Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte ) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 30)

Xác định được giá thể thích hợp nhất đến tỷ lệ nảy mầm của hạt cây Trầm hương là cao nhất.

Xác định được tỷ lệ che bóng, thành phần hỗn hợp ruột bầu và tỷ lệ phân vi sinh thích hợp nhất đến sinh trưởng của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.

3.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu đề ra, tác giả tiến hành thực hiện nghiên cứu 4 nội dung sau:

Ảnh hưởng của 4 giá thể (cát, xơ dừa, túi vải, tro trấu) đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương.

Ảnh hưởng của 4 tỷ lệ che bóng (0%, 25%, 50%, 75%) đến sinh trưởng cây Trầm hương 3 tháng tuổi ở giai đoạn vườn ươm.

Ảnh hưởng của 5 thành phần ruột bầu (100% Đ, 90% Đ + 9% XDTT + 1% PVS, 90% Đ + 9% XDTT + 1% NPK, 90% Đ + 9% XDTT + 1% L, 90% Đ + 7% XDTT + 1% VS + 1% NPK + 1% L) đến sinh trưởng của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.

Ảnh hưởng của 6 tỷ lệ phân vi sinh (0%, 2%, 4%, 6%, 8%, 10%) đến sinh trưởng của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.

3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Vật liệu nghiên cứu

19

Hình 3.1: Hạt cây Trầm hương

Thành phần ruột bầu: đất trồng lấy tầng A đất mặt tại khu vực vườn ươm, xơ dừa tro trấu, phân Vi sinh, phân NPK (20 - 20 - 15), phân Lân.

Túi bầu: kích thước 7 * 14 cm, có màu đen.

Vật liệu khác: lưới che, cuốc, xẻng, cân, thước kẹp...

Hình 3.2: Thước điện tử để đo đường kính gốc

Thí nghiệm 2: Sử dụng 360 túi bầu, 162 kg đất, 16,2 kg XDTT và 1,8 kg PVS. Thí nghiệm 3: Sử dụng 450 túi bầu, 207 kg đất, 15,3 kg XDTT, 0,9 kg PVS, 0,9 kg NPK và 0,9 kg L.

20

Thí nghiệm 4: Sử dụng 540 túi bầu, 239,5 kg Đ, 24,3 kg XDTT, 6,75 kg PVS.

Hình 3.3: Túi bầu được sử dụng trong đề tài 3.3.2 Kỹ thuật xử lý hạt giống

Bước 1: Lọc qua hạt khỏi các loại tạp chất như sỏi đá, cành nhánh hay lá cây sau khi thu hoạch.

Bước 2: Ngâm hạt trong nước ở nhiệt độ phòng (nhiệt độ nước 25 - 30o C) trong khoảng 7 đến 8 tiếng.

21

Bước 3: Vớt ra rổ, hong khô hạt 5 - 10 phút.

Bước 4: Cho vào túi vải, tro trấu, cát, xơ dừa ẩm rồi bắt đầu ủ.

Bước 5: Hằng ngày rửa chua vài lần bằng nước ấm, thay giá thể thường xuyên (tránh để nhiều nước trong q trình ủ, hạt có thể bị chua, nhanh hỏng).

Bước 6: Sau 4 đến 5 ngày những hạt sẽ bắt đầu nứt nanh thì đem gieo vào bầu, cịn lại chưa nứt nanh tiếp tục ủ và rửa chua đến khi hạt nứt nanh thì lại gieo vào bầu thí nghiệm.

3.3.3 Kĩ thuật làm bầu

3.3.3.1 Chuẩn bị mặt bằng và đắt đóng bầu

Trước khi lấy đất làm bầu cần phải dọn sạch cỏ dại, cành lá cây dính vơ đất hoặc lấy đất mà vườm ươm đã đổ sẵn. Sau đó đập đất nhỏ. Sàn đất qua lưới thép để loại bỏ các tạp chất (đất cụt, gạch nhỏ...). Rải đất, phơi khô trong thời gian 3 - 4 ngày để diệt mầm bệnh, cỏ dại.

22

3.3.3.2 Trộn hỗn hợp ruột bầu

Pha trộn nghiên liệu như sau: Đất là nguyên liệu nhiều nhất nên đổ trước tiếp đến xơ dừa và cuối cùng là các tỷ lệ phân Vi sinh, NPK, Lân thích hợp sau đó tiến hành đảo, trộn đều các nguyên liệu bằng cào.

