Tổng tài sản

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Tùy theo từng loại hình tín dụng mà NH quan tâm đến các chỉ số khác nhau: Cho vay ngắn hạn thì chú ý nhiều đến các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ số nợ, còn cho vay dài hạn thì tập trung vào các chỉ số sinh lời, chỉ tiêu hoạt động.

Bảo đảm tiền vay (Collaterial):

Là điều kiện cần để NH quyết định cấp tín dụng và là nguồn thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho NH. CBTD phải thẩm định về mặt giá trị, tuổi thọ, chất lượng cùng các xu hướng thay đổi công nghệ... để xem xét chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Thông thường, chi nhánh áp dụng tỷ lệ cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo là bất động sản là 75%, động sản là 60%.

Các điều kiện (Conditions):

Tùy theo xu hướng thay đổi của ngành và nền kinh tế, NH sẽ quy định các điều kiện vay vốn cụ thể đối với khách hàng.

Kiểm soát (Control):

Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến khoản vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của NH và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng không?

Sau khi thẩm định các nội dung trên, CBTD phải trả lời được các câu hỏi:

không? Mức độ hợp tác, uy tín tín dụng của khách hàng đến đâu? - Khách hàng có đầy đủ năng lực pháp lý để ký kết các giấy tờ liên quan đến khoản vay không?

- Thu nhập của khách hàng có rõ ràng, ổn định, đủ để trang trải các chi phí thiết yếu và trả nợ gốc+lãi không?

- Chủ quyền tài sản đảm bảo có hợp pháp, hợp lệ hay không? Khả năng thanh lý được tài sản để thu hồi nợ là cao hay thấp?

Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

Để có thêm cơ sở đánh giá RRTD, Aribank Việt Nam còn xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (hay còn gọi là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ). Hệ thống này về cơ bản là được xây dựng tương tự mô hình xếp hạng của công ty MOODY và STANDARD&POOR. Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng sẽ được bộ phận nghiệp vụ tín dụng thực hiện xuyên suốt từ khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng.

HTXH được vận hành trên cơ chế bán tự động hóa. Theo đó CBTD thực hiện công việc nhập liệu dựa trên cơ sở thông tin của khách hàng đã thu thập được. Tiếp theo, dựa trên nền là các bộ chỉ tiêu chấm điểm đã được chuẩn hóa cho từng lĩnh vực ngành nghề,

HTXH sẽ chấm điểm khách hàng. Dựa vào kết quả chấm điểm, khách hàng được xếp loại như trong bảng sau:

Bảng 2.8: Bảng xếp loại khách hàng doanh nghiệp theo điểm số ĐIỂM SỐ LOẠI NHÓM NỢ 92,4 - 100 AAA 1 84,8 - 92,3 AA 1 77,2 - 84,7 A 1 69,6 - 77,1 BBB 2 62 - 69,5 BB 2 54,4 - 61,9 B 3 46,8 - 54,3 CCC 3 39,2 - 46,7 CC 3 31,6 - 39,1 C 4 < 31,6 D 5 \---/ 1

Tùy theo kết quả xếp loại và mức độ rủi ro của từng khách hàng mà Agribank áp dụng những chính sách tín dụng và biện pháp quản trị rủi ro phù hợp theo Bảng 2.9 như sau:

+ Kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng cho các mục đích:

Ra quyết định đề xuất cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt.

Đánh giá RRTD của khách hàng tín dụng tiềm năng và giám sát khách hàng đang còn dư nợ.

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, HTXH là cơ sở định hướng chiến lược marketing hướng đến đối tượng là nhóm khách hàng có rủi ro ít hơn. Ước lượng khả năng không

CCC (Dưới trung bình)

Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý kém, có thể đã có nợ quá hạn.

Rủi ro. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì NH có nguy cơ mất vốn. Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung tài sản đảm bảo. CC (Dưới chuẩn)

Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý kém, có nợ quá hạn. Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì NH sẽ mất vốn. Không mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. Nỗ lực bổ sung tài sản đảm bảo.

C

(Yếu kém) Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, có nợ quá hạn, quản lý rất yếu kém. Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng NH sẽ không thu hồi được vốn cho

Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi cách để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý tài sản đảm bảo. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế. D

(Yếu kém) Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí nợ khó đòi), bộ máy quản lý yếu kém.

