2.3.2 .Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội liên quan đến sử dụng đất sản xuất
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Tư Nghĩa là một trong 8 huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm của tỉnh (Thành phố Quảng Ngãi) khoảng 5 km và cách Khu kinh tế Dung Quất 40 km về phía Nam, được giới hạn bởi sông Trà Khúc ở phía Bắc và sông Vệ ở phía Nam, lãnh thổ của huyện tiếp giáp như sau:
- Phía Tây giáp: Huyện Sơn Hà.
- Phía Nam giáp: Huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long. - Phía Bắc giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh. - Phía Đông giáp: Thành phố Quảng Ngãi và huyện Mộ Đức.
Hình 3.1: Sơđồ hành chính huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi
Với tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đồng thời nằm trong vùng ảnh hưởng của Khu kinh tế Dung Quất và thành phố Quảng Ngãi, Tư
Nghĩa có điều kiện thuận lợi cho việc khai thác những thế mạnh về tiềm năng đất đai, lao động để sản xuất nông sản hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh. Tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoà nhập vào xu thế phát triển chung của tỉnh và khu vực miền Trung - Tây nguyên.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Tư Nghĩa là huyện đồng bằng nhưng do đặc điểm lãnh thổ của tỉnh Quảng Ngãi, với đồng bằng hẹp có gần 1/3 là gò đồi, lãnh thổ của huyện kéo dài từ vùng gò đồi, núi thấp xuống đến biển nên địa hình chính là gò đồi và đồng bằng. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và nghiêng dần xuống triền sông Trà Khúc với ba dạng địa hình chính:
- Dạng địa hình gò đồ ở phía Tây Nam của huyện, có độ cao từ 25 m - 250 m, chiếm 58,6 0% tổng diện tích toàn huyện. Địa hình gò đồi cao có độ dốc biến động từ 80-200, phủ thực vật kém nên khả năng xói mòn mạnh. Dạng địa hình này phân bố ở các xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ và một phần ở xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận. Các xã phân bố ở vùng thấp hơn bao gồm: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và Nghĩa Điền. Trong khu vực địa hình này có nhiều cánh đồng bằng nhỏ xen kẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp.
- Dạng địa hình đồng bằng nằm phía Đông Nam, có độ cao trung bình từ 2 - 5 m, chiếm 41,40% tổng diện tích toàn huyện, phân bố 2 thị trấn và xã gồm: Thị trấn La Hà, thị trấn Sông Vệ, xã Nghĩa Hoà, Nghĩa Thương, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương và Nghĩa Mỹ.
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện Tư Nghĩa mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta với những đặc trưng cụ thể như sau:
(i) Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 250C -260C; tổng nhiệt độ năm trên 9.3000C với tổng lượng bức xạ trên 140kcal/cm2/năm và có trên 2.100 giờ nắng/năm. Trong mùa hạ, các tháng 6,7,8 là nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng 270C - 290C. Trong mùa đông các tháng có nhiệt độ thấp nhất là 12, 1, 2; nhiệt độ
trung bình của các tháng này từ 210C - 230C . Biên độ nhiệt độ dao động từ 60C – 6,50C, khu vực đảo Lý Sơn 2,70C - 30C.
(ii) Chế độ mưa
Tư Nghĩa là một trong những huyện có lượng mưa trung bình so với các huyện trong tỉnh, trung bình khoảng 2500-2600 mm, thấp hơn so với vùng Ba Tơ, Trà Bồng nhưng cao hơn so với huyện Mộ Đức, Đức Phổ. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều và có sự phân hoá thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Mùa ít mưa từ tháng 1 đến tháng 8. Lượng mưa lớn lại tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm đến 65% - 70% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chỉ chiếm 30% - 35% nên dễ gây nên tình trạng khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Số ngày mưa 100 - 110 ngày.
(iii)Độ ẩm
Độ ẩm tương đối bình quân cả năm là 83,1%, trong các tháng mùa hạ 77,5% -83,5%, trong các tháng mùa đông 85%-91% và có xu hướng tăng lên theo độ cao, ngược lại với tiến trình của độ ẩm tuyệt đối. Vào những tháng mùa ít mưa, trong những ngày cá biệt, độ ẩm tương đối có khả năng xuống dưới 30%-40%.
(iv) Bốc hơi
Vào mùa khô, lượng bốc hơi khá lớn bình quân 923mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng bốc hơi thấp chỉ bằng 10% - 20% lượng mưa cả tháng. Những tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20% - 40% lượng mưa. Lượng bốc hơi lớn sẽ thúc đẩy quá trình cân bằng ẩm trong đất, nước dưới đất di chuyển lên mặt đất theo các mao quản kéo theo các hợp chất hoà tan lên mặt đất như Fe(OH)2 và Al(OH)3, những hợp chất này khi lên mặt đất gặp điều kiện háo khí (giàu oxy) bị oxy hoá tạo thành các oxyt sắt (Fe2O3) và oxyt nhôm ((Al2O3). Đây là nguyên nhân hình thành kết von trong đất.
(v) Gió, bão
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông -
Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.
- Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của các
cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10 cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp đến Quảng Ngãi.
Nhìn chung, Tư Nghĩa là vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, số giờ nắng trong năm khá cao, thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên với lượng mưa lớn, lại tập trung theo mùa nên thường gây lũ lụt và ngập úng vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, đất thường bị sa bồi ở khu vực đồng bằng và xói mòn rửa trôi ở khu vực đồi núi. Mặt khác, ảnh hưởng của các cơn bão từ Biển Đông đổ vào thường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân cũng như ảnh hưởng đến giao thông, thuỷ lợi và sản xuất nông - lâm - thủy sản.