Tổng quan về phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Khóa luận các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.4 Tổng quan về phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Dữ liệu và mẫu:

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính do các doanh nghiệp công bố. Tác giả tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp thuộc ngành vật liệu xây dựng được niêm yết tại HNX và loại trừ các công ty niêm yết sau năm 2010 với 135 quan sát, 27 doanh nghiệp thuộc ngành vật liệu xây dựng, được quan sát trong giai đoạn 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015

1.4.2 Mô tả biến và mô hình định lượng:

Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trước đây, hầu như đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để kiểm nghiệm các giả thiết về mối tương quan giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và các nhân tố được cho là có tác động đến nó.

Từ lý thuyết cấu trúc vốn và các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn đã chỉ ra rằng có rất nhiều các nhân tố (bao gồm nội sinh và

ngoại sinh) tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ khóa luận này, tác giả giới hạn kiểm nghiệm một số các nhân tố chính ảnh hưởng rõ ràng đến tỷ lệ đòn bẫy tài chính của doanh nghiệp.

Trong mô hình hồi quy cụ thể của bài nghiên cứu này, cấu trúc vốn của doanh nghiệp được đại diện bởi tỷ lệ đòn bẫy tài chính. Các nhân tố tác động đến tỷ lệ đòn bẫy tài chính được đưa vào mô hình gồm: (1) tỷ suất sinh lời của tài sản, (2) tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) sở hữu của nhà nước, (5) cơ hội tăng trưởng, (6) tính thanh khoản, (7) thuế thu nhập doanh nghiệp.

Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả ở bảng dưới:

Bảng 1.1: Các biến sử dụng trong mô hình: STT Loại

biến

Tên biến Kí hiệu Công thức tính

1 Độc lập Tỷ suất sinh lời của tài sản

ROA Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân 2 Độc lập Tỷ lệ tài sản cố định hữu hình trong tổng tài sản FA Tài sản cố định hữu hình Tổng tài sản

3 Độc lập Quy mô của doanh nghiệp

SIZE Log(Tổng tài sản)

4 Độc lập Hình thức sở hữu

STATE (Biến giả)

Có giá trị là 1 nếu nhà nước chiếm tỷ lệ sở hữu lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp và là 0 nếu ngược lại.

5 Độc lập Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp

GROWTH Giá trị sổ sách tổng TS năm t Giá trị sổ sách tổng TS năm t-1

6 Độc lập Tính thanh khoản của doanh nghiệp

LIQ sảnTài ngắn hạn Nợ ngắn hạn

7 Độc lập Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

TAX Sử dụng mức thuế áp dụng phổ biến, còn các mức thuế suất thuế TNDN được miễn giảm, được ưu đãi sẽ không được xét đến.

8 Phụ thuộc Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản LEV Tổng nợ Tổng tài sản

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

1.4.2.1 Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS – Pooled OrdinaryLeast Squares) Least Squares)

Mô hình hồi quy bình phương tối thiểu dạng gộp là mô hình hồi quy trong đó tất cả các hệ số không đổi theo thời gian và theo cá nhân. Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất và là mô hình đơn giản nhất khi không xem xét đến không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp mà chỉ ước lượng theo hồi quy OLS thông thường. Cho nên mô hình này có thể đưa ra những kết quả không hoàn chỉnh và bóp méo thực tế về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Mô hình Pooled OLS dữ liệu bảng cơ bản có dạng:

Yit = α + β1X1it + β2X2it + … + βnXnit + unit

Trong đó:

Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kì t α: Hệ số chặn

Β1, β2, …, βn: Các hệ số hồi quy riêng

X1it, X2it, …, Xnit: Các biến độc lập của quan sát I trong thời kì t unit: Sai số ngẫu nhiên

1.4.2.2 Mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM)

Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.

Mô hình FEM đơn giản có dạng:

Yit = αi + β1X1it + β2X2it + … + βnXnit + unit

Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “α” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp.

1.4.2.3 Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM)

Mô hình này giả định sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích.

Mô hình REM đơn giản có dạng:

Yit = α + β1X1it + β2X2it + … + βnXnit +εi + unit

Với: εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp)

uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian.

Trước khi chạy mô hình tác giả thực hiện kiểm định Panel Unit Root Test để kiểm định tính dừng của dữ liệu bảng

1.4.3 Các kiểm định sự phù hợp của mô hình.

Sau khi chạy mô hình, thực hiện kiểm định sự phù hợp của mô hình để chọn ra mô hình phù hợp.

1.4.3.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Dựa vào hệ số xác định R2 hiệu chỉnh của mô hình, hệ số này cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được bao nhiêu % sự biến thiên của biến phụ thuộc. Từ đó kết luận mức độ phù hợp của mô hình.

