KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm “một cửa điện tử” trong quản lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đất đai tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 56.902,9 ha và 174.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, Ngái v.v..;

Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi:

- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m .

- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.

- Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.

b) Sông ngòi thuỷ văn:

- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện.

- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.

- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè).

3.1.1.3. Khí hậu

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80% , nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 (là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

3.1.1.4.Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên 56.902,9 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43%; Đất chuyên dùng 10,7%; Đất thổ cư 3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.

3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên khác

a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020ha.

b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh; 19/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:

- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. (UBND huyện Đại Từ (2019).

- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán.

- Nhóm khoáng sản kim loại:

+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Trong đó, có Mỏ đa kim Núi Pháo có trữ lượng lớn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân.

+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của huyện như: Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán.

- Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy là nguồn khai thác nguyên vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu xây xây dựng tại chỗ của huyện.(UBND huyện Đại Từ (2019).

3.1.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hi huyn Đại T

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Đại Từ qua các năm

Đơn vị: %

STT Ngành kinh tế 2016 2017 2018 2019

Cơ cấu 100 100 100 100

1 Công nghiệp - Xây dựng 61,95 63,70 64,48 60,90

2 Dịch vụ 23,49 23.56 23,61 27,28

3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,56 12,74 11,91 11,82

(Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2016, 2017, 2018, 2019)

Qua bảng 3.2 ta thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm thì được chuyển dịch theo hương công nghiệp và dịch vụ tăng lên: năm 2016 cơ cấu ngành công nghiệp- xây dựng là 61,95% đến năm 2017 là 63,7% năm 2018 là 64,48% năm 2019 là 60,9%; ngành dịch vụ năm 2016 là 23,49% năm 2017 là 23,56% 2018 là 23,61% đến năm 2019 là 27,28%. Trong khi đó ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 14,56 % năm 2016 xuống còn 11,82% năm 2019. Điều này cũng rất dễ lý giải do quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị ngày càng tăng hiện nay thì công nghiệp xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh theo xu hướng tăng dần để đáp ứng các nhu cầu của xã hội ngày càng lớn nhất là về lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Bảng 3.2. Diện tích, dân số theo đơn vị hành chính của huyện Đại Từ năm 2020 TT Tên phường, xã Diện tích (ha) Dân số (người)

Tổng 56.902,9 174.162 1 Thị Trấn Hùng Sơn 1.451,8 16.262 2 TT Quân Chu 1.251,0 3.229 3 Xã An Khánh 1.461,5 5.550 4 Xã Bản Ngoại 1.248,7 7.804 5 Xã Bình Thuận 876,8 6.833 6 Xã Cát Nê 2.619,2 4.064 7 Xã Cù Vân 1.581,7 6.989 8 Xã Đức Lương 1.434,5 2.850 9 Xã Hà Thượng 1.464,8 6.200 10 Xã Hoàng Nông 2.753,6 5.104 11 Xã Khôi Kỳ 1.341,3 6.692 12 Xã Ký Phú 1.819,2 7.445 13 Xã La Bằng 2.236,0 3.455 14 Xã Lục Ba 1.337,1 4.045 15 Xã Minh Tiến 2.289,7 4.162 16 Xã Mỹ Yên 3.386,9 5.368 17 Xã Na Mao 932,7 3.447 18 Xã Phú Cường 1.628,2 5.099 19 Xã Phú Lạc 2.065,9 6.596 20 Xã Phú Thịnh 1.026,5 3.692 21 Xã Phú Xuyên 2.291,6 6.904 22 Xã Phúc Lương 1.440,1 4.052 23 Xã Phục Linh 2.365,3 7.045 24 Xã Quân Chu 4.067,5 3.505 25 Xã Tân Linh 2.301,0 6.086

