Cơ sở thực tiễn:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm “một cửa điện tử” trong quản lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Hình 1.1 Mẫu các trang trong giấychứng nhận

1.1.4 Cơ sở thực tiễn:

Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại một số nước trên thế giới

1.1.4.1 Đăng ký đất đai tại Mỹ

Mỹ là một quốc gia phát triển, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay, Mỹ đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính.

Nước Mỹ đã xây dựng một hệ thống thông tin về đất đai và đưa vào lưu trữ trong máy tính, qua đó có khả năng cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng và đầy đủ đến từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Mỹ sớm được hoàn thiện. Đó cũng là một trong các điều kiện để thị trường bất động sản tại Mỹ phát triển ổn định

(Hoàng Cường, 2003)

1.1.4.2 Đăng ký đất đai tại Pháp

Hầu hết đất đai tại Pháp thuộc sở hữu toàn dân. Nước Pháp đã thiết lập được hệ thống thông tin, được nối mạng truy cập từ trung ương đến địa phương. Đó là hệ thống tin học hoàn chỉnh (phục vụ trong quản lý đất đai).

Nhờ hệ thống này mà họ có thể cập nhật các thông tin về biến động đất đai một cách nhanh chóng, thường xuyên và phù hợp và cũng có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến từng khu vực, từng thửa đất.

Tuy nhiên, nước Pháp không tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà họ tiến hành quản lý đất đai bằng tư liệu đã được tin học hoá và tư liệu trên giấy, bao gồm: các chứng thư bất động sản và sổ địa chính. Ngoài ra, mỗi chủ sử dụng đất được cấp một trích lục địa chính cho phép chứng thực chính xác của các dữ liệu địa chính đối với bất kỳ bất động sản nào cần đăng ký (Phạm Phương Nam, 2014).

1.1.4.3 Đăng ký đất đai tại Đức

Các thông tin về địa chính, địa bạ và đăng ký địa bạ: bất động sản nhà, đất đều phải đăng ký qua hệ thống địa bạ. Mọi người đều có thể truy cập vào các thông tin hồ sơ địa bạ, sử dụng các dịch vụ như giám định giá, dịch vụ từ các tổ chức môi giới. Các thông tin về giá do hội đồng định giá thực hiện là những người có chuyên môn và kinh nghiệm.

Về cách thức giao dịch, việc mua bán, thuê... được thực hiện theo hợp đồng với giá cả thỏa thuận. Hợp đồng phải được công chứng như điều kiện bắt buộc, hợp đồng chỉ kết thúc khi chủ sở hữu mới được đăng ký vào Sổ Địa bạ tại Tòa án để chống đầu cơ (Hoàng Cường, 2003).

1.1.4.4 Đăng ký đất đai tại Thái Lan

Thái Lan đã tiến hành cấp GCNQSDĐ và GCNQSDĐ ở được chia thành 3 loại:

- Đối với các chủ sử dụng đất hợp pháp và mảnh đất không có tranh chấp thì được cấp bìa đỏ.

- Đối với các chủ sử dụng đất sở hữu các mảnh đất có nguồn gốc chưa rõ ràng cần xác minh lại thì được cấp bìa xanh.

- Đối với các chủ sử dụng mảnh đất không có giấy tờ thì được cấp bìa vàng.

Tuy nhiên, sau đó, họ sẽ xem xét tất cả các trường hợp sổ bìa xanh, nếu xác minh được rõ ràng họ sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ. Đối với trường hợp bìa

vàng thì Nhà nước sẽ xem xét các quyết định xử lý cho phù hợp và nếu hợp pháp thì sẽ chuyển sang cấp bìa đỏ (Hoàng Huy Biều, 2000).

1.1.4.5 Nhận xét

Các điểm khác biệt của hệ thống đăng ký đất đai của các nước so với nước ta:

Mỹ, Pháp, Đức: Hệ thống đăng ký đất đai đã được công nghệ hóa. Dữ liệu thông tin đất đai được lưu trữ và cập nhập trưc tiếp thành một hệ thống liên kết giữa các cấp quản lý tránh sự mất mát thông tin đất đai mà còn tránh sự lệch lạc các thông tin đất đai được lưu trữ ở các cấp quản lý khác nhau.

Công nghệ hóa thủ tục đăng ký và tự cập nhập thông tin thửa đất giúp giảm ngắn thời gian thực hiện lại giảm cán bộ thực hiện đây là phương pháp tăng hiệu quả mà lại tích kiệm chi phí.

+ Chuyển đổi toàn bộ dữ liệu từ sổ sách sang phần mềm máy tính

+ Người dân có thể đăng ký bất động sản theo hình thức: bằng giấy thông thường hoặc đăng ký trực tuyến.

