Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)

3.2.1. Hin trng s dng đất huyn Tư Nghĩa

Số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất năm 2020 của huyện Tư Nghĩa tại bảng 3.2 cho thấy, diện tích đất trên địa bàn Tư Nghĩa đã được khai thác khá triệt để, trong đó có 15.935 ha sử dụng cho mục đích nông nghiệp, chiếm 77,7 % tổng diện tích tự nhiên của huyện đất sử dụng cho phi nông nghiệp có 4.326,9 ha, chiếm. 21,0 % tổng DTTN của huyện. Nhóm đất chưa sử dụng chỉ còn 298,9 ha.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tư Nghĩa năm 2020 STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích (ha) cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5)

Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3)

20.506,8 100,0

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 15.935 77,70

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.859,7 61,86

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.818,5

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.169,8

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.648,7 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.041,2

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 5.944,4 29,0 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.427,6 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2.516,8 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 98,5 0,48 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 32,5 0,15

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 4.326,9 21,0

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 298,9 1,3

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 298,7

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 0,2

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

Nguồn: Phòng Tài nguyên đất và Môi trường huyện Tư Nghĩa, năm 2020

3.2.2. Hin trng và biến động s dng đất sn xut nông nghip năm 2020 ca huyn Tư Nghĩa ca huyn Tư Nghĩa

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 của huyện Tư Nghĩa

Kết quả thống kê sử dụng đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 cho thấy, diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp có 9.859,7 ha, chiếm 61,86% diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa có 4.169,8 ha, chiếm 26,16% diện tích đất nông nghiệp. Đất trồng cây hàng năm khác có 4.648,7 ha, chiếm 29,11% diện tích đất nông nghiệp của huyện, đất trồng cây lâu năm có 1.041,2 ha, chiếm 6,53% diện tích đất nông nghiệp của huyện.

Bảng 3.3 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa năm 2020

STT LOẠI ĐẤT Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 15.935, 0 100,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.859,7 61,86

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.818,5 55,27 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.169,8 26,16 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.648,7 29,11 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.041,2 6,53

Nguồn: Phòng Tài nguyên đất và Môi trường huyện Tư Nghĩa, năm 2020

3.2.2.2. Biến động s dng đất sn xut nông nghip giai đon 2015-2020 huyn Tư Nghĩa huyn Tư Nghĩa

Tổng hợp số liệu kiểm kê sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại 2 thời điểm là năm 2015 và 2020 cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp năm 2020 có 9.859,7 ha, năm 2015 có 9220,0 ha, tăng 639,7 ha, trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 607,9 ha và đất trồng cây lâu năm tăng 31,78 ha. Trong đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa tăng 1,08 ha so với năm 2015 và đất trồng cây hàng năm khác tăng 606,88 ha.

Bảng 3.4. Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa giai đoạn 2015- 2020

STT LOẠI ĐẤT

hiệu

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp

(ha) So sánh năm 2020/2015 (Tăng (+), giảm (-) (ha) Năm 2020 Năm 2015 (1) (2) (3) (4) (5)

1. Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.859,7 9.220,0 639,70

1.1. Đất trồng cây hàng năm CHN 8.818, 5 8.210,60 607,90

- Đất trồng lúa LUA 4.169,8 4.168,78 1,02

- Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4.648, 7 4.041,82 606,88 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.041,2 1.009,42 31,80 Nguồn: Phòng Tài nguyên đất và Môi trường huyện Tư Nghĩa, năm 2020

3.2.3. Hin trng các loi, kiu s dng đất sn xut nông nghip ph biến huyn Tư Nghĩa huyn Tư Nghĩa

3.2.3.1. Hiện trạng các loại, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến tại TV1

Tổng hợp số liệu điều tra thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và khảo sát hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện cho thấy, mặc dù có sự khác biệt về điều kiện địa hình, chế độ nước nhưng không có sự phân hoá lớn về hiện trạng loại sử dụng đất, kiểu sử dụng đất giữa 2 tiểu vùng. Tiểu vùng 1 (bảng có 4 LUT, với 15 kiểu sử dụng đất) gồm:

(i)Loại sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: Diện tích có 1689,3 ha, chiếm

38,64 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Trong đó có 2 kiểu sử dụng đất gồm: kiểu sử dụng 2 vụ lúa có 1.669 ha. Đây là loại sử dụng đất phổ biến được khai thác từ nhiều năm để sản xuất lương thực, hiện đang bố trí trên đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất xám glây hoặc đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước. Đất có địa hình vàn, vàn thấp hoặc vàn cao. Điều kiện tưới và tiêu thoát nước thuận lợi, một số diện tích phân bố ở đất vàn cao bị thiếu nước trong mùa khô hạn hoặc chân đất trũng bị ngập úng. Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa xuân có 20,3 ha. Vụ lúa này gieo trồng vào tháng 12, thu hoạch vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 4. Từ tháng 5 lúc vụ hè thu bắt đầu vào vụ thì cũng là lúc thiếu nước trầm trọng nên người dân bỏ trống đất.