TT Tên phường, xã Diện tích (ha) Dân số (người) 26 Xã Tân Thái 1.967,6 3.395 27 Xã Tiên Hội 1.094,1 5.993 28 Xã Vạn Thọ 847,8 3.248 29 Xã Văn Yên 2.453,3 7.003 30 Xã Yên Lãng 3.867,3 12.046

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ hàng năm ) * Về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17,39%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là trên 13%), tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 51,8%, dịch vụ 30,6%, nông nghiệp 17,6%. So với đầu nhiệm kỳ, giá trị sản xuất của các ngành đều tăng cao, cơ cấu giá trị đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển công nghiệp, cơ bản các chỉ tiêu trên từng lĩnh vực hoàn thành vượt kế hoạch đề ra.

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2.120,7 tỉ đồng, tăng 4,01% so với năm 2016; đạt 100,25 KH. Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp: 107 triệu đồng/01ha, đạt 101,9% KH.

- Sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Kết quả giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN trên địa bàn (giá cố định năm 2010) ước đạt 9.161,7 tỷ đồng đạt 109,64% KH năm, tăng 20,65% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó Công nghiệp -TTCN địa phương ước đạt 5.618,4 tỷ đồng, đạt 118,93% kế hoạch năm, tăng 26,14% so với cùng kỳ. Tổ chức 04 buổi gặp mặt và đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm thu hút đầu tư và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Phát triển du lịch được quan tâm, đạt kết quả bước đầu về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển làng nghề sản xuất chè nhằm hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch của huyện.

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Về dân số:

Năm 2020, huyện Đại Từ có 174.302 người với 27.342 hộ, trong đó dân số nông thôn chiếm 88.74%, dân số thành thị chiếm 11.26%; Mật độ dân số trung bình toàn huyện 286 người/km2; Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2020 là 11,49%.

- Về lao động và thu nhập:

Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong năm 2020, huyện phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác tư vấn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động, đã có 1.646 lao động nông thôn được đào tạo nghề, giải quyết việc làm mới cho 3.187 lao động.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. Bình quân hàng năm giải quyết việc làm mới cho gần 3.000 lao động, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 2.700 lao động/năm). Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3,67%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết (chỉ tiêu là 2%/năm)…

* Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

- Thực trạng phát triển đô thị: Tổng diện tích đất đô thị huyện Đại Từ năm 2020 là 2.715 ha, chiếm 4,73% tổng diện tích tự nhiên.

- Khu dân cư nông thôn:

Tổng diện tích đất ở khu dân cư nông thôn 54.620 ha, chiếm 95.27% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất khu dân cư nông thôn phân bố ở 30 xã, thị trấn.

Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn đang ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống vật chất tinh thần của người dân. Đến nay 100% xã trên địa bàn huyện đang thực hiện xây dựng

nông thôn mới theo tiêu chí nông thôn mới (hiện đã có 21/30 xã về đích Nông thôn mới).

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

- Mạng lưới giao thông: đường thuỷ, đường bộ:

Huyện Đại Từ có hệ thống tỉnh lộ dài 80 km, hơn 400 km đường giao thông liên xã. Quốc lộ 37 nối huyện Đại Từ với huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang dài 32 km. Tuyến đường sắt Núi Hồng - Quán Triều chạy qua hệ thống các tuyến đường giao thông trong huyện. Đây mạng lưới giao thông quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Hệ thống thuỷ lợi:

Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ đã quan tâm đầu tư nhiều vào thực hiện chương trình kiên cố hoá, xây dựng và nâng cấp khả năng phục vụ của hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các vùng chuyên canh trồng lúa, trồng chè …

- Mạng lưới y tế:

Hiện tại trên địa bàn huyện có bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, một phòng khám Đa khoa khu vực và một trung tâm y tế được xây dựng kiên cố, trang thiết bị phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Về giáo dục: Chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo tiếp tục được nâng cao; quy mô trường lớp được sắp xếp phù hợp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

* Nhận xét chung

Về điều kiện kinh tế - xã hội, Đại Từ có nhiều thuận lợi để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể là:

* Thuận lợi:

- Nguồn lao động dồi dào, cộng đồng đoàn kết, hoà thuận. Đa dạng dân tộc với bản sắc văn hoá riêng.