+ Người dân có thể nhìn thấy thửa đất của mình trên mạng máy tính của Trung tâm Hệ thống thông tin đăng ký đất đai, nhìn thấy bản vẽ và in dữ liệu tại nhà.

Thái Lan: Còn tồn tại nhiều loại Giấy chứng nhận song mỗi loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều có nguồn gốc sử dụng khác nhau tuy nhiên cũng khó khăn, phức tạp trong công tác quản lý vì chưa được tin học hóa dữ liệu địa chính.

1.2 Quy trình và ni dung thc hin cơ chế ”mt ca” trong đăng ký đất đai và cp GCN QSDĐ quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đất

Bước 1. Hộ gia đình, cá nhân:

Hộ gia đinh, cá nhân tại huyện nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận tại Bộ phận “một cửa” của xã, thị trấn nơi có đất, hoặc bộ phận “một cửa” của huyện. Hồ sơ gồm:

- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100, 101, 102 của Luật đất đai 2013(nếu có).

- Văn bản ủy quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận (nếu có).

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thc hin đăng ký đất đai, cp GCN đối vi h gia đình, cá nhân đang s dng đất

(Thời gian nêu trên không kể thời gian công khai kết quả họp xét của UBND xã và người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính)

Bước 2. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:

- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị cấp GCN, các thông tin về người sử dụng đất, thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét

duyệt, xác định diện tích, mục đích sử dụng đất theo hiện trạng; công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã, xem xét các ý kiến đóng góp và xử lý dứt điểm các tồn tại trong hồ sơ. Trường hợp người sử dụng đất có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể hiện rõ sơ đồ quy hoạch, diện tích, kích thước lô, thửa đất và không có sai khác so với thực tế thì không phải làm thủ tục công khai.

- Gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện.

Bước 3. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện (VPĐKQSDĐ).

- VPĐKQSDĐ chuyển hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân ở thị trấn, hoặc ở xã nhưng nộp hồ sơ ở VPĐKQSDĐ huyện về UBND cấp xã để xác nhận các nội dung như ở bước 2.

- VPĐKQSDĐ kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết.

- Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp GCN: VPĐKQSDĐ chuyển hồ sơ đến bộ phận “một cửa” của huyện để trả cho người sử dụng đất (nếu nộp hồ sơ tại đây); gửi trả hồ sơ cho UBND cấp xã để xã trả cho người sử dụng đất tại bộ phận “môt cửa” cấp xã (nếu nộp hồ sơ tại đây).

- Đối với trường hợp đủ điều kiện để cấp GCN thì VPĐKQSDĐ ghi xác nhận vào đơn đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, làm trích lục bản đồ địa chính thửa đất (hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính), trích sao hồ sơ địa chính.

- Trường hợp không phải nộp nghĩa vụ tài chính: Thực hiện theo từ bước 7 đến bước 11 của Quy định này.

- Trường hợp phải nộp nghĩa vụ tài chính: VPĐKQSDĐ gửi số liệu địa chính đến Chi cục thuế.

Bước 4. Cơ quan thuế :

- Xác định nghĩa vụ tài chính.

- Chi cục thuế gửi thông báo nộp nghĩa vụ tài chính của hộ gia đình, cá nhân có liên quan cho VPĐKQSDĐ huyện.

Bước 5: VPĐKQSDĐ huyện:

Gửi thông báo nộp nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất qua Bộ phận “một cửa” của huyện(đối với trường hợp nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” của huyện). Văn phòng đăng ký QSD đất huyện gửi thông báo nộp nghĩa vụ tài chính cho UBND cấp xã để cấp xã chuyển cho người sử dụng đất tại bộ phận một cửa của xã nếu hồ sơ nộp tại cấp xã.

Bước 6: Người sử dụng đất:

Trực tiếp đến Kho bạc Nhà nước để nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế và gửi lại chứng từ gốc đến nơi nộp hồ sơ.

* Trường hợp người sử dụng đất xin ghi nợ nghĩa vụ tài chính do chưa đủ khả năng tài chính để nộp được UBND cấp xã xác nhận thì gửi đơn đề nghị ghi nợ có xác nhận của UBND cấp xã đến nơi nộp hồ sơ.

Bước 7. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:

- Lập danh sách, in Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

- Lập tờ trình kèm theo toàn bộ hồ sơ gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường .

Bước 8. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Kiểm tra, thẩm định hồ sơ, lập tờ trình gửi UBND huyện để UBND huyện ký Quyết định cấp GCN và ký GCN.

- Trả lại cho VPĐKQSDĐ những trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do.

Bước 9. UBND huyện:

- Xem xét, ký Quyết định cấp GCN, ký GCN cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của mình và chuyển GCN cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đất đối với trường hợp đủ điều kiện.

