Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte ) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 42 - 48)

Giá thể ươm hạt là hỗn hợp vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây. Xơ dừa có ưu điểm là giữ ẩm tốt và giá thành cũng khá là vừa phải; cát thì ln có sẵn và cũng giữ ẩm tốt lên cũng được chọn lựa làm giá thể ươm hạt còn lại tro trấu ưu điểm là mềm xốp mịm lên cũng là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Dựa vào tỷ lệ nảy mầm của hạt tác giả xác định được lượng hạt giống cần gieo ươm, tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc cách xử lí hạt, chất lượng hạt, giá thể ủ hạt. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu về giá thể để tìm ra vật liệu và sự phối trộn các tỷ lệ vật liệu với nhau nhằm thăm dị được giá thể thích hợp đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương. Trong đề tài của mình tác giả thăm dị nghiên cứu 4 loại giá thể chính: cát, xơ dừa, tro trấu và túi vải vì chúng đều là vật liệu dễ kiếm và phổ thơng ngồi ra cịn có giá thành thấp.

Sau khi xử lý hạt bằng nước nóng, tác giả tiến hành ủ hạt. Trong quá trình theo dõi sự nảy mầm, tác giả nhận thấy sau 4 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm và sau 17 ngày thì kết thúc theo dõi hạt nảy mầm. Tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu và thu được kết quả tổng hợp kết quả về tỷ lệ nảy mầm dưới ảnh hưởng của các giá thể khác nhau được thể hiện ở bảng 4.1 như sau:

31

Bảng 4.1: Kết quả tổng hợp tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương của các giá thể

khác nhau STT Nghiệm thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Trung bình (%) LL 1 LL 2 LL 3 1 D1 86,67 83,33 86,67 85,56 2 D2 96,67 93,33 100 96,67 3 D3 93,33 90 96,67 93,33 4 D4 90 86,67 86,67 87,78

Từ bảng kết quả tổng hợp 4,1 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương qua các giá thể khác nhau có sự khác nhau. Trong đó, nghiệm thức D2 (giá thể cát) có tỷ lệ nảy mầm lớn nhất 96,67%, nghiệm thức D1 (giá thể túi vải) là nghiệm thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 85,56%.

Để kiểm tra sự khác nhau của các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tác giả tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm hạt Trầm hương. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

hạt Trầm hương STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F – ratio P 1 Nghiệm thức 232,33 3 77,44 10,44 0,0039 2 Ngẫu nhiên 59,32 8 7,41 3 Tổng 291,65 11

Kết quả phân tích phương sai ở bảng 4.2 cho thấy Pnt = 0,00390 < 0,01 (Độ tin cậy 99%) cho thấy rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa xét về mặt thống kê, có nghĩa là ở các giá thể khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương là khác nhau và sự khác biệt này do nhân tố giá thể gây ra. Để đánh giá sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức tác giả tiến hành phân hạng Trắc nghiệm LSD, kết quả thể hiện ở bảng 4.3 sau.

32

Bảng 4.3: Kết quả phân hạng LSD ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

Trầm hương STT Nghiệm thức Số lần đếm Trung bình (%) Nhóm 1 D2 3 96,67 A 2 D3 3 93,33 AB 3 D4 3 87,78 BC 4 D1 3 85,56 C

Qua bảng Trắc nghiệm phân hạng LSD ở bảng 4.3 và bảng 1 phụ lục 1, cho được tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt Trầm hương dưới các giá thể được phân thành 3 nhóm: nhóm A: D2 và D3, nhóm B: D3 và D4, nhóm C: D1 và D4 trong đó D3 và D4 là nghiệm thức thuộc nhóm trung gian nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức D2, D1 là nghiệm thức thuộc nhóm độc lập của nhóm A và C, nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này có ý nghĩa về thống kê. Nghiệm thức D2 cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất lên đến 96,67%, nghiệm thức D1 cho tỷ lệ sống thấp nhất 85,56%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể cát hoàn toàn phù hợp để gieo ươm hạt cây Trầm hương. Vì vậy, khi xử lý hạt Trầm hương tác giả khuyến nghị nên áp dụng giá thể cát sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất và khơng nên dùng túi vải để ủ hạt vì khi sử dụng túi vải thì sẽ làm cho túi vải thốt hơi nước nhanh dẫn đến nhanh khô và không đủ độ ẩm làm cho hạt nhanh bị khô giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt và có tỷ lệ nảy mầm thấp hơn so với các loại giá thể khác.

33

Hình 4.1: Hạt trầm hương ở lần lượt các giá thể là cát, xơ dừa, tro trấu, túi vải 4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Trầm hương

Ánh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng đồi với thực vật vì ánh sáng cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cây tổng hợp các chất hữu cơ, Tuy nhiên, tùy theo

34

mỗi loài cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì cây có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Cây Trầm hương là cây ưa sáng lúc trưởng thành nhưng giai đoạn còn nhỏ là cây ưa sáng nhẹ và trong điều kiện cịn nhỏ sẽ khó phải chịu những điệu kiện bất lợi của cường độ ánh sáng mạnh như: cây nhanh héo sinh lý, bị cháy là non…Cho nên,việc nghiên cứu tỷ lệ che bóng để tìm lập được dàn che phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây con ở vườn ươm là cần thiết.

