Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 44 - 48)

Tháng tuổi Số lợn theo dõi Số lợn chết Tỷ lệ nuôi sống

(%) 1 500 3 99,40 2 497 2 99,60 3 495 1 99,80 4 494 1 99,80 5 493 0 100 Tính chung 500 7 98,60

Số liệu thu được cho thấy: Qua 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của đàn đạt là 98,60%, như vậy là đạt yêu cầu với quy định của công ty (công ty cho phép tỷ lệ chết là 2%).

Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi có sự khác nhau và tăng dần theo tháng tuổi. Lợn 5 tháng tuổi có tỷ lệ ni sống cao nhất đạt 100%, thấp nhất là 1 và 2 tháng tuổi có tỷ lệ ni sống 99,40% và 99,60%.

Qua theo dõi em thấy rằng tỷ lệ nuôi sống thấp nhất ở tháng 1 là do: lợn bị mệt, stress trong quá trình vận chuyển. Lợn con phải tập làm quen với một môi trường sống mới, thức ăn mới nên sức đề kháng kém lợn dễ mắc các bệnh đặc biệt là viêm đường hơ hấp.

Tính chung ta thấy tỷ lệ lợn nuôi sống qua các tháng tuổi là cao, trung bình là 98,60%.

4.2.1. Cơng tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Một quy trình chăn ni thích hợp sẽ hạn chế được sự hình thành và lây lan của các ổ dịch. Trong chăn nuôi lợn trang trại hiện nay người ta thường áp dụng quy tắc “cùng ra - cùng vào”, trong đó một chuồng h o ặ c m ộ t d ã y c h u ồ n g được đưa vào để nhốt đồng loạt cùng một loại lợn (có thể tương đương về khối lượng hoặc tuổi). Sau một thời gian nuôi nhất định số lợn này được đưa ra khỏi chuồng. Chuồng trại sẽ được quét dọn sạch sẽ, tẩy rửa, sát trùng, quét vôi lại. Thời gian để trống chuồng ít nhất là 5 – 7 ngày, tốt nhất là 15 – 20 ngày theo quy định. Như vậy, việc sản xuất ở các chuồng đó tạm thời bị gián đoạn một số ngày nhất định theo kế hoạch.

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Vào mỗi buổi sáng, em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.

Bằng biện pháp quan sát ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và phân biệt lợn khỏe, lợn bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

 Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại

quanh chuồng, mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, khơng có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, khơng đỏ tía, khi đói thì kêu rít địi ăn, phá chuồng.

+ Gương mũi ướt không chảy dịch, không cong vẹo, khơng bị lt.

+ Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC, nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con

có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

+ Chân có thể đi lại được bình thường, khơng sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân khơng bị dính bết phân.

+ Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

+ Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, khơng lẫn kí sinh trùng, khơng có mùi tanh, khắm.

+ Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

- Lợn ốm: Trong thời gian trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn, em đã quan sát và phát hiện những lợn có biểu hiện khơng bình thường như

+ Mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong lớp rác lót chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn.

+ Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 42oC). Nhịp tim hoặc

+ Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt, Mũi thường bị khơ.

+ Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh lở mồm long móng. Lợn có thể bị q, bại liệt, khơng đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khống.

+ Tai có màu tím, đỏ hoặc xanh do lợn bị sốt, dịch tả hoặc tai xanh. + Quan sát lượng và màu nước tiểu của lợn nếu có những dấu hiệu khơng bình thường thì cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phịng bệnh tại trại

4.3.1. Phịng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại

Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng là một trong những khâu rất quan trọng, làm tốt cơng tác này thì đàn gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng, phát triển tốt, giảm thiểu chi phí thuốc thú y, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Trại áp dụng nguyên tắc “Một chiều”, tức là đi vào một đường và đi ra một đường, không được quay trở lại con đường dùng để đi vào khi sát trùng vào khu sạch. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại… Nhận thức được điều này, trong suốt thời gian thực tập, em đã tiến hành thực hiện nghiêm túc các công việc như: quét dọn chuồng trại và phun thuốc sát trùng hàng ngày, khơi thông cống rãnh, làm cỏ, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính, rắc vơi bột xung quanh chuồng nuôi và lối đi lại giữa các dãy chuồng. Việc sát trùng, tiêu độc chuồng trại được thực hiện bằng thuốc sát trùng Han - Iodine 10% pha với tỷ lệ 1/3.200. Lịch thực hiện công tác vệ sinh sát trùng cho đàn lợn thịt tại trại được trình bày ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản thiên thuận tường, cẩm phả, quảng ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)