Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 37 - 47)

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2011 – 2013

Huy động vốn là một nghiệp vụ thuộc bên tài sản nợ của bất kỳ một NHTM nào. Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn tự có của một NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Bởi vậy nó không đủ để đáp ứng cho hoạt động phát triển. Đặc biệt đây là nhân tố quan trọng đảm bảo chi nhánh có thể mở rộng hoạt động cho vay. Do vậy, các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn từ dân cư và các TCKT khác rồi tập trung thành những món lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng.

Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, NHNN&PTNT Việt Nam nói chung và NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ nói riêng luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó Chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh ngân hàng cấp trên.

Vốn huy động tại địa phương bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ, dưới hình thức chủ yếu sau:

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế bao gồm tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn.

Nhận tiền gửi, vốn ủy thác của các tổ chức tín dụng.

Đặc biệt gần đây khi thị trường huy động vốn thường xuyên có diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ như điều động nhân viên đến các khu dân cư để vận động người dân trong khu vực gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng nguồn vốn 10.002 100 11.804 100 13.092 100 +1.802 18,02 1.288 10,91

Theo loại tiền

Nội tệ 8.107 81,05 10.116 85,70 11.834 90,39 +2.758 34,02 1.718 16,98

Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 1.895 18,95 1.688 14,30 1.258 9,61 -207 -10,9 -430 -25,47

Theo thời hạn

Không thời hạn 2.641 26,40 4.613 39,09 3.566 27,24 +1.972 74,67 -1.047 -22,70

Có kỳ hạn 7.361 73,60 7.191 60,91 9.526 72,76 -170 -2,31 +2.335 32,47

Theo TPKT

Tiền gửi dân cư 2.869 28,68 3.771 31,95 4.419 33,75 +902 31,44 +648 17,18

Tiền gửi TCKT 7.026 70,25 7.930 67,18 8.538 65,22 +904 12,87 +608 7,67

Tiền gửi TCTD 107 1,07 103 0,87 135 1,03 -4 -3,74 +32 31,07

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ)

Qua bảng số liệu 2.1 về tình hình huy động vốn trên, ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn mà NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ huy động trong giai đoạn 2011 – 2013 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Cụ thể như sau: Năm 2012 nguồn vốn huy động tăng 18,02% so với năm 2011, từ mức 10.002 tỷ đồng lên 11.804 tỷ đồng. Sang đến năm 2013 nguồn vốn huy động tăng 10,91% so với năm 2012 từ mức 11.804 tỷ đồng lên 13.092 tỷ đồng. Có được điều này bởi NHNN&PTNT là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xét theo loại tiền gửi: Cũng giống như đa số ngân hàng khác, nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng vẫn là đồng nội tệ VNĐ chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động được của các năm do đối tượng khách hàng của chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể năm 2012 nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ 85,70% tương đương mức 10.116 tỷ đồng, tăng lên tương ứng 34,02% so với năm 2011. Năm 2013 tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ tiếp tục tăng cao lên đến mức 90,39%, tăng 1.718 tỷ đồng tương ứng mức tăng lên 16,98% so với năm 2012. Tuy mức tăng trưởng vốn huy động nội tệ có trong giai đoạn 2012 – 2013 có thấp hơn giai đoạn 2011 – 2012 nhưng điều này là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong đó có cả các doanh nghiệp và khách hàng dân cư. Về mặt huy động vốn ngoại tệ, vốn trước nay không phải thế mạnh của các chi nhánh NHNN&PTNT, tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ cũng không cao. Năm 2011 tỷ trọng vốn huy động theo ngoại tệ là 18,95%, năm 2012 giảm xuống chỉ còn 14,30%, sang đến năm 9,61%. Nguyên nhân là do lãi suất ngoại tệ tại ngân hàng luôn thấp và có sự chênh lệch đối với lãi suất nội tệ, đồng thời đồng nội tệ đang dần ổn định hơn khiến cho các doanh nghiệp ưa dùng đồng tiền nội tệ hơn.

Xét theo thời hạn: Việc phân chia nguồn vốn theo cách này giúp ngân hàng sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn và chống đỡ rủi ro khi dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay các dự án dài hạn. Về hoạt động huy động vốn theo thời hạn, thì theo tại chi nhánh NHNN&PTNT Láng Hạ có sự phân bố như sau: Tỷ lệ vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao với hơn 60% tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 2011, 2012 và 2013. Cụ thể năm 2012 số vốn huy động có kỳ hạn là 7.191 tỷ đồng, giảm 170 tỷ tương đương 2,31% so với năm 2011. Tuy nhiên nguồn vốn huy động năm 2013 lại tăng mạnh đạt 9.526 tỷ đồng, tăng tương đương 32,47%. Mặc dù năm 2012 nguồn vốn huy động có sự suy giảm chút ít nhưng đến năm 2013 đã có dấu hiệu tăng trưởng đây là một tín hiệu đáng mừng vì với việc nguồn vốn huy động có kỳ hạn cao như vậy sẽ giúp ngân hàng có được những chính sách cho vay hợp lý và linh