Hình 3.6: Trộn vật liệu thành phần hỗn hợp ruột bầu 3.3.4 Kĩ thuật đóng bầu, kĩ thật cấy hạt

3.3.4.1 Kĩ thuật đóng bầu

Sau khi tiến hành trộn hỗn hợp ruột bầu xong thì đầu tiên tác giả đổ hỗn hợp vào 2/3 chiều cao bầu, nén chặt theo chiều thẳng đứng đồng thời tay thuận cầm mép túi kéo lên để tạo đáy bầu.

Tiếp theo đổ hỗn hợp ruột bầu đầy bầu, nén nhẹ tạo độ xốp trong bầu, khi nén hỗn hợp trong bầu thì tay thuận ln ln kéo túi bầu lên để thành túi phẳng chắn bị nhăn bầu làm cho bầu bị móp.

Cuối cùng tác giả cho hỗn hợp đầy vượt qua mép túi bầu và dùng tay vỗ nhẹ xuống tạo mặt phẳng bầu.

Khi đóng được nhiều bầu chúng ta tiến hành mang bầu đã đóng mang qua một khu vực riêng để và bảo quản bầu trước khi mang ra bố trí thí nghiệm. Trong thời gian bảo quản phải che nắng và mưa để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bầu.

23

Hình 3.7: Đóng bầu

3.3.4.2 Xếp bầu vào luống

Bước 1: Xếp bầu thẳng đứng lên luống đã chuẩn bị sẵn, đặt bầu sát nhau thẳng hàng vuông vắn. Khoảng cách giữa các khối là 20 - 25 cm và giữa các nghiệm thức là 50 cm.

Bước 2: Vun đất xung quanh chân các bầu khoảng 1/3 chiều cao của bầu để cho bầu đứng thẳng không bị nghiêng hay đổ.

3.3.4.3 Kỹ thuật cấy cây vào bầu

Bước 1: Tưới cho bầu đủ ẩm k quá ướt.

Bước 2: Dùng đũa hoặc cây có đầu nhọn dùi 1 lỗ xuống giữa bầu tới độ sâu vừa phải khoảng 2 - 3 cm.

Bước 3: Chọn cây bỏ vào lỗ, dùng tay ấn nhẹ miệng lỗ hoặc dùng cây đũa khẻ vun đất lại. Nén vừa đủ, chặt quá cây khó phát triển hoặc làm đứt rễ non.

24

Hình 3.8: Tiến hành cấy cây con vào bầu 3.3.5 Kỹ thuật chăm sóc cây con

Tưới nước: dưới 3 tháng tuổi mỗi ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều tối, 2 - 3 lít/m2/1 lần. Trên 3 tháng tuổi trở đi tới khi xuất vườn mỗi ngày tưới 1 lần/ngày, 4 - 5 lít/m2/1 lần.

Phịng trừ sâu bệnh: Kiểm tra hằng ngày, phun thuốc sử lý ngay khi phát hiện sâu hại.

25

Hình 3.9: Tác giả nhổ cỏ, tưới cây 3.3.6 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.3.6.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương

Thí nghiệm ảnh hưởng của các loại giá thể đến tỷ lệ nảy mầm được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên đầy đủ 1 nhân tố với số lần lặp lại là 3 lần. Thí nghiệm thực hiện gồm 4 nghiệm thức: giá thể túi vải, giá thể cát, giá thể xơ dừa và giá thể tro trấu. Đều được xử lí bằng cách ngâm trong nước ở nhiệt độ phịng và được ngâm trong thời gian 8 tiếng.

Các biện pháp xử lí hạt giống trước khi ủ là như nhau ở cùng 4 nghiệm thức của thí nghiệm 1.

26

Bảng 3.1: Bảng ký hiệu các loại giá thể

STT Giá thể Kí hiệu nghiệm thức Ghi chú

1 Túi vải D1

NTXL

2 Cát D2

3 Xơ dừa D3

4 Tro trấu D4

Thời gian theo dõi thí nghiệm nảy mầm của hạt kéo dài trong 3 tuần. Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ nảy mầm (%).

Hình 3.10: Sơ đồ bố trí thí nghiệm giá thể ươm hạt

3.3.6.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố là tỷ lệ % che của lưới đen với 3 lần lặp lại cho 4 nghiệm thức: 0%, 25%, 50% và 75%, mỗi nghiệm thức 30 bầu. Tổng số bầu của thí nghiệm 2 là 360 bầu với kích thước là 7 * 14 cm. Thành phần hỗn hợp ruột bầu trong thí nghiệm này là được đồng nhất với tỷ lệ ruột bầu là: 90% Đ + 9% XDTT + 1% VS so với trọng lượng bầu đo được trong quá trình thực hiện là 500 g (0,5 kg). Các biện pháp chăm sóc cây con là như nhau trên tồn lơ thí nghiệm.

