Tổng quan về ngành vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Khóa luận các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu đề tài

2.1Tổng quan về ngành vật liệu xây dựng

Ngành vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia. Nền công nghiệp vật liệu xây dựng vững mạnh là sự đảm bảo ổn định và đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc. Vật liệu xây dựng là các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên hay nhân tạo, với các tính chất cơ học và hóa lí nhất định, được sử dụng để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, gia thông, thủy lợi…

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao. Ở Việt Nam từ xưa đã có những công trình bằng gỗ, gạch đá xây dựng rất công phu. Đến nay, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đã phát triển nhanh chóng với hàng trăm chủng loại vật liệu khác nhau, từ vật liệu thông dụng nhất đến vật liệu cao cấp với chất lượng tốt, có đủ các mẫu mã, kích thước, màu sắc đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu.

Giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 ngành vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn: - Theo báo cáo của hiệp hội xây dựng gốm sứ Việt Nam năm 2011 nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm đáng kể, cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, chi phí tài chính lên đến 20 - 30%, vốn lưu động thiếu… đã làm cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho với khối lượng lớn và kinh doanh thua lỗ, nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu bị phá sản. Cụ thể, thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đất sét nung bị giảm đáng kể từ 60% xuống còn 30 – 40%, sản lượng sản xuất thép xây dựng năm 2011 cũng bị giảm so với năm 2010 (bằng 98,23% so với năm 2010). Sản suất và tiêu thụ giảm nhưng nhưng năng lực sản suất của ngành

vật liệu xây dựng nước ta lại vượt cao hơn so với nhu cầu tiêu dùng trong nước làm cho lượng vật liệu xây dựng dư thừa rất lớn.

- Trong giai đoạn này do chủ trương cắt giảm đầu tư công của chính phủ, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giảm tiến độ kéo theo thị trường bất động sản gần như tê liệt làm cho ngành VLXD – ngành liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

- Bên cạnh các nhà máy VLXD được đầu tư với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại thì cũng còn nhiều nhà máy vẫn phải duy trì công nghệ lạc hậu, thiết bị quá cũ, chất lượng sản phẩm không ổn định nên làm hao tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng. Hậu quả là tính cạnh tranh của sản phẩm rất thấp, ảnh hưởng đến uy tín về sản phẩm VLXD của Việt Nam. Trình độ công nghệ của ngành VLXD Việt Nam có sự phân chia rõ rệt: nhóm lạc hậu, nhóm trung bình, nhóm các nhà máy hiện đại. Như vậy, trong tương lai nếu các doanh nghiệp có nhà máy lạc hậu và trung bình không cải tiến công nghệ sẽ nhanh chóng bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp VLXD lớn. - Từ năm 2015 trở đi cạnh tranh trên thị trường VLXD sẽ quyết liệt hơn bởi kinh tế

trong nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Đây là năm Việt Nam cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế có mức thuế suất 0% và 7%.

Tuy nhiên ở năm 2015, ngành VLXD có nhiều khởi sắc tốt hơn với ngành xây dựng có tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước cao nhất từ năm 2010 cho đến nay là 10,82% ( Tổng cục thống kê), hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện.

Một phần của tài liệu Khóa luận các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 33 - 34)