Những nghiên cứu về đất và hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Theo Nguyễn Văn Toàn (2020), các nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất nơng nghiệp nói riêng và hiện trạng sử dụng đất nói chung cùng với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ngãi được tiến hành định kỳ theo quy định Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên các nghiên cứu này với đất sản xuất nông nghiệp thường không chi tiết mà chỉ khái quát cho nhóm sử dụng đất lớn ví như đất chun lúa, cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm.

Về nghiên cứu đất, theo Nguyễn Văn Toàn, nghiên cứu về đất trên địa bàn Quảng ngãi khơng có nhiều, đáng chú ý là sau ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 1975. Năm 1978, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Viện Thổ nhưỡng Nơng hố tiến hành “Điều tra, phân loại và lập bản đồ đất tỉnh Nghĩa Bình”, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi. Đây là đợt điều tra cơ bản quy mô nhất với sự tham gia của 20 kỹ sư thổ nhưỡng và 20 cán bộ địa phương. Kết quả của chương trình này đã xác định được các loại đất, nhóm đất có trên địa bàn tỉnh, theo phân loại phát sinh. Đồng thời xác định được tiềm năng đất, định hướng khai thác sử dụng được tài nguyên đất, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Năm 2004, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã phúc tra, chỉnh lý phân loại đất thống nhất trên địa bàn tồn quốc, trong đó có Quảng Ngãi.

Năm 2020, trong khn khổ chương trình “Tổng Điều tra, đánh giá đất do Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn đã thực hiện Dự án “ Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất; Điều tra phân hạng đất nông nghiệp; Điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần đầu tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra diện tích đất trồng lúa tồn tỉnh có chất lượng cao (CL3) có 29.500,5 ha (chiếm 67,9%), đất lúa chất lượng trung bình (CL2) có 11.150,1 ha (chiếm 25,6%) và đất có chất lượng thấp (CL1) có 2.821,4 ha (chiếm 6,5%). Đất trồng cây hàng năm khác tồn tỉnh có chất lượng cao (CL3) có 29.828,7 ha, Chất lượng trung bình có 18.490,9 ha; Chất lượng thấp (CL1) có 3.566,5 ha. Và đất trồng cây lâu năm có chất lượng cao là 13.382,7 ha; Chất lượng trung bình 34.826,3 ha; Chất lượng thấp có 27.469,2 ha. Kết quả phân hạng đất nông nghiệp cũng đã chỉ ra: Đất rất thích hợp để trồng lúa (H1) có có 18.204,5 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Mộ Đức (4.764,2 ha), Bình Sơn (3.001,2 ha); Đức Phổ (2.569,1); Tư Nghĩa (1.337,2 ha); Ba Tơ 1.715,3 ha); Sơn Tịnh (1.098,5 ha); Nghĩa Hành (1.084,5 ha); Trà Bồng (762,3 ha); Sơn Hà (679,1 ha ); Sơn Tây (527,3 ha); TP. Quảng Ngãi (502,6 ha); Minh Long (162,9 ha); Đất thích hợp để trồng lúa (H2) có 18.860,1 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Bình Sơn (3.289,8 ha); Sơn Tịnh (3.055,7 ha) ; Tư Nghĩa ( 2.615,6 ha); Nghĩa Hành (1.983,0 ha); Đức Phổ (1.550,5 ha); Ba Tơ (1386,3 ha); Sơn Hà (1.138,7 ha); Mộ Đức (607,5 ha); Minh Long (574,9 ha); Trà Bồng (306,3 ha); Sơn Tây với 213,4 ha; Đất ít thích hợp để trồng lúa (H3) có 6.400,5 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Đức Phổ (1.924,5 ha); Sơn Hà (1.425,1 ha); Ba Tơ (763,7 ha); Nghĩa Hành (495,4 ha); Sơn Tịnh ( 459,7 ha ); Bình Sơn (331,0 ha); Minh Long (326,8 ha); Trà Bồng ( 289,7 ha); Tư Nghĩa (217,0 ha); TP. Quảng Ngãi với 167,5 ha .

Với đất trồng cây hàng năm khác: Đất rất thích hợp để trồng cây hàng năm (H1) có 22.486,1 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Bình Sơn (5.034,0 ha), Sơn Tịnh (3.852,8 ha); Mộ Đức (3.398,0 ha); Tư Nghĩa (3.204,6 ha); TP Quảng Ngãi (2.538,4 ha); Đức Phổ (2.181,3 ha); Nghĩa Hành (1.702,4 ha); Sơn Hà (476,8 ha); Trà Bồng (33,6 ha). Đất thích hợp để trồng cây