hoạt, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có được nhiều nguồn bổ sung vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, sản xuất. Nhờ đó ngân hàng nắm rõ được thời gian và có các phương thức tính lãi suất hợp lý hơn, tránh tình trạng ngân hàng bị động và phải tăng nguồn dữ trữ để đảm bảo việc thanh khoản cho khách hàng, do đó tỷ lệ vốn huy động không kì hạn chỉ ở mức 26,40% năm 2011, tăng lên 39,90% năm 2012 và lại giảm xuống 27,24% trong năm 2013 vừa qua.

Xét theo thành phần kinh tế: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, do đặc thù trên địa bàn khu vực ngân hàng hoạt động tại quận Đống Đa rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó thu hút được nhiều doanh nghiệp gửi tiền cũng như các hoạt động thanh toán qua hệ thống ngân hàng bởi sự chuyên nghiệp và uy tín trên thương trường của NHNN&PTNT Việt Nam. Hiện nay sau sự kiện khủng hoảng thanh khoản của NHTM CP Á Châu vào năm 2012 và những sự kiện xung quanh vụ án của Ông Nguyễn Đức Kiên – một trong những người thành lập ra ngân hàng ACB thì nhiều doanh nghiệp rất lo ngại khi thực hiện các thanh toán và gửi tiền tại các NHTM CP ngoài quốc doanh, do đó nên các chi nhánh của NHNN&PTNT Việt Nam đã được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm và gửi tiền bởi uy tín và mối quan hệ chặt chẽ với Nhà Nước, sự đảm bảo đó khiến doanh nghiệp phần nào yên tâm hơn. Chưa kể NHNN&PTNT VN hiện nay có công nghệ ngân hàng hàng đầu và hiện đầu, sử dụng hệ thống CoreBanking giúp cho các hoạt động gửi tiền lẫn thanh toán đều được thực hiện theo tiêu chuẩn hóa với sự đảm bảo an ninh bảo mật khách hàng cao nhất. Hơn thế nữa NHNN&PTNT VN lại là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng là một trong những nguồn vốn có chi phí thấp sau nguồn vốn huy động từ dân cư. Năm 2012 là 7.930 tỷ tăng 12,87% so với năm 2011 là 7.026 tỷ, còn năm 2013 là 8.538 tỷ tăng 7,67% so với năm 2012. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tích cực và thành công các biện pháp thu hút vốn từ các tổ chức kinh tế, tạo được uy tín trên thị trường. Điển hình như:

+ Điều chỉnh mức lãi suất hợp lý.

+ Ngày càng đơn giản hoá các điều kiện cho doanh nghiệp và dân cư gửi tiền tiết kiệm cũng như vay vốn từ Ngân hàng.

+ Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ của hệ thống NHTM.

- Đa dạng hoá các hình thức tiết kiệm (như tiết kiệm chiều tối, tiết kiệm bằng ngoại tệ…).

- Phát triển hợp tác xã tín dụng, đặc biệt là quĩ tín dụng nhân dân ở xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là nông dân vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.

- Triển khai rộng rãi các hình thức tín dụng thuê mua đối với NHTM và các công ty tài chính.

- Thu hút vốn thông qua các hình thức khác: + Tiết kiệm bảo hiểm:

Giải pháp này tập trung vào phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ, thúc đẩy cạnh tranh của các Công ty bảo hiểm nhân thọ, thu hút các Công ty bảo hiểm nhân thọ tham gia mạnh mẽ hơn vào thị trường tiền tệ, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư vốn của các tổ chức bảo hiểm.

+ Tiết kiệm bưu điện:

Không ngừng nâng cao hiệu quả huy động vốn qua hình thức tiết kiệm bưu điện. Hiện nay đang có hai quan điểm phát triển của tổ chức này, đó là cho thành lập ngân hàng tiết kiệm bưu điện và hoàn thiện Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện.