(ii)Loại sử dụng Đất 1 lúa - màu (LUT2): có diện tích không nhiều với 80,32 ha, chiếm 1,87 % tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Loại sử dụng đất này có 3 kiểu sử dụng đất, bố trí ở địa hình vàn cao, gieo cấy một vụ lúa trong vụ đông xuân. Vụ hè thu thiếu nước nhưng ẩm độ đất vẫn tốt nên gieo trồng cây màu. Các cây màu phổ biến là ngô, đậu rau hoặc lạc.

(iii) Loại sử dụng đất chuyên màu: Loại hình sử dụng đất này có diện tích lớn nhất với 1996,5 ha trong tổng số 2.309,88 ha đất chuyên màu của tiểu vùng, những diện tích này đang bố trí gieo trồng các loại cây khác không ổn định về cơ cấu, diện tích nên không được tính. LUT này có 7 kiểu sử dụng đất, trong đó kiểu sử dụng đất trồng sắn có diện tích lớn nhất với 930,1 ha, kiểu sử dụng đất có diện tích nhỏ nhất là Ngô ĐX-Ngô HT với 105 ha. Các kiểu sử dụng đất này bố trí trên các địa hình cao, hoặc không có nguồn nước tưới, các loại đất phổ biến đang được

sử dụng cho các kiểu sử dụng đất này là đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa ngòi suối, đất xám bạc màu trên đá granit và đá cát. Các cây trồng phổ biến là ngô, sắn, mía, các loại rau, đậu rau và lạc.

(iv) Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm

Loại sử dụng này có diện tích 520 ha, chiếm 12,2% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng, hiện nay có 3 kiểu sử dụng đất cây ăn quả là mít, chôm chôm và chuối. Đây là những cây trồng có diện tích lớn, ngoài ra còn có rất nhiều loại cây ăn quả khác như dứa, bưởi, thanh long, cam nhưng diện tích rất nhỏ và đang thử nghiệm. So với tiềm năng phát triển cây ăn quả còn rất lớn nhưng để phát triển cần có nhiều giải pháp đồng bộ.

Bảng 3.5. Hiện trạng các loại sử dụng kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến của tiểu vùng 1

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) (%) Diện tích các LUT, kiểu sử dụng đất phổ

biến của tiểu vùng được đánh giá 4.286 100,0

LUT 1 Chuyên lúa

Lúa xuân – Lúa mùa 1.669,0

Lúa xuân 20,3

Tổng cộng 1.689,3 38,64

LUT 2 Lúa- màu

Lúa ĐX- Đậu rau HT 25,3 Lúa ĐX – Lạc HT 15,0 Lúa ĐX – Ớt HT 40,02

Tổng cộng 80,32 1,87

LUT 3 Chuyên màu

Ngô ĐX- Ngô HT 209,7 Ngô HT (ngoài bãi phù sa

được bồi) 205,0

Lạc-đậu rau HT 108,9 Rau ĐX- Đậu rau HT 116,5 Rau ĐX- lạc HT 273,3

Sắn 930,1

Mía 153,0

Tổng cộng 1.996,5 47,29

LUT 4 Cây lâu năm

Mít 200,0

Chôm chôm 30

Chuối 290

Tổng cộng 520,0 12,2

3.2.3.1. Hiện trạng các loại, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp TV2

Tại tiểu vùng 2 có thuận lợi hơn so với tiểu vùng 1 là đất đai bằng phẳng, phần lớn đất có nguồn gốc từ sản phẩm bồi tụ của phù sa. Kết quả tổng hợp số liệu về các LUT, kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng này bảng 3.6. cho thấy, TV2 cũng có 4 LUT với 12 kiểu sử dụng đất. Trong đó LUT 4 chỉ có một kiểu sử dụng đất là trồng chuối. Điều đó chứng tỏ thế mạnh của tiểu vùng này là sản xuất cây lương thực, cây thực phẩm. Các LUT, kiểu sử dụng đất phổ biến của tiểu vùng 2 gồm:

(i)Loại sử dụng đất chuyên trồng lúa nước

Loại sử dụng đất chuyên trồng lúa nước có 2301,0 ha, chiếm 41,69% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Khác với tiểu vùng 1, tiểu vùng 2 chỉ có 1 kiểu sử dụng đất là gieo trồng 2 vụ lúa ĐX và lúa HT, hiện đang bố trí chủ yếu trên đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây. Đất mặn ít và trung bình, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất cát biển. Đất có địa hình vàn là chủ yếