TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm THEO HƯỚNG PT PC-NL (Trang 62 - 66)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

TÌM HIỂU TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM

Ngày dạy: / /2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Phẩm chất: 1. Phẩm chất:

Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc. Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát. Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực đặc thù:

Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: HS hiểu biết vài nét về nguồn gốc, nội dung và vẻ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.

Năng lực sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ: Trải nghiệm, liên kết với tác phẩm bằng hình thức in mộc bản (nếu có ) vẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.

Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

2.2 Năng lực chung.

Năng lực tự chủ - tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

Năng lực giao tiếp - hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng sự hiểu biết để sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.

II. CHUẨN BỊ:1. Đồ dùng: 1. Đồ dùng:

* Giáo viên:

- Sách học MT lớp 4. - Tranh mẫu phóng to.

- Một số tranh dân gian Đông Hồ Việt Nam đẹp.

* Học sinh:

- Sách học MT lớp 4.

2. Quy trình thực hiện:

- Sử dụng quy trình: Liên kết học sinh với tác phẩm.

3. Hình thức tổ chức:

- Hoạt động cá nhân. - Hoạt động nhóm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Tổ chức cho HS chơi một trò chơi dân gian kết hợp đọc đồng thanh một bài đồng dao, tạo không khí vui vẻ trong lớp học.

- GV giới thiệu chủ đề.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁYÊU CẦU CẦN ĐẠT: YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

+ HS tìm hiểu, nhận biết được khái niệm và một số thông tin cơ bản về tranh dân gian Việt Nam.

+ HS nắm được tên các dòng tranh dân gian Việt Nam và chủ đề, màu sắc, chất liệu, cách làm cơ bản của từng dòng tranh này.

Tiến trình hoạt động

- Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 12.1, nêu câu hỏi gợi mở để HS thảo luận nhóm tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam. - GV kết luận:

+ Tranh dân gian là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tranh dân gian có ở nhiều vùng, miền khác nhau. Phổ biến là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng... + Tranh dân gian Việt Nam thường phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt, ước mơ, tín ngưỡng...của nhân dân và ca ngợi các anh hùng dân tộc. + Các dòng tranh phần lớn sử dụng kĩ thuật in từ bản khắc gỗ lên giấy dó và màu sắc lấy từ thiên nhiên nhưng cách thể hiện đường nét và màu sắc ở mỗi dòng tranh rất khác nhau.

- Hoạt động nhóm

- Quan sát, thảo luận nhóm, tìm hiểu về tranh dân gian Việt Nam và cử đại diện báo cáo kết quả.

- Lắng nghe, tiếp thu

- Tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh, tranh Hàng Trống ở Hà Nội, tranh làng Sình ở Huế, tranh Kim Hoàng ở Hà Nội.

- Tranh dân gian rất gần gũi với cuộc sống của người dân, thường treo vào dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết. - Mỗi dòng tranh dân gian đều có nét độc đáo riêng biệt của mình.

Nhưng tất cả đều mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG

bức tranh dân gian trong bài theo cảm nhận riêng của mình.

Tiến trình hoạt động

Yêu cầu HS xem hai bức tranh: + Tranh “Cá chép trông trăng”. + Tranh “Cá chép”.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua một số câu hỏi gợi mở để các em tìm hiểu, phân tích tranh và nêu cảm nhận về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng này của Việt Nam.

- GV tóm tắt:

+ Điểm giống nhau của hai bức tranh: . Cùng vẽ về cá chép.

. Dáng của hai con cá khá giống nhau. + Điểm khác nhau của hai bức tranh: . Đường nét trong tranh “Cá chép trông trăng” thanh mảnh, trau chuốt. Tranh Hàng Trống có màu tươi và rực rỡ, tranh in trên giấy dó được bôi nhiều lớp.

. Đường nét trong tranh “Cá chép” đậm, chắc khỏe, dứt khoát. Màu sắc tranh Đông Hồ trầm ấm, in đơn giản theo mảng in, tranh được in lên giấy dó quét điệp.

* GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung, hình thức của tranh dân gian Đông Hồ.

Quan sát, thảo luận nhóm - Tranh Hàng Trống - Tranh Đông Hồ

- Tranh Cá chép trông trăng có những hình ảnh nào?

- Tranh Cá chép có những hình ảnh nào?...

- Lắng nghe, tiếp thu bài - Quan sát, ghi nhớ

- Thân của cả hai con cá uốn lượn một cách uyển chuyển, sống động... - Quan sát, ghi nhớ

- Vì được tô màu bằng bút lông và sử dụng phẩm nhuộm nên tranh Hàng Trống có màu rực rỡ.

- Do màu sắc sử dụng trong tranh là màu từ thiên nhiên nên màu thường trầm ấm. Tranh không vẽ vờn màu, in trên giấy được quét bột từ vỏ con điệp.

- HĐ cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - SÁNG TẠO.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS nắm được cách mô phỏng lại một bức tranh dân

gian.

Tiến trình hoạt động

- Yêu cầu HS quan sát một số tranh dân gian trong hình 12.5 và chọn một bức tranh để vẽ lại theo ý thích.

- Yêu cầu HS quan sát một số bài vẽ mô phỏng tranh dân gian trong hình 12.6 để có ý tưởng vẽ lại bức tranh mà em thích.

- GV nêu cách vẽ lại tranh dân gian: + Quan sát tranh mẫu, vẽ phác hình ảnh

Quan sát, chọn một bức tranh mà mình thích nhất để vẽ lại theo cảm nhận riêng của mình.

- Quan sát, hình thành ý tưởng vẽ lại bức tranh mà mình yêu thích, chọn vẽ.

- Lắng nghe, tiếp thu - Cân đối với khổ giấy vẽ

chính.

+ Vẽ thêm các chi tiết của tranh. + Chỉnh sửa cho phù hợp.

+ Vẽ màu theo ý thích.

* GV tiến hành cho HS mô phỏng lại một bức tranh dân gian Đông Hồ theo cảm nhận riêng.

- Quan sát kĩ tranh mẫu

- Chỉnh sửa, vẽ chi tiết hình cho đẹp - Sử dụng chỉ từ 4 đến 5 màu

- HĐ cá nhân

HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH - ĐÁNH GIÁ.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT: HS trưng bày, giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm

nhận về sản phẩm của mình, của bạn.

Tiến trình hoạt động

- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Gợi ý HS khác đặt câu hỏi chia sẻ, học tập lẫn nhau.

- Đặt câu hỏi gợi mở giúp HS khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng thuyết trình:

+ Em đã sưu tầm được những bức tranh dân gian nào? Chúng thuộc dòng tranh dân gian nào?

+ Em đã vẽ lại bức tranh dân gian nào? Em có nhận xét gì về hình vẽ, đường nét, màu sắc trong bức tranh của mình? + Em có cảm nhận gì sau khi được xem một số tranh dân gian Việt Nam?

+ Em thích bài vẽ của bạn nào? Vì sao? - Nhận định kết quả học tập của HS, tuyên dương, rút kinh nghiệm.

- Trưng bày sản phẩm

- Thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình, đặt câu hỏi giao lưu, học tập lẫn nhau.

- Trả lời câu hỏi của GV - 1, 2 HS nêu - 1 HS - HS nêu - 1, 2 HS trả lời - Rút kinh nghiệm HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - PHÁT TRIỂN YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Tiến trình hoạt động - Gợi ý HS sử dụng các hình ảnh trong tranh dân gian để trang trí sản phẩm ứng dụng.

- HS thực hiện thêm ở nhà và trang trí cho góc học tập, lớp học của mình...

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá Phương pháp

đánh giá

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập

Vấn đáp, kiểm tra miệng

Phiếu quan sát trong giờ học

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học

Kiểm tra viết Thang đo, bảng kiểm

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,… Kiểm tra thực hành Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp

V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có):

……… ……… ………

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm THEO HƯỚNG PT PC-NL (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w