Hình 1.1 Mẫu các trang trong giấychứng nhận
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu kết hợp với phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích và phương pháp thống kê,.... Sau đây là một số phương pháp cụ thể được vận dụng để nghiên cứu:
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1- Thu thập số liệu thứ cấp:
+ Thu thập các văn bản pháp luật, tài liệu căn cứ pháp luật của Trung ương (Quyết định 09/2015/QĐ - TTg ngày 25/03/2015 của Thủ tướng chính phủ) và địa phương (Quyết định số 2546/QĐ - UBND ngày 06/10/2015 của
UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh) liên quan đến việc thực hiện cơ chế ”một cửa” và giải quyết các thủ tục hành chính trong đăng ký đất đai, cấp GCN
+ Thu thập tài liệu, tư liệu từ báo cáo, tổng kết trên địa bàn huyện về thực hiện cơ chế ”một cửa” trong đăng ký đất đai, cấp GCN.
2.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua bộ câu hỏi có sẵn.
• Xây dựng bộ câu hỏi điều tra
Điều tra người dân thực hiện đăng ký đất đai, cấp GCN QSD đất lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”.
Phỏng vấn theo bộ câu hỏi với các tiêu chí điều tra gồm: thông tin chung về người sử dụng đất; tình hình sử dụng đất của hộ; tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của hộ; đánh giá của các hộ gia đình, cá nhân về việc thực hiện quyền sử dụng đất theo cơ chế “một cửa” …
Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:
+ Nhóm thông tin chung về chủ sử sụng đất. + Nhóm thông tin về tình hình sử dụng đất.
+ Nhóm thông tin về thủ tục hành chính đang thực hiện
+ Các câu hỏi mở: ý kiến đề xuất của chủ sử dụng về tiếp nhận thủ tục hành chính về đất đai tại bộ phận 1 cửa.
•Phương pháp điều tra:
Điều tra cán bộ quản lý đất đai :
Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn (Phụ lục). Đây là
cán bộ quản lý đất đai cấp xã, huyện và cán bộ trực tiếp làm việc tại bộ phận một cửa. Số lượng phiếu điều tra là 30 phiếu.
Điều tra hộ gia đình:
Thực hiện điều tra theo mẫu phiếu điều tra soạn sẵn (phụ lục 1,2) nhằm thu thập tình hình thực hiện quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo cơ chế “một cửa”. Các hộ được chọn là ngẫu nhiên. Số lượng phiếu điều tra là 100 phiếu. Chọn mẫu 3 vùng đại diện: các xã Phía bắc: xã Minh Tiến, Phú Cường; Các xã khu vực trung tâm: TT. Hùng Sơn, xã Khôi Kỳ; các xã khu vực phía nam: xã Quân Chu, xã Ký Phú đại diện cho 3 khu vực của huyện và là các xã có số lượng hồ sơ cấp GCN QSD đất nhiều hơn so với các xã khác.
Điều tra các cá nhân sử dụng đất bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tình hình quản lý, sử dụng đất đai hộ gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. Chúng tôi phỏng vấn thử một số chủ sử dụng theo một mẫu câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi.
2.3.2 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
+ Hệ thống hóa các số liệu thống kê kiểm kê đất đai, các tài liệu về tình hình sử dụng và quản lý đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận. Từ tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp thành các bảng biểu số liệu bằng phần mềm Excel, Word để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
+ Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.
2.3.3 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp
Phân tích và đưa ra đánh giá về mặt tích cực, vấn đề còn tồn tại của việc thực hiện cơ chế ”một cửa”, sử dụng phần mềm “một cửa điện tử” trong đăng ký đất đai, cấp Lần đầu, cấp đổi GCN QSD đất tại huyện Đại Từ. Từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc thực hiện.