Đặc biệt rủi ro. Có nhiều khả năng NH Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi cách để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý tài sản đảm bảo. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế. V 1 } 1

thu hồi được nợ để trích lập dự phòng rủi ro.

+ Kết quả thẩm định tín dụng:

CBTD dựa trên kinh nghiệm, năng lực thẩm định và các nguồn thông tin tham khảo cần thiết sau khi tiến hành thẩm định và xếp hạng khách hàng đi đến đề xuất quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng.

Thương lượng - Phê duyệt:

Trong trường hợp CBTD đánh giá mức độ rủi ro đối với khoản vay ở mức chấp nhận được so với khả năng mang lại thu nhập cho chi nhánh sẽ tiến hành thương lượng các điều khoản vay vốn như: thời hạn, lãi suất, phương thức trả nợ cùng các thỏa thuận khác về quản lý nguồn thu nhập, tài sản đảm bảo, v.v... Sau khi đạt được thống nhất với khách hàng sẽ tiến hành lập báo cáo thẩm định trình lãnh đạo bộ phận tín dụng.

Trưởng phòng tín dụng có thể yêu cầu CBTD tái thẩm định để làm rõ một số nội dung hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài liệu chứng minh. Nếu đồng ý cấp tín dụng thì ghi rõ ý kiến trên báo cáo thẩm định và trình Lãnh đạo Agribank Cần Thơ xem xét, ra quyết định. Căn cứ hồ sơ cho vay, ý kiến đề xuất của bộ phận nghiệp vụ tín dụng, Lãnh đạo chi nhánh ra quyết định:

Duyệt đồng ý cho vay, hoặc cho vay có điều kiện, không đồng ý; Đưa ra hội đồng tư vấn tín dụng (Hội đồng được thành lập ở từng thời điểm) trước khi quyết định đối với trường hợp khoản vay lớn. Nhân xét: Có thể thấy để hạn chế RRTD phát sinh do nguyên nhân chủ quan, mỗi một quyết định cấp tín dụng tại chi nhánh đều phải được xem xét, kiểm soát qua nhiều cấp từ cán bộ tín dụng/cán bộ thẩm định ^ trưởng bộ phận nghiệp vụ tín dụng ^ Lãnh đạo chi nhánh phụ trách quản lý hoạt động tín dụng.

Hoàn thành thủ tục hồ sơ và giải ngân:

CBTD soạn thảo các loại hợp đồng, giấy tờ cần thiết (Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay, biên bản định giá, v.v...) và trình qua các cấp TPTD, lãnh đạo chi nhánh xem xét và cùng với khách hàng ký kết hợp đồng vay vốn, hợp đồng bảo đảm tiền vay và làm các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo tiền vay đúng theo đúng quy định của Agribank Việt Nam và pháp luật.

CBTD kiểm tra chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn của khách hàng (hợp đồng mua hàng, hóa đơn, biên lai trả tiền, giấy nhập kho, v.v.) và tiến hành các thủ tục cần thiết để giải ngân

cho khách hàng theo đúng quy định. Tùy theo điều kiện sử dụng vốn thực tế của khách hàng mà CBTD có thể giải ngân toàn bộ hoặc giải ngân thành nhiều lần.

Giám sát tín dụng:

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát RRTD, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Hiện tại Agribank Cần Thơ áp dụng các phương pháp giám sát tín dụng như:

Giám sát tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại Agribank Cần Thơ. Khi phát hiện các biến động bất thường (VD: doanh số chuyển tiền đến - đi sụt giảm đột ngột trong từng quý, khách hàng ngừng hẳn việc sử dụng tài khoản thanh toán tại NH, v.v...), CBTD báo cáo lãnh đạo tín dụng và trực tiếp liên hệ khách hàng để làm rõ nguyên nhân.

Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. Hiện tại trước ngày cuối cùng, của tháng thứ ba, của từng quý trong năm, CBTD phải thu thập số liệu báo cáo tài chính của khách hàng để tiến hành phân tích và chấm điểm - xếp hạng khách hàng.

Giám sát khách hàng thông qua việc nhắc nợ, đốn đố trả nợ (gốc+lãi) theo định kỳ đã thỏa thuận.

Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng vay vốn có thông báo trước hoặc đột xuất.

Kiểm tra tình trạng, giá trị thị trường của các tài sản đảm bảo tiền vay.

Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua các mối quan hệ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w