1.4.3.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Xét cặp giả thiết:

H0: R2 = 0 (Tất cả các biến độc lập đều không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc) H1: R2 ≠ 0 (Có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc) Dựa vào kết quả hồi quy, nếu:

Giá trị Prob của thống kê F < 0,05: Bác bỏ giả thiết H0 Giá trị Prob của thống kê F > 0,05: Chấp nhận giả thiết H0.

1.4.3.3 Kiểm định F hạn chế

Kiểm định F hạn chế dùng để lựa chọn mô hình phù hợp giữa 2 mô hình Pooled OLS và FEM.

F = (R 2 – R 2):k/(1 - R 2):n

Với k, n lần lượt là bậc tự do tử số và bậc tự do mẫu số

Nếu thống kê F có ý nghĩa thì mô hình Pooled OLS không có ý nghĩa, do đó mô hình FEM phù hợp hơn và ngược lại.

1.4.3.4 Kiểm định Hausman

Để xem xét mô hình FEM hay REM phù hợp hơn ta sử dụng kiểm định Hausman. Thực chất của kiểm định này là xem xét có tồn tại tự tương quan giữa εi và các biến độc lập hay không.

Giả thiết:

H0: εi và biến độc lập không tương quan H1: εi và biến độc lập có tương quan

Khi giá trị P_value < 0,05 thì ta bác bỏ H0, khi đó εi và biến độc lập có tương quan với nhau và mô hình FEM phù hợp hơn.

Ngược lại, mô hình REM phù hợp hơn.

1.4.3.5 Kiểm định các biến không có ý nghĩa trong mô hình.

Sau khi chạy mô hình tác giả sử dụng kiểm định Wald để kiểm định các biến không có ý nghĩa trong mô hình, từ đó chọn ra mô hình phù hợp.

Giả thiết: H0: Biến Xi không cần thiết trong mô hình. H1: Biến Xi cần thiết trong mô hình

Từ bảng kiểm định Wald nếu: P_value < 0,05: Bác bỏ H0 P_value > 0,05: Chấp nhận H0.

Sau khi chọn được mô hình phù hợp, tác giả thực hiện các kiểm định cơ bản của giả thiết liên quan đến mô hình thích hợp nhất như sau:

Kiểm tra đa cộng tuyến thông qua ma trận hệ số tương quan.

Kiểm tra tính phân phối chuẩn của phần dư thông qua biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa.

Kiểm định tự tương quan thông qua việc xem xét đồ thị phần dư.

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH VẬT LIỆU XÂY DỰNG NIÊM YẾT TẠI TẠI HNX

2.1 Tổng quan về ngành vật liệu xây dựng.

Ngành vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền công nghiệp vật liệu xây dựng vững mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Vật liệu xây dựng là các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay nhân tạo, với các tính chất cơ học và hóa lí nhất định, được sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, gia thông, thủy lợi…

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao. Ở Việt Nam từ xưa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất công phu. Đến nay, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng với hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 ngành vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn: - Theo báo cáo của hiệp hội xây dựng gốm sứ Việt Nam năm 2011 nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm đáng kể, cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu… đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho với khối lượng lớn và kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu bị phá sản. Cụ thể, thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung bị giảm đáng kể từ 60% xuống còn 30 – 40%, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2011 cũng bị giảm so với năm 2010 (bằng 98,23% so với năm 2010). Sản suất và tiêu thụ giảm nhưng nhưng năng lực sản suất của ngành

vật liệu xây dựng nước ta lại vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước làm cho lượng vật liệu xây dựng dư thừa rất lớn.

- Trong giai đoạn này do chủ trương cắt giảm đầu tư công của chính phủ, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giảm tiến độ kéo theo thị trường bất động sản gần như tê liệt làm cho ngành VLXD – ngành liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

- Bên cạnh các nhà máy VLXD được đầu tư với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định nên làm hao tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm rất thấp, ảnh hưởng đến uy tín về sản phẩm VLXD của Việt Nam. Trình độ công nghệ của ngành VLXD Việt Nam có sự phân chia rõ rệt: nhóm lạc hậu, nhóm trung bình, nhóm các nhà máy hiện đại. Như vậy, trong tương lai nếu các doanh nghiệp có nhà máy lạc hậu và trung bình không cải tiến công nghệ sẽ nhanh chóng bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp VLXD lớn. - Từ năm 2015 trở đi cạnh tranh trên thị trường VLXD sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế

trong nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đây là năm Việt Nam cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức thuế suất 0% và 7%.

