CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNH HÀNG AGRIBANK CẦN THƠ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 47 - 52)

- Cơ cấu dư nợ:

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNH HÀNG AGRIBANK CẦN THƠ

RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNH HÀNG AGRIBANK CẦN THƠ

3.1. Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng thích hợp

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay vẫn đang được Agribank Cần Thơ thực hiện theo quy định chung của NHNN cũng như quy định cụ thể của Agribank Việt Nam. Thực tế cho thấy để nâng cao hiệu quả, chi nhánh nên căn cứ trên các chính sách chung của ngành để xây dựng chính sách cho vay phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động, nguồn vốn huy động, khả năng quản lý và nguồn nhân lực của chi nhánh. Cụ thể chính sách tín dụng của Agribank Cần Thơ nên được xây dựng theo các hướng sau:

Việc xây dựng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các NH với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa từ cá nhân đến TCKT để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, nên áp dụng một số biện pháp sau:

+ Tổ chức nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý của từng nhóm khách hàng để hoàn thiện chính sách huy động vốn kết hợp lãi suất và chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm tăng tính ổn định của nguồn vốn.

+ Thường xuyên tiến hành trao đổi, tham khảo, đóng góp ý kiến giữa NH và khách hàng để có thể tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng và NH cũng như giúp NH ngày càng hoàn thiện hơn.

+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ NH. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,...

+ Về sản phẩm tín dụng: Agribank Cần Thơ nên chú trọng nghiên cứu xây dựng quy trình chiết khấu L/C, chiết khấu bộ chứng từ cho các khách hàng xuất khẩu có doanh số thanh toán ngoại tệ ổn định tại chi nhánh. Bên cạnh đó nên chú trọng chuẩn hóa quy trình cấp bảo lãnh, bao thanh toán.

Về chính sách đối với tài sản đảm bảo:

Hiện tại công tác định giá tài sản chủ yếu thông qua kênh mạng điện tử, quy định giá đất của UBND có thẩm quyền nơi có Tài sản đảm bảo. Các kênh này có ưu điểm là dễ tiếp cận song giá tài sản thường không sát với thực tế thị trường. Vì vậy, phải chú trọng tạo mối quan hệ với các kênh thông tin khác như cơ quan thuế, các trung tâm đấu giá, các sàn giao dịch tài sản, các chủ thể tham gia mua bán tài sản trên thị trường, v.v.

Về tính pháp lý của tài sản đảm bảo: CBTD tại Agribank Cần Thơ phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực tế tài sản, liên hệ các cơ quan chức năng để xác định tính chân thực của giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, xem xét mối quan hệ của chủ sở hữu tài sản với khách hàng vay vốn. Các công việc này tuy tương đối mất nhiều thời gian song lại giúp chi nhánh tránh được các rủi ro, tranh chấp về sau khi xử lý tài sản đảm bảo.

3.2. Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay:

Đây là yêu cầu thiết yếu để nâng cao hiệu quả QTRRTD tại Agribank Cần Thơ. Từ thực tế nhiều vụ việc làm phát sinh RRTD cho thấy chi nhánh cần chú trọng hoàn thiện quy trình cho vay ở từng khâu như sau:

Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng:

Căn cứ trên các thông tin khách hàng cung cấp, CBTD phải thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác như: CIC, báo chí, mạng điện tử, cơ quan thuế, các cơ quan chức năng khác, những người có quan hệ với khách hàng, v.v. để thẩm định lại. Từ đó có cái nhìn trực quan về người vay vốn, làm cơ sở cho các bước tiếp theo trong quy trình tín dụng.

Mặt khác, để hạn chế việc cố tình đánh giá sai lệch thông tin khách hàng nhằm thu lợi của cán bộ nghiệp vụ tín dụng, lãnh đạo chi nhánh cũng phải sâu sát trong công tác tiếp xúc khách hàng.

Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ:

Khi thẩm định phương án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Nếu thực tế vốn tự có tham gia vào phương án vay vốn của khách hàng lớn một phần chứng minh năng lực tài chính sẵn có của khách hàng, mặt khác là động lực để họ tập trung thực hiện phương án kinh doanh.

Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ khả năng sinh lời của phương án vay vốn và các nguồn thu nhập khác của khách hàng.

Bên cạnh đó CBTD hạn chế việc cho vay dựa vào tài sản đảm bảo vì thực tế cho thấy việc xử lý tài sản mất rất nhiều thời gian và chi phí. Giai đoạn quyết định cho vay

Trước khi CBTD đề xuất cho vay và lãnh đạo NH quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế,... để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay có thể xem là mắc xích yếu nhất trong thực hiện quy trình tín dụng của Agribank Cần Thơ. Có trường hợp khi giải ngân CBTD cho khách hàng ký luôn biên bản kiểm tra sau cho vay và sau này bổ sung dần vào hồ sơ thay vì đi kiểm thực tế. Việc làm này về mặt thời gian thì rất thuận tiện, song đem lại hậu quả vô cùng to lớn về sau. Vì vậy lãnh đạo bộ phận nghiệp vụ tín dụng cần đôn đốc CBTD thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình khách hàng sau khi cho vay. Một số nội dung cần quan tâm khi tiến hành kiểm tra:

+ Tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không? Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban

đầu.

+ NH phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thỏa thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Agribank Cần Thơ, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được. + So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra. Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng (khách hàng doanh nghiệp) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập (khách hàng cá nhân). Đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi này đến khả năng trả nợ.

+ Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt và cán bộ tín dụng cần phải thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình để có thể cảm nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

+ Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra, nếu có điều kiện, có thể thành lập một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

3.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và giám sát tíndụng: dụng:

Với nhân sự gồm 02 trưởng/phó phòng và 02 nhân viên, có thể nói hoạt động của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Agribank Cần Thơ còn rất nhiều bất cập. Khi thực hiện việc kiểm tra hoạt động tín dụng, phòng phải huy động nhân lực là CBTD từ phòng KHKD hoặc từ các PGD. Từ đó công tác kiểm tra mất đi tính khách quan, độc lập và rất dễ dẫn đến tình trạng che dấu sai phạm, bao che cán bộ gây ra rủi ro cho chi nhánh. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên chi nhánh cần bổ sung nhân sự để phòng KTKSNB hoạt động thật sự độc lập với các phòng ban nghiệp vụ khác. Mặt khác cần chú trọng hơn đến công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho nhân sự phòng để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra và giám sát tín dụng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NH và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của NH. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:

+ Cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể; Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng; Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới.

+ Tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ chuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của NH; Biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy;

+ Mặt khác, NH cũng cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm để hạn chế rủi ro trong cho vay như là:

+ Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Cán bộ ở cương vị càng cao thì càng phải gương mẫu.

+ NH cần phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý, công bằng: đối với cán bộ có thành tích xuất sắc thì nên được biểu dương, khen thưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần tương xứng với kết quả mà họ mang lại; đối với cán bộ có sai phạm thì tùy theo mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc xử lý kỷ luật. Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động tín dụng, uy tín của NH sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể

KIẾN NGHỊ

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w