Tiền gửi của dân cư qua các năm liên tục tăng. Cụ thể năm 2012 ngân hàng huy động được 3.771 tỷ đồng, tăng lên 31,44% so với năm 2011. Năm 2013 là 4.419 tỷ đồng, tăng lên 17,18% so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động từ dân cư tăng là do thu nhập của dân chúng tăng, đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, lượng tiền tích lũy tăng lên nên họ gửi tiền một mặt để dảm bảo an toàn, một mặt nhằm tìm kiếm thanh khoản, thu nhập ổn định. Mặt khác, do chính sách thu hút khách hàng của chi nhánh ngày càng hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ đa dạng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

thanh toán thẻ của 18 ngân hàng thành viên Banknetvn, Smartlink; Thẻ quốc tế Visa, MasterCard, JCB; là ngân hàng duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ CUP qua Banknetvn tại 100% ATM. Còn tiền gửi từ TCTD năm 2012 giảm nhẹ so với 2011 từ 107 tỷ còn 103 tỷ tương đương với 3,74%. Tuy nhiên lại tăng mạnh trong năm 2013 đạt 135 tỷ tăng 31,07%. Chủ yếu nguồn huy động này đến từ các TCTD như Kho bạc nhà nước hay nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, với số lượng không nhiều và thời hạn không lâu.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (chủ yếu là cho vay)

Bảng 2.2. Diễn biến dư nợ cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%)

Tổng dư nợ cho vay 4.187 100 3.861 100 3.070 100 (326) (7,79) (791) (20,49)

Theo loại ngoại tệ gửi

Nội tệ 3.225 77,02 2.917 75,55 2.138 69,64 (308) (9,55) (779) (26,71)

Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 962 22,98 944 24,45 932 30,36 (18) (1,87) (12) (1,27)

Theo thời hạn

Ngắn hạn 1.799 42,97 1.500 38,85 1.090 35,50 (299) (16,62) (410) (27,33)

Trung – dài hạn 2.388 57,03 2.361 61,15 1.980 64,50 (27) (1,13) (381) 16,14

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ)

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình. Huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng như rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình.

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2012 đạt 3.861 tỷ đồng giảm 326 tỷ tương đương 7,79% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ đạt 3.070 tỷ đồng, giảm 20,49% ứng với 791 tỷ so với năm 2012. Do những ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng thế giới, thì nền kinh tế việt nam trong giai đoạn 2012 – 2013 có những sự phát triển không ổn định. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê Việt Nam thì Năm 2012 GDP Việt Nam chỉ đạt được 5,25% còn sang năm 2013 đạt mức 5,42%, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 5,6%, tuy có tăng lên so với năm 2012, chưa kể đến mức lạm phát của năm 2013 là 6,04%, giảm đi so với năm 2012 là 6,81%. Ngoài ra thì trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những cuộc khủng hoảng nợ xấu, khiến các ngân hàng lao đao, trong đó thì nợ xấu của NHNN&PTNT Việt Nam đạt 3,61%, thấp hơn nhiều so với các NHTM CP khác nhưng xét về giá trị thì lại rất lớn do NHNN&PTNT Việt Nam có khối lượng khách hàng và dư nợ cho vay lớn. Chính vì lẽ đó các chi nhánh ngân hàng được sự chỉ đạo phải làm sao cơ cấu lại các khoản nợ xấu, thắt chặt và quản lý các khoản mục cho vay hơn nữa. Đây chính là nguyên nhân khiến cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp của chi nhánh có phần nào giảm xuống trong các năm qua.

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền gửi

Tỷ trọng dư nợ cho vay bằng nội tệ qua các năm vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể năm 2011 là 3.225 tỷ đồng tương đương 77,02% tổng dư nợ, năm 2012 là 2.917 tỷ chiếm 75,55% tổng dư nợ, năm 2013 là 2.138 tỷ chiếm 69,94% tổng dư nợ. Nguyên nhân do đối tượng khách hàng cho vay là các doanh nghiệp Việt Nam, do đó lượng dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng khá cao ở hầu hết các NHTM hiện nay trong đó có NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ. Bên cạnh đó, dù dư nợ cho vay bằng ngoại tệ có tỷ trọng nhỏ nhưng đã tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 962 tỷ đồng tương đương 22,98% tổng dư nợ, năm 2012 là 24,25%, năm 2013 là 30,36% tổng dư nợ. Do hiện nay nền kinh tế mở cửa, các DNVVN thường xuyên có những hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, đặc biệt thị trường EU, Trung Quốc hay Mỹ, do đó việc cần có những máy móc trang thiết bị hiện đại để hàng hóa có được tiêu chuẩn đáp ứng các thị trường đó nên việc vay vốn ngoại tệ để mua sắm cũng là một điều tất yếu trong việc mở rộng kinh doanh và hợp tác với quốc tế.

- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2011 – 2013, từ

mức 42,97% năm 2011, đã giảm xuống mức 38,8% năm 2012 và 35,5% năm 2013. Năm 2012 mức dư nợ ngắn hạn giảm 299 tỷ đồng tương đương 16,62%; năm 2013 giảm 410 tỷ đồng tương đương 27,33%, chỉ đạt mức cho vay là 1.090 tỷ đồng. Điều này cho thấy nhiều DNVVN không chỉ cần những nguồn vốn lưu động để bổ sung cho hoạt động kinh doanh nữa mà còn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Trong thời

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w