Tuy nhiên ở năm 2015, ngành VLXD có nhiều khởi sắc tốt hơn với ngành xây dựng có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao nhất từ năm 2010 cho đến nay là 10,82% ( Tổng cục thống kê), hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện.

2.2 Tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành vật liệu xâydựng niêm yết tại HNX dựng niêm yết tại HNX

Trên sàn HNX, hiện tại có 31 Công ty hoạt động trong ngành VLXD, trong đó có Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh (DAC) bị hủy niêm yết từ ngày 01/04/2016, Công ty cổ phần Xi măng Tiên Sơn Hà Tây bị hủy niêm yết từ ngày 12/06/2015 và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC bắt đầu niêm yết từ ngày 01/11/2011, Công ty cổ phần Gạch ngói Gốm Xây Dựng Mỹ Xuân bắt đầu niêm yết từ ngày 15/09/2011 nên sẽ loại 4 công ty này ra khỏi phạm vi nghiên cứu. Như vậy mẫu nghiên cứu gồm có 27 công ty.

Các công ty thuộc ngành Vật Liệu Xây Dựng trên sàn HNX trong nhóm nghiên cứu gồm: STT Tên công ty CK Ngày giao dịch đầu tiên

1 Công ty cổ phần VICEM Bao bì Bút Sơn BBS 20/01/2006 2 Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn BCC 24/11/2006 3 Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn BTS 05/12/2006 4 Công ty cổ phần Khoáng Sản Và Xi Măng Cần Thơ CCM 18/09/2008 5 Công ty cổ phần CMC CVT 11/05/2009 6 Công ty cổ phần DIC số 4 DC4 3/11/2008 7 Công ty cổ phần Bê tông Hòa Cẩm – Intimex HCC 24/12/2007 8 Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long I HLY 25/12/2006 9 Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai HOM 07/09/2009 10 Công ty cổ phần Đá xây dựng Hòa Phát HPS 25/12/2006 11 Công ty cổ phần Gạch ngói cao cấp MCC 26/04/2010 12 Công ty cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp NHC 16/12/2005 13 Công ty cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh QNC 17/01/2008 14 Công ty cổ phần Xi măng Sài Sơn SCJ 19/09/2007 15 Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường SCL 15/09/2010 16 Công ty cổ phần Sơn Đồng Nai SDN 25/12/2006 17 Công ty cổ phần Xi măng Sông Đà Yaly SDY 25/12/2006 18 Công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội SHN 16/12/2009 19 Công ty cổ phần Xi măng Thái Bình TBX 18/11/2008

20 Công ty cổ phần Vicem Thương mại Xi măng TMX 11/02/2009 21 Công ty cổ phần Gạch men Thanh Thanh TTC 08/08/2006 22 Công ty cổ phần VICEM Thạch cao Xi măng TXM 11/12/2006 23 Công ty cổ phần Vicostone VCS 17/12/2007 24 Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long VHL 12/02/2009 25 Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn VIT 03/11/2009 26 Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn VTS 20/09/2006 27 Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Bến Tre VBX 22/06/2010

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long

Số liệu tác giả tính toán trong mục này được lấy từ các bảng báo cáo tài chính. Thời điểm tính toán là ngày cuối cùng của năm 31/12.

2.2.1 Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn

Cách tính và ý nghĩa của tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn đã được trình bày ở chương 1 mục 1.1.3

Bảng 2.1: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng nguồn vốn của 27 công ty trong giai đoạn 2011-2015 Đơn vị tính: % 2012 2011 2013 2014 2015 BBS 58,17 51,91 64,69 62,04 63,07 BCC 80,03 82,90 79,62 72,92 66,82 BTS 81,55 80,54 81,75 75,46 69,56 CCM 41,48 35,83 46,94 46,09 49,21 CVT 75,70 64,65 75,05 63,26 68,90 DC4 64,63 67,65 72,68 62,00 64,97 HCC 47,00 43,48 38,19 50,07 54,24 HLY 65,30 60,27 63,42 61,16 49,54 HOM 56,56 57,00 57,87 52,12 50,48 HPS 32,11 15,65 39,41 39,74 27,94 MCC 7,32 12,15 15,83 12,38 9,85 NHC 17,12 27,65 22,36 20,30 28,17 QNC 90,67 89,18 90,31 89,04 89,65

SCJ 52,87 50,30 50,49 47,79 47,57 SCL 57,06 53,21 55,80 54,02 51,01 SDN 39,55 48,61 49,68 54,37 52,25 SDY 69,93 71,04 64,51 71,65 79,23

Một phần của tài liệu Khóa luận các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 27)