27

Bảng 3.2: Bảng ký hiệu các tỷ lệ che bóng

STT Tỷ lệ che bóng (%) Kí hiệu nghiệm thức Ghi chú

1 0% A0 NTĐC NTXL 2 25% A1 3 50% A2 4 75% A3 Lặp I Lặp II

Hình 3.11: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tỷ lệ che bóng

3.3.6.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố là thành phần hỗn hợp ruột bầu với 3 lần lặp lại với 5 nghiệm thức. Mỗi nghiệm thức có số lượng là 30 bầu. Tổng số bầu cho thí nghiệm 3 là 450 bầu với kích thước bầu là 7 * 14 cm. Các biện pháp chăm sóc như nhau trên tồn lơ thí nghiệm.

Bảng 3.3: Bảng ký hiệu tỷ lệ thành phần hỗn hợp ruột bầu

STT Thành phần hỗn hợp Ruột bầu Kí hiệu NT Ghi chú

1 100% Đ B0 NTĐC 2 90% Đ + 9% XDTT + 1% VS B1 NTXL 3 90% Đ + 9% XDTT + 1% NPK B2 4 90% Đ + 9% XDTT + 1% L B3 5 90% Đ + 7% XDTT + 1% VS + 1% NPK + 1% L B4 A2 A0 A1 A3 A0 A3 A2 A1 A3 A1 A0 A2 Lặp III

28 Lặp II

Lặp III Lặp I

Hình 3.12: Sơ đồ bố trí thí nghiệm thành phần hỗn hợp ruột bầu

3.3.6.4 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của 6 tỷ lệ phân vi sinh đến sinh trưởng của cây Trầm hương 3 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm

Thí nghiệm ảnh hưởng của tỷ lệ phân Vi sinh được bố trí ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố là tỷ lệ phân Vi sinh với 3 lần lặp lại và 6 nghiệm thức: 0%, 2%, 4%, 6%, 8%, 10%. Mỗi nghiệm thức 30 bầu. Tổng số bầu cho thí nghiệm 4 là 540 bầu với kích thước là 7 * 14 cm. Các biện pháp chăm sóc như nhau trên tồn lơ thí nghiệm.

Bảng 3.4: Bảng ký hiệu tỷ lệ phân Vi sinh

STT Tỷ lệ phân Vi sinh Kí hiệu Nghiệm thức Ghi chú

1 0% VS + 91% Đ + 9% XDTT C0 NTĐC 2 2% VS + 89% Đ + 9% XDTT C1 NTXL 3 4% VS + 87% Đ + 9% XDTT C2 4 6% VS + 85% Đ + 9% XDTT C3 5 6 8% VS + 83% Đ + 9% XDTT 10% VS + 81% Đ + 9% XDTT C4 C5 Lặp I

Hình 3.13: Sơ đồ bố trí thí nghiệm tỷ lệ phân Vi sinh

B0 B2 B3 B4 B1 B1 B0 B2 B3 B4 B2 B4 B0 B1 B3 C4 C1 C2 C0 C5 C2 C4 C0 C5 C1 C3 C2 C4 C5 C0 Lặp II C3 C3 C1 Lặp III

29

3.3.7 Phương pháp thu thập số liệu 3.3.7.1 Chỉ tiêu theo dõi

Tỷ lệ sống (%)

Đường kính gốc D00 (mm) Chiều cao vút ngọn Hvn (cm) Phẩm chất cây (A – B – C)

3.3.7.2 Thời gian thu thập số liệu

Mỗi lơ thí nghiệm của một nghiệm thức được tiến hành đo trên tất cả các cây còn sống. Thời gian đo đếm sau 3 tháng kể từ ngày cấy cây. Cách thức đo đếm các chỉ tiêu như sau:

Tỷ lệ sống của cây Trầm hương là đếm cây còn sống trong một nghiệm thức và được tính như sau:

Tỷ lệ cây sống (%) = (số cây sống/tổng số cây) x 100.

Đường kính gốc D00 (mm) dùng thước kẹp có phân chia đơn vị theo mm. Chiều cao vút ngọn (từ gốc đến đỉnh ngọn cây) được đo bằng thước nhựa phân chia đơn vị theo cm.

3.3.8 Xử lí nội nghiệp

Số liệu sau khi đo đếm và xử lí nhập vào Excel. Tất cả những tính tốn thống kê mơ tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm thống kế Statgraphics Plus Verion 3.0 và phần mềm Excel.

Sau cùng, những kết quả tính tốn được tổng hợp thành bảng để phân tích, giải thích và thảo luận kết quả.

30

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương

Giá thể ươm hạt là hỗn hợp vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự nảy mầm, là chỗ bám vững chắc cho sự hình thành rễ cây. Xơ dừa có ưu điểm là giữ ẩm tốt và giá thành cũng khá là vừa phải; cát thì ln có sẵn và cũng giữ ẩm tốt lên cũng được chọn lựa làm giá thể ươm hạt còn lại tro trấu ưu điểm là mềm xốp mịm lên cũng là một trong những lựa chọn không thể bỏ qua. Dựa vào tỷ lệ nảy mầm của hạt tác giả xác định được lượng hạt giống cần gieo ươm, tỷ lệ nảy mầm phụ thuộc cách xử lí hạt, chất lượng hạt, giá thể ủ hạt. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu về giá thể để tìm ra vật liệu và sự phối trộn các tỷ lệ vật liệu với nhau nhằm thăm dị được giá thể thích hợp đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương. Trong đề tài của mình tác giả thăm dị nghiên cứu 4 loại giá thể chính: cát, xơ dừa, tro trấu và túi vải vì chúng đều là vật liệu dễ kiếm và phổ thơng ngồi ra cịn có giá thành thấp.

Sau khi xử lý hạt bằng nước nóng, tác giả tiến hành ủ hạt. Trong q trình theo dõi sự nảy mầm, tác giả nhận thấy sau 4 ngày thì hạt bắt đầu nảy mầm và sau 17 ngày thì kết thúc theo dõi hạt nảy mầm. Tác giả tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu và thu được kết quả tổng hợp kết quả về tỷ lệ nảy mầm dưới ảnh hưởng của các giá thể khác nhau được thể hiện ở bảng 4.1 như sau:

31

Bảng 4.1: Kết quả tổng hợp tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương của các giá thể

khác nhau STT Nghiệm thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Trung bình (%) LL 1 LL 2 LL 3 1 D1 86,67 83,33 86,67 85,56 2 D2 96,67 93,33 100 96,67 3 D3 93,33 90 96,67 93,33 4 D4 90 86,67 86,67 87,78

Từ bảng kết quả tổng hợp 4,1 cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương qua các giá thể khác nhau có sự khác nhau. Trong đó, nghiệm thức D2 (giá thể cát) có tỷ lệ nảy mầm lớn nhất 96,67%, nghiệm thức D1 (giá thể túi vải) là nghiệm thức có tỷ lệ nảy mầm thấp nhất 85,56%.

Để kiểm tra sự khác nhau của các nghiệm thức có ý nghĩa về mặt thống kê hay không, tác giả tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm hạt Trầm hương. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2: Kết quả phân tích phương sai ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm

hạt Trầm hương STT Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương F – ratio P 1 Nghiệm thức 232,33 3 77,44 10,44 0,0039 2 Ngẫu nhiên 59,32 8 7,41 3 Tổng 291,65 11

Kết quả phân tích phương sai ở bảng 4.2 cho thấy Pnt = 0,00390 < 0,01 (Độ tin cậy 99%) cho thấy rằng tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương giữa các nghiệm thức là rất có ý nghĩa xét về mặt thống kê, có nghĩa là ở các giá thể khác nhau thì tỷ lệ nảy mầm của hạt Trầm hương là khác nhau và sự khác biệt này do nhân tố giá thể gây ra. Để đánh giá sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức tác giả tiến hành phân hạng Trắc nghiệm LSD, kết quả thể hiện ở bảng 4.3 sau.

32

Bảng 4.3: Kết quả phân hạng LSD ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ nảy mầm của hạt

Trầm hương STT Nghiệm thức Số lần đếm Trung bình (%) Nhóm 1 D2 3 96,67 A 2 D3 3 93,33 AB 3 D4 3 87,78 BC 4 D1 3 85,56 C

Qua bảng Trắc nghiệm phân hạng LSD ở bảng 4.3 và bảng 1 phụ lục 1, cho được tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt Trầm hương dưới các giá thể được phân thành 3 nhóm: nhóm A: D2 và D3, nhóm B: D3 và D4, nhóm C: D1 và D4 trong đó D3 và D4 là nghiệm thức thuộc nhóm trung gian nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức D2, D1 là nghiệm thức thuộc nhóm độc lập của nhóm A và C, nên sự khác biệt giữa các cặp nghiệm thức này có ý nghĩa về thống kê. Nghiệm thức D2 cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất lên đến 96,67%, nghiệm thức D1 cho tỷ lệ sống thấp nhất 85,56%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể cát hoàn toàn phù hợp để gieo ươm hạt cây Trầm hương. Vì vậy, khi xử lý hạt Trầm hương tác giả khuyến nghị nên áp dụng giá thể cát sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất và không nên dùng túi vải để ủ hạt vì khi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRẦM HƯƠNG (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte ) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)