Cây Trầm hương là loài cây ưa sáng tuy nhiên khi ở giai đoạn vườn ươm cây cần được che bóng để tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để giảm việc thoát hơi nước nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cường độ ánh sáng chiếu vào. Vì vậy, việc thăm dị cây Trầm hương 3 tháng tuổi thích hợp với tỷ lệ che bóng nào trong giai đoạn vườn ươm để cây sinh trưởng tốt nhất là mục đích của thí nghiệm này. Để tìm được tỷ lệ thích hợp thì tác giả tiến hành thí nghiệm với 4 mức độ: 0%, 25%, 50%, 75% và theo dõi sinh trưởng của cây thông qua 3 chỉ tiêu: tỷ lệ sống (%), đường kính gốc D00 (mm), chiều cao Hvn (cm).

4.2.1 Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Tỷ lệ sống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cây con trong giai đoạn vườn ươm. Sau 3 tháng chăm sóc và theo dõi tác giả đã thu được số liệu về ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống cây Trầm hương 3 tháng tuổi và tổng hợp kết quả ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả của tỷ lệ sống cây Trầm hương ở tỷ lệ che bóng

Tỷ lệ sống (%) STT NT LL 1 LL 2 LL 3 Trung bình 1 A0 83,33 86,67 90 86,67 2 A1 90 90 90 90 3 A2 93,33 93,33 96,67 94,44 4 A3 100 96,67 96,67 97,78

Từ bảng kết quả 4.4, cho thấy ở các tỷ lệ che bóng khác nhau có tỷ lệ sống khác nhau. Khi tăng tỷ lệ che bóng từ 0% tới 75% thì tỷ lệ sống của cây Trầm hương

35

cũng có su hướng tăng lên. Kết quả tổng hợp cũng cho thấy các NTXL cũng cao hơn NTDC. Trong đó, nghiệm thức A3 (che bóng 75%) có tỷ lệ sống cao nhất là 97,78%, nghiệm thức A0 (khơng che bóng) có tỷ lệ sống thấp nhất với 86,67%.

Để kiểm tra sự khác nhau giữa các nghiệm thức trên có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tác giả tiến hành phân tích phương 1 nhân tố ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống cây Trầm hương 3 tháng tuổi. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả phân tích Anova ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ lệ sống

STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do TB bình phương F tính P 1 Nghiệm thức 214,87 3 71,62 15,46 0,0011 2 Ngẫu nhiên 37,07 8 4,63 3 Tổng 251,95 11

Từ bảng kết quả phân tích phương sai bảng 4.5, cho thấy Pnt = 0,0011 < 0,01 (độ tin cậy 99%) nên sự khác nhau giữa các nghiệm thức của cây Trầm hương 3 tháng tuổi dưới ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng là rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghĩa là sự khác biệt về tỷ lệ sống cây Trầm hương 3 tháng tuổi là do tỷ lệ che bóng gây nên.

Để đánh giá sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức, tác giả tiến hành trắc nghiệm phân hạng LSD, để phân hạng cho các nghiệm thức kết quả phân hạng được thể hiện ở bảng 4.6 và Phụ lục 1(Bảng 1.2).

Bảng 4.6: Kết quả trắc nghiệm phân hạng LSD ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến tỷ

lệ sống STT Nghiệm thức Số lần đếm Tỷ lệ sống (%) Nhóm 1 A3 3 97,78 A 2 A2 3 94,44 AB 3 A1 3 90 BC 4 A0 3 86,67 C

36

Từ kết quả phân hạng LSD tại bảng 4.6 và phụ lục 1 (bảng 1.2) các nghiệm thức được phân thành 3 nhóm, nhóm A gồm có các nghiệm thức A2 và A3; nhóm B gồm các nghiệm thức A1 và A2, nhóm C gồm A0 và A1. Trong đó, nghiệm thức A1 và A2 thuộc nhóm trung gian nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức của nhóm này khơng có ý nghĩa của về mặt thống kê, nghiệm thức A0, A3 thuộc nhóm độc lập C và A nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức là có ý nghĩa, nghĩa là sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức thuộc nhóm này là do tỷ lệ che bóng gây nên. Trong bảng phân hạng trên tỷ lệ che bóng 75% thuộc nhóm A vì có tỷ lệ sống cao nhất là 97,78%, tỷ lệ che bóng thấp nhất là 86,67% khi khơng che bóng thuộc nhóm C.

Do vậy, việc che bóng có ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ sống của cây Trầm hương trong giai đoạn vườn ươm, để cây Trầm hương đạt tỷ lệ sống cao nhất, nên làm giàn che có tỷ lệ che bóng là 75%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte ) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)