Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tại Agribank Cần Thơ :

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 42 - 47)

- Cơ cấu dư nợ:

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tại Agribank Cần Thơ :

vấn đề do Agriabank Việt Nam xây dựng

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro cho vay tạiAgribank Cần Thơ : Agribank Cần Thơ :

Các yếu tố thuộc về môi trường:

+ Chu kỳ kinh tế:

cho vay một số khách hàng có điều kiện cơ bản tương đối tốt hoạt động trong các ngành liên quan đến xây dựng, bêtông, BĐS, sắt thép, gỗ. Nhìn chung đây là quyết định khá tốt trong thời điểm đó, song diễn biến của chu kỳ kinh tế trong vài năm trở lại đây không thuận lợi như dự đoán khiến tỷ lệ nợ xấu ở các ngành này gia tăng.

+ Thị trường bất động sản:

Tại Việt Nam nói chung và Agribank Cần Thơ nói riêng, khoảng 50% món vay thể nhân là nhằm đầu tư nhà đất và được đảm bảo bằng bất động sản, nguồn trả nợ cũng từ kinh doanh bất động sản chứ không phải từ dòng tiền thường xuyên ổn định. Do đó, khi thị trường bất động sản đóng băng đã làm cho nhiều khách hàng không trả được nợ và cho đến nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một đặc điểm khác là thị trường bất động sản Việt Nam được đánh giá là “bong bóng” do tình trạng đầu tư quá mức dựa vào vốn vay, có tính bất ổn cao và những thay đổi do chính sách của Nhà nước và rất khó dự đoán.

+ Rủi ro chính sách:

Các yếu tố thuộc về khách hàng:

+ Đạo đức, uy tín của chủ khách hàng vay vốn: đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến khả năng hoàn trả nợ. Tuy vậy, yếu tố này rất khó đánh giá do tình trạng bất cân xứng thông tin giữa khách hàng với NH. CBTD chỉ có thể đưa ra quyết định theo nhận định chủ quan cảm tính. Trong đa số trường hợp khi đã phát sinh ra RRTD mới phát hiện đạo đức và uy tín của khách hàng có vấn đề.

+ Năng lực kinh doanh và tầm nhìn chiến lược: yếu tố này có tác động rất lớn và

cốt lõi để khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trên thực tế hoạt động, nhiều doanh nghiệp bị nợ xấu đều có nhận định thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ năm 2019, từ đó có một số động thái đón đầu. Khi thực tế thị trường diễn biến ngược lại thì không có khả năng thu hồi vốn đầu tư dẫn đến tình trạng không trả được nợ NH.

+ Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng:

Cho đến nay Agribank Việt Nam vẫn chưa ban hành chiến lược, chính sách phát triển và quản lý RRTD một cách đầy đủ bằng văn bản. Tất cả chỉ đạo của Hội sở chính chỉ là hướng dẫn thi hành quy chế cho vay, bảo lãnh, bảo đảm tiền vay và các quy chế khác do Hội sở chính ban hành. Các công tác dự báo, định hướng chỉ được thực hiện một cách cảm tính, không khoa học tại chi nhánh. Do đó nó gần như không đáp ứng được đòi hỏi ngăn ngừa RRTD mà chỉ có tính chất tổng kết sau khi RRTD đã phát sinh.

+ Quy trình cấp tín dụng:

Quy trình cấp tín dụng hiện tại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro do không tách bạch chức năng cho vay với chức năng thẩm định rủi ro. Việc để phòng tín dụng thực hiện toàn bộ chức năng nhận hồ sơ, thẩm định cho vay, quản lý RRTD cũng làm quá tải và tăng nguy cơ rủi ro đạo đức ở một số CBTD. Thực tế cho thấy RRTD phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thu thập thông tin trước khi thẩm định, giai đoạn sau khi giải ngân và giai đoạn thu hồi nợ:

Giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng:

Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu mà CBTD thu thập được là từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nguồn thông tin trên báo chí, mạng điện tử, v.v... Tuy nhiên các nguồn thông tin này cũng rất hạn chế và thường là thông tin thứ cấp và không được cập nhật kịp thời. Mặt khác, thông tin về khách hàng chủ yếu có được là do chính khách hàng cung cấp nên không khách quan. Do đó, khi sử dụng thì mất đi tính thời sự và có nhiều sai lệch có thể dẫn đến RRTD. Đây có thể xem là một trong những nhân tố cơ bản dẫn đến RRTD cho các NH.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp, CBTD vì cả nể “khách hàng VIP”, khách hàng quen biết với ban lãnh đạo mà không xem trọng thu thập thông tin cần thiết để thẩm định, từ đó dễ dẫn đến quyết định cấp tín dụng dễ dãi, không chặt chẽ.

Công tác kiểm tra sau khi cho vay:

Quá trình thẩm định tín dụng hiện được thực hiện khá kỹ lưỡng và bài bản. Tuy nhiên, công tác kiểm tra giám sát món vay, định kỳ đánh giá lại tình hình doanh nghiệp, khoản vay và tài sản đảm bảo lại bị buông lỏng. Đặc biệt đối với các khách

hàng có quan hệ tín dụng lâu dài hay quen biết với Ban Giám đốc thường được CBTD cả nể và bỏ qua nhiều thủ tục kiểm tra định kỳ. Công tác kiểm tra đôi khi còn mang nặng tính đối phó nên không phát hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của khách hàng.

Giai đoạn thu hồi nợ:

Đây là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kết thúc một chu kỳ cho vay, thu hồi vốn gốc và lãi cho NH. Tuy nhiên, phần lớn các CBTD còn xem nhẹ giai đoạn này và cũng chỉ thực hiện một số biện pháp bị động để thu hồi nợ như: làm thông báo nợ đến hạn, gọi điện thoại nhắc nợ ... mà chưa đi sâu vào theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, doanh thu, dòng tiền của khách hàng để có các biện pháp thu nợ kịp thời.

+ Năng lực bộ CBTD và công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ:

Đến cuối năm 2021 tổng số CBTD của chi nhánh (bao gồm CBTD ở PGD) là 18 người, tất cả đều có trình độ từ ĐH trở lên (độ tuổi trung bình là 28, kinh nghiệm trên dưới 4 năm). Hiện tại phần lớn kiến thức nghiệp vụ tín dụng đều là tự đào tạo hoặc theo phương thức người cũ hướng dẫn cho người mới. Do đó, ảnh hưởng đến năng lực phân tích, dự báo, thẩm định RRTD. Đặc biệt, ở những ngành đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao (công nghiệp chế biến phôi, sắt thép, sản xuất VLXD, bê tông.), nhiều quyết định cho vay theo cảm tính mà không phân tích kỹ lưỡng phương án kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay đều là những mối hiểm họa cho NH.

Các khoản nợ vay có vấn đề đều không được phát hiện sớm và các can thiệp của NH đều chỉ được thực hiện sau khi phát sinh nợ quá hạn hoặc doanh nghiệp gặp rắc rối với cơ quan pháp luật. CBTD chưa có khả năng tư vấn, giám sát khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời.

Kỹ năng thương lượng với khách hàng, tính chủ động trong công việc, khả năng kiểm soát vốn vay, kiến thức về pháp luật của CBTD chưa cao. Nhiều CBTD chưa tìm hiểu kỹ chu kỳ kinh doanh của khách hàng nên đã áp đặt kỳ hạn vay không phù hợp tình hình kinh doanh thực tế, với dòng tiền của doanh nghiệp, dù lỏng hay chặt hơn đều là nguyên nhân phát sinh

RRTD.

+ Tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo:

Sau khi giải ngân, NH chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng, RRTD có thể xảy ra bất cứ lúc nào do nhiều nguyên nhân như ở trên đã phân tích. Cho nên nhiều trường hợp CBTD để tránh rủi ro mất vốn chỉ quan tâm đến giá trị và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo mà không chú trọng đến năng lực kinh doanh của khách hàng khi thẩm định khoản vay. Điều này tuy có vẻ an toàn vì tài sản đảm bảo nợ vay là nguồn thu thứ hai của NH trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Tuy nhiên, do hệ thống luật pháp của Việt Nam hiện chưa đồng bộ, nhất quán nên thủ tục để phát mãi, thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ vay là rất mất thời gian và phức tạp. Ngoài ra, việc tài sản bảo đảm không đủ giấy tờ pháp lý, bị tranh chấp, giảm giá trị... Cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ.

+ Chưa đa dạng hóa danh mục đầu tư:

Trong cơ cấu ngành nghề cho vay của Agribank Cần Thơ có sự đa dạng về ngành nghề song trong nội bộ ngành còn có tình trạng cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng. Từ đó cho thấy yêu cầu QTRRTD theo khía cạnh đa dạng hóa danh mục chưa được thực hiện tốt

Các nguyên nhân khác

Môi trường tài chính chưa minh bạch: đây là yếu tố tác động tiêu cực tới hoạt động tín dụng. Do thị trường tài chính trong nước chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán còn hạn chế, phần lớn các doanh nghiệp chưa tham gia vào thị trường chứng khoán nên chưa có ý thức trong việc minh bạch tài chính. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đánh giá đúng năng lực tài chính của khách hàng. Hơn nữa, các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán còn thấp, nên khó có thể sử dụng biện pháp chứng khoán hoá để thu hồi nợ quá hạn của khách hàng.

Hành lang pháp lý chưa đồng bộ và phù hợp cũng là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng. Vấn đề cho vay có bảo đảm và không có bảo đảm đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo Luật các tổ chức tín dụng còn có

nhiều điều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Môi trường pháp lý không đầy đủ và thường xuyên thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Chính sách vĩ mô của Chính phủ thay đổi cũng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ như sự thay đổi trong chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, sự thay đổi về hàng rào thuế quan... có thể đẩy doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn và không thể thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng.

Thị trường bất động sản bị đóng băng một thời gian dài. Qua khảo sát các khoản cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản 5 năm trở lại đây chịu rủi ro thị trường rất lớn. Những kỳ vọng về lợi nhuận từ mua bất động sản phải để dành trả lãi vay ngân hàng. Tình trạng nợ vay đến hạn gần như không có nguồn trả nợ do không bán được đất đai, nhà cửa.

Qua phân tích cho thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng Agribank Cần Thơ nói riêng và các NHTMNNnói chung. Nguyên nhân từ phía khách hàng, nguyên nhân từ môi trường kinh tế và ngay cả nguyên nhân từ bản thân ngân hàng. Để nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng này, chương kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày một số giải pháp.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w