Đặc điểm các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 38 - 41)

2.3.2 .Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất

3.1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên

3.1.2.1 Tài nguyên đất

Kết quả điều tra chỉnh lý bản đồ đất của Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp, Nông thôn năm 2020 cho thấy, trên địa bàn của huyện Tư Nghĩa có 7 nhóm đất gồm:

(i)Nhóm cồn cát và đất cát biển (ký hiệu Cc hoặc C): Nhóm bãi cát và cồn

cát biểncó diện tích 464,84 ha, chiếm 2,27 % tổng diện tích tự nhiên. Trong đó diện tích đất cát biển (C) là 313,68 ha và đất cồn cát trắng (Cc) là 151,16 ha.

Nhóm đất này được hình thành do q trình bồi tụ của phù sa biển nên chủ yếu là cát, những nơi có dạng địa hình cao được gió cuốn theo chiều song song với biển nên có dạng gò cao nên được xếp vào đất cồn cát, bãi cát. Cây trồng chủ yếu là phi lao, tạo vành đai rừng phịng hộ ven biển. Những nơi địa hình thấp đã được sử dụng trồng hoa màu hoặc lúa, độ phì đã được cải thiện hơn, đặc biệt là trồng lúa.

(ii)Nhóm đất mặn (ký hiệu M): Diện tích có 278,43 ha, chiếm 1,36% tổng

diện tích tự nhiên. Đất được hình thành do quá trình bồi tụ của phù sa sông hoặc phù sa biển nhưng phân bố ở địa hình thấp ven biển nên bị ảnh hưởng của mặn. Tuỳ theo độ mặn phân chia thành 2 đơn vị dưới nhóm gồm: Đất mặn nhiểu (Mn) có 81,2 ha và đất mặn ít và trung bình (M) có 177,23 ha.

Nhóm đất này hiện đang được sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản hoặc gieo trồng lúa đối với đất mặn ít và trung bình.

(iii)Nhóm đất phù sa (ký hiệu P): Diện tích có 7003,39 ha, chiếm 34,15 %

tổng diện tích tự nhiên.

Đất được hình thành do q trình bồi tự của phù sa sơng nhưng do phân bố ở địa hình khác nhau nên đã phân hố tạo thành nhiều loại đất khác nhau gồm: Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb); đất phù sa không được bồi hàng năm (P); đất phù sa glây; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf); đất phù sa ngịi suối (Py).

Nhóm đất phù sa là trọng điểm sản xuất nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa, hiện đang sử dụng cho gieo trồng lúa ở những nơi có đủ nước hoặc trồng màu với những nơi có địa hình cao, khơng có nước tưới.

(iv) Nhóm đất xám và bạc màu (ký hiệu X; B): Diện tích có 3315,98 ha, chiếm 16,17% diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất này được hình thành do q trình phong hố tại chỗ của các loại đá mẹ giàu thạch anh như đá granit, đá cát, lại phân bố ở địa hình tiếp giáp với vùng đồi núi cao nên bị rửa trôi sét, dinh dưỡng. Một số diện tích bị bạc màu. Nhóm đất này được phân chia thành 2 loại là: Đất xám trên Macma axit và đá cát và loại đất thứ 2 là Đất xám bạc màu trên Macma axit và đá cát.

Loại đất này cũng đang được sử dụng cho sản xuất nơng nghiệp, mặc dù có độ phì thấp nhưng khả năng thoát nước tốt nên gieo trồng những loại cây màu cũng cho hiệu quả cao nhưng mức đầu tư phân bón lớn.

(vi)Nhóm đất đỏ vàng (ký hiệu F): Diện tích có 8269,62 ha, chiếm 40,33%

diện tích đất tự nhiên.

Nhóm đất này hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau nên được phân chia thành các loại đất khác nhau bao gồm: đất vàng đỏ trên đá macma axit có diện tích 7.060,31 ha; đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl) là 84,95 ha. Đất vàng nhạt trên đá cát có 234,6 7 ha và đất nâu vàng trên phù sa cổ 232,67 ha. Ngoài ra trên địa bàn của huyện cịn có 741,97 ha đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đây cũng là loại đất hình thành tại chỗ nhưng để sản xuất lúa, người dân đã san ủi tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước.

(vii)Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá (E): Diện tích có 167,44 ha, chiếm 0,82%

diện tích đất tự nhiên của huyện Tư Nghĩa.

Bảng 3.1. Thống kê diện tích nhóm đất, loại đất huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi

Đơn vị tính: ha

STT TÊN ĐẤT Ký hiệu Diện tích

(ha) (%) I NHĨM BÃI CÁT VÀ ĐẤT CÁT BIỂN 464,84 2,27 1 Cồn cát trắng Cc 151,16 0,74 2 Đất cát biển C 313,68 1,53 II NHÓM ĐẤT MẶN 278,43 1,36 3 Đất mặn nhiều Mn 81,2 0,40 4 Đất mặn ít và trung bình M 197,23 0,96 III NHÓM ĐẤT PHÙ SA 7003,39 34,15

5 Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 2.363,43 11,53 6 Đất phù sa không được bồi hàng năm P 3.384,59 16,50

7 Đất phù sa glây Pg 520,81 2,54

8 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 495,27 2,42

9 Đất phù sa ngòi suối Py 239,29 1,17

IV NHÓM ĐẤT XÁM 3315,98 16,17

10 Đất xám trên Macma axit và đá cát Xa 1.682,96 8,21 11 Đất xám bạc màu trên Macma axit và

đá cát Ba 1633,02 7,96

V NHÓM ĐẤT ĐỎ VÀNG 8269,62 40,33

12 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 7.060,31 34,43

13 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 234,67 1,14

14 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 232,67 1,13

15 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 741,97 3,62 VI NHÓM ĐẤT XĨI MỊN TRƠ SỎI ĐÁ 167,44 0,82

16 Đất xói mịn trơ sỏi đá E 167,44 0,82

A Diện tích đất điều tra đánh giá 19.499,7 95,09

B Diện tích tự nhiên 20506,8 100

(Nguồn: Dự án Điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất lần đầu tỉnh Quãng Ngãi, năm 2020)

3.1.2.2. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt của huyện Tư Nghĩa khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống các sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Bàu Giang, sông Cây Bứa và các suối Đà Sơn, suối Tó, kênh chính Nam chảy qua. Nguồn nước trên địa bàn huyện được điều tiết bởi kênh chính Nam cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh mương thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu nên cơ bản đã giải quyết được nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

b. Nguồn nước ngầm:

Tư Nghĩa là nơi có nguồn nước ngầm khá phong phú, mực nước ngầm có độ sâu từ 2 - 4 m, thuận tiện cho việc đào giếng lấy nước sạch phục vụ sinh hoạt nhân dân trong vùng. Mặt khác có thể khai thác sử dụng nước tưới cho sản xuất nơng nghiệp.

3.1.2.3. Tài ngun rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 5.682,10 ha. Trong đó, rừng sản xuất có diện tích 3.591,75 ha, rừng phịng hộ có diện tích 2.090,35 ha.

Rừng phịng hộ hiện còn chủ yếu trên địa hình đồi cao, độ dốc lớn. Trong rừng chủ yếu là cây lấy gỗ và củi, các loại cây đặc sản và động vật quý hiếm hầu như khơng cịn. Thảm thực vật thưa thớt chủ yếu là rừng tái sinh và tầng cây cỏ bụi.

Trong những năm qua huyện đã quan tâm thực hiện quản lý sử dụng đất rừng và giao đất trồng rừng cho người dân quản lý, chăm sóc nhằm tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 38 - 41)