- Đối với trường hợp không đủ điều kiện thông báo rõ lý do.

Bước 10. VPĐKQSDĐ huyện:

hoặc hồ sơ đề nghị cấp GCN đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do, để cấp xã trả cho người sử dụng đất, thông qua bộ phận “một cửa” của xã; chuyển GCN hoặc hồ sơ không đủ điều kiện cấp GCN đến bộ phận “một cửa” huyện để trả cho người sử dụng đất nếu hồ sơ được nộp tại đây.

Bước 11. UBND xã, thị trấn:

UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm trao trực tiếp GCN, hoặc hồ sơ cho người sử dụng đất đối với trường hợp không đủ điều kiện và thông báo rõ lý do, đôi với các hồ sơ được nộp tại đây. (UBND tỉnh Thái Nguyên, 2019).

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- Thực trạng áp dụng phần mềm một cửa điện tử trong quản lý hồ sơ cấp lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Người sử dụng đất đến thực hiện thủ tục hành chính cấp đổi, cấp lần đầu GCN QSD đất tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả huyện Đại Từ.

* Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tiến hành nghiên cứu trong phạm vi ứng dụng phần mềm một cửa điện tử trong quản lý các hồ sơ cấp lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn từ năm 2016-2020.

2.3 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Điu kin t nhiên, kinh tế - xã hi và tình hình qun lý đất đai huyn Đại T, tnh Thái Nguyên huyn Đại T, tnh Thái Nguyên

- Điều kiện tự nhiên: + Vị trí địa lý

+ Địa hình, địa mạo + Khí hậu

+ Tài nguyên đất

- Điều kiện kinh tế - kiện xã hội.

- Thực trạng, tình hình sử dụng các loại đất, các đối tượng sử dụng đất trên tổng diện tích tự nhiên của huyện Đại Từ.

2.2.2. Đánh giá thc trng áp dng phn mm mt ca đin t trong vic đăng ký đất đai, cp GCNQSD đất ln đầu, cp đổi GCN QSD đất ti huyn Đại T

- Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ thực hiện cơ chế “một cửa” tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Kết quả thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ qua các giai đoạn.

2.2.3 Đánh giá hiu qung dng phn mm phn mm “mt ca đin t”:

- Hiệu quả trong quản lý

2.2.4 Đánh giá thun li, khó khăn và gii pháp ng dng phn mm phn mm “mt ca đin t”: mm “mt ca đin t”:

* Thuận lợi, khó khăn * Đề xuất giải pháp

- Giải pháp Cải cách TTHC và hoàn thiện cơ chế “một cửa” - Giải pháp về đầu tư (Nhân lực, Cơ sở vật chất)

- Giải pháp về khoa học công nghệ

- Giải pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật - Giải pháp về tổ chức thực hiện

2.3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê,.... Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:

2.3.1 Phương pháp thu thp s liu

2.3.1.1- Thu thập số liệu thứ cấp:

+ Thu thập các văn bản pháp luật, tài liệu căn cứ pháp luật của Trung ương (Quyết định 09/2015/QĐ - TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng chính phủ) và địa phương (Quyết định số 2546/QĐ - UBND ngày 06/10/2015 của

UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh) liên quan đến việc thực hiện cơ chế ”một cửa” và giải quyết các thủ tục hành chính trong đăng ký đất đai, cấp GCN

+ Thu thập tài liệu, tư liệu từ báo cáo, tổng kết trên địa bàn huyện về thực hiện cơ chế ”một cửa” trong đăng ký đất đai, cấp GCN.

2.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.

• Xây dựng bộ câu hỏi điều tra

Điều tra người dân thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”.

Phỏng vấn theo bộ câu hỏi với các tiêu chí điều tra gồm: thông tin chung về người sử dụng đất; tình hình sử dụng đất của hộ; tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ; đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện quyền sử dụng đất theo cơ chế “một cửa” …

Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Nhóm thông tin chung về chủ sử sụng đất. + Nhóm thông tin về tình hình sử dụng đất.

+ Nhóm thông tin về thủ tục hành chính đang thực hiện

+ Các câu hỏi mở: ý kiến đề xuất của chủ sử dụng về tiếp nhận thủ tục hành chính về đất đai tại bộ phận 1 cửa.

Phương pháp điều tra:

Điều tra cán bộ quản lý đất đai :

Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục). Đây là

cán bộ quản lý đất đai cấp xã, huyện và cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa. Số lượng phiếu điều tra là 30 phiếu.

Điều tra hộ gia đình:

Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn (phụ lục 1,2) nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo cơ chế “một cửa”. Các hộ được chọn là ngẫu nhiên. Số lượng phiếu điều tra là 100 phiếu. Chọn mẫu 3 vùng đại diện: các xã Phía bắc:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm “một cửa điện tử” trong quản lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)