hàng năm (H2) có 21.790,9 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị, thành phố: Sơn Hà (7.737,9 ha); Đức Phổ (3.599,7ha); Bình Sơn (2.565,5 ha); Sơn Tịnh (1.469,9 ha); Tư Nghĩa (1.441,9 ha); Ba Tơ (1.320,4 ha); Nghĩa Hành (1.109,6 ha); Mộ Đức (1.070,2 ha); TP. Quảng Ngãi (439,0 ha); huyện đảo Lý Sơn (438,6 ha); Trà Bồng (310,6 ha); Minh Long (242,3 ha); Sơn Tây (45,0 ha). Đất ít thích hợp để trồng cây hàng năm (H3) có 7.501,4 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị, thành phố: Sơn Hà (2.810,9 ha); Trà Bồng (1.330,1 ha); Sơn Tây (1.229,3 ha); Bình Sơn (548,8 ha); Ba Tơ (431,1 ha): Sơn Tịnh (415,1 ha); TP Quảng Ngãi (252,2 ha); Đức Phổ (179,3 ha); Nghĩa Hành (173,4 ha); Minh Long (129,1 ha); Tư Nghĩa (2,2 ha).

Với đất trồng cây lâu năm: Đất rất thích hợp để trồng cây lâu năm (H1) có 22.559,6 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Bình Sơn ( 7.188,3 ha);Trà Bồng (3.541,1 ha); Sơn Hà (3.108,2 ha); Sơn Tịnh ( 2.532,2 ha); Ba Tơ (2.188,3 ha); Nghĩa Hành (974,4 ha); Minh Long (822,3 ha); Sơn Tây (666,2 ha): Tư Nghĩa (567,2 ha); Mộ Đức (455,4 ha); TP.Quảng Ngãi (371,9 ha); Đức Phổ (144,3 ha); Đất thích hợp để trồng cây lâu năm (H2) có 42.298,3 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố: Trà Bồng (13.057,5 ha); Ba Tơ (6.887,1 ha); Sơn Hà (6.559,0 ha); Sơn Tây (5.579,0 ha); Bình Sơn (3.344,3 ha); Nghĩa Hành (1.736,3 ha); Sơn Tịnh (1.716,9 ha); Minh Long (1.267,6 ha); Đức Phổ (876,8 ha); TP. Quảng Ngãi ( 536,5 ha); Tư Nghĩa (432,3 ha); Mộ Đức (305,1 ha). Đất ít thích hợp để trồng cây lâu năm (H3) có 10.820,2 ha, phân bố theo đơn vị hành chính huyện, thị, thành phố: Sơn Tây (3.463,9 ha); Đức Phổ (2.028,9 ha); Bình Sơn (1.231,1 ha); huyện Ba Tơ (1.188,9 ha); huyện Mộ Đức (532,0 ha); huyện Minh Long (465,8 ha); Trà Bồng (390,4 ha); Sơn Tịnh (240,7 ha); Nghĩa Hành (131,4 ha); TP. Quảng Ngãi (49,6 ha); huyện đảo Lý Sơn (49,2 ha); Tư Nghĩa (41,7 ha).

Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc bố trí sử dụng đất bền vững trên địa bàn cấp tỉnh. Tuy nhiên với địa bàn huyện Tư Nghĩa do tỉ lệ bản đồ 1/100.000 nên khi sử dụng cho cấp huyện cũng hạn chế.

1.3.4. Nhận xét rút ra từ tổng quan và định hướng nghiên cứu của đề tài luận

văn trên địa bàn huyện Tư Nghĩa

Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp là yêu cầu khách quan ở bất kỳ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào và là nền tảng để đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên trên địa bàn của huyện Tư Nghĩa chưa có nghiên cứu nào được tiến hành mà chỉ có các nghiên cứu về thoái hoá đất, tiềm năng và chất lượng đất. Do vậy Học viên lựa chọn đề tài “ Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi’

- Các nghiên cứu về sử dụng bền vững đều dựa trên việc đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xác định các loại hình , kiểu sử dụng đất bền vững dựa trên 3 tiêu chí là hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường để lựa chọn LUT, kiểu sử dụng bền vững. Phân hạng khả năng thích hợp đất đai với các LUT, kiểu sử dụng đất bền vững, theo đó có thể xây dựng mơ hình thử nghiệm và định hướng đề xuất sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu của bậc cao học ngắn nên Học viên chỉ tập trung vào 3 nội dung chính gồm: đánh giá hiện trạng sử dụng đất, xác định các loại hình, kiểu sử dụng đất bền vững để lựa chọn và đề xuất định hướng sử dụng đất gắn với giải pháp.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp: Các loại sử dụng đất, các kiểu sử dụng đất và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Tư Nghĩa.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trên địa bàn huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và với đất sản xuất nông nghiệp. Các số liệu thứ cấp được thu thập ở giai đoạn 2015 - 2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 25 - 29)