- Nhiều địa điểm tự nhiên đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái.

- Về kinh tế: Cơ cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển tương đối mạnh cả về chất và lượng, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm tăng mạnh, hầu hết các công trình trọng điểm đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã và đang được triển khai, nhiều công trình đã được hoàn thành, phát huy có hiệu quả, đang từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế.

* Khó khăn:

- Hệ thống cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng được quan tâm đầu tư. Song nhiều công trình còn thiếu về diện tích, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu đặc biệt như lĩnh vực văn hóa, giáo dục.

- Trong nông nghiệp, công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất còn hạn chế, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoa tập chung, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp, chưa có nhiều mô hình sản xuất điển hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nền kinh tế của huyện tăng trưởng khá nhưng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa có bước đột phá, nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp, trình độ lao động chưa phát triển.

- Tiến độ thực hiện một số đề án còn chậm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ lẻ công nghệ lạc hậu, hiệu quả thấp....

Để khắc phục tồn tại, giai đoạn tới cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền địa phương; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.…Đây chính là những yếu tố có tác động rất lớn đối với quỹ đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ.

3.1.3. Tình hình s dng đất trên địa bàn huyn Đại T

đai năm 2019, diện tích tự nhiên toàn huyện đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 là 56.902,9 ha, trong đó đất nông nghiệp có 48.407,3 ha, chiếm 85,07%; đất phi nông nghiệp 8.413,4 ha, chiếm 14,78% và đất chưa sử dụng 82,2 ha chiếm 0,15%, cụ thể:

Bảng 3.3: Diện tích đất đai năm 2019

theo mục đích sử dụng và theo đơn vị hành chính

ĐVT diện tích: ha

STT Tên xã Tống số

Phân theo mục đích sử dụng

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Diện tích Tỷ lệ (%) Tổng huyện Đại Từ 56.902,9 48.407,3 85,07 8.413,4 14,78 82,2 0,15 1 Thị trấn Hùng Sơn 1.451,8 981,4 67.60 470,4 32,40 0,00 2 Thị trấn Quân Chu 1.251,0 1 132,3 90,51 117,6 9,40 1,1 0,09 3 Xã An Khánh 1.461,5 1.193,1 81,63 268,5 18,37 0,00 4 Xã Bản Ngoại 1.248,7 1.036,0 82,96 211,0 16,90 1,7 0,14 5 Xã Bình Thuận 876,8 645,9 73,67 229,9 26,22 1,0 0,11 6 Xã Cát Nê 2.619,2 2.311,9 88,27 307,2 11,73 0,1 0,00 7 Xã Cù Vân 1.581,7 1.233,9 78,01 347,6 21,98 0,2 0,01 8 Xã Đức Lương 1.434,5 1.326,7 92,49 100,1 6,98 7,7 0,54 9 Xã Hà Thượng 1.464,8 749,3 51,15 715,1 48,82 0,4 0,03 10 Xã Hoàng Nông 2.753,6 2.602,0 94,50 151,5 5,50 0,0 0,00 11 Xã Khôi Kỳ 1.341,3 1.136,6 84,74 190,3 14,19 14,4 1,08 12 Xã Ký Phú 1.819,2 1.504,8 82,72 314,2 17,27 0,2 0,01 13 Xã La Bằng 2.236,0 2.046,3 91,52 187,8 8,40 1,9 0,09 14 Xã Lục Ba 1.337,1 821,2 61,41 515,9 38,58 0,0 0,00 15 Xã Minh Tiến 2.289,7 2.120,4 92,60 168,3 7,35 1,1 0,05

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng phần mềm “một cửa điện tử” trong quản lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)