Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 80 - 81)

Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý cho DNVVN

Chính phủ và các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nghiệp yêu cầu hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Ban hành các chính sách hỗ trợ, bảo vệ DNVVN, chính sách thuế, chính sách thương mại, đất đai…

Nhà nước cần ban hành các đạo luật cơ bản, tạo môi trường pháp lý cần thiết để các DNVVN dễ dàng thực hiện các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và các ngân hàng dễ dàng trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ khi có rủi ro xảy ra. Đó là luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về cấp chứng thư, sở hữu tài sản, ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh. Có như vậy mới góp phần tạo ra sự đảm bảo chắc chắn hơn cho các ngân hàng thương mại và từ đó mà khuyến khích họ trong việc cho vay vốn đối với các DNVVN.

Thứ hai: Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất acar người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau.

Những quy định hiện hành và quy tắc điều chỉnh việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn đã có sự phân biệt đối xử với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi ưu tiên cho Doanh nghiệp nhà nước.

Ngân hàng phải tin vào khả năng trả nợ cho người đi vay chứ không phải ai là người sở hữu hoặc thân phận của người đi vay. Điều này sẽ không những xác định liệu một doanh nghiệp có được vay vốn hay không mà còn xác định xem liệu doanh nghiệp có phải thế chấp hay không?

Thứ ba: Thành lập các công ty cho thuê tài chính để phục vụ cho các DNVVN Đây sẽ là nguồn tài trợ vốn trung và dài hạn cho các DNVVN vừa an toàn vừa hợp với khả năng nguồn lực của DNVVN. Mô hình này đã được nhiều nước áp dụng thành công.

Thứ tư: Xây dựng quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN

Thực trạng chung là DNVVN có số vốn ít, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế. Nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp có khả năng phát triển, có dự án kinh doanh khả thi nhưng do không đủ điều kiện để tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng mà phải vay vốn các nguồn phi chính thức với lãi suất cao. Vì vậy, giải quyết vấn đề

thiếu vốn là khâu đột phá nhằm khai thác mặt tích cực, hạn chế bất lợi đối với cả các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.

Hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng chủ yếu liên quan trực tiếp tới ba đối tượng: doanh nghiệp, Quỹ và NHTM. Cả ba chủ thể này đều thực hiện đúng chức năng và có thiện chí thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng.

Quỹ bảo lãnh tín dụng ra đời và hoạt động thì đây là một biện pháp của Chính phủ thực hiện chính sách hỗ trợ giúp các DNVVN tháo gỡ khó khăn vướng mắc về các vấn đề đòi hỏi phải có đủ giá trị tài sản thế chấp, cầm cố. Tông qua quỹ bảo lãnh, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận vốn tín dụng, tạo điều kiện cho các ngân hàng phát huy thế mạnh về vốn của mình, mở rộng tín dụng và giảm tỷ lệ rủi ro của ngân hàng. Từ đó các ngân hàng có điều kiện từng bước lành mạnh hóa quan hệ tín dụng và về phía các doanh nghiệp giải quyết được khó khăn về tài chính tăng nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ năm: Xây dựng các trung tâm tư vấn hỗ trợ DNVVN

Một trong nhưng hạn chế của DNVVN là đội ngũ quản lý còn yếu kém, doanh nghiệp thiếu thông tin và khả năng tiếp cận thị trường. Vì vậy, việc thành lập các trung tâm tưu vấn hỗ trợ DNVVN là hết sức cần thiết, đóng vai trò quan trọng nhằm trợ giúp DNVVN trong các lĩnh vực sau đây;

Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý điều hành và tay nghề người lao động.

Hướng dẫn xây dựng dự án, phương án kinh doanh khả thi.

Cung cấp thông tin thị trường, khoa học công nghệ, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu Khóa luận giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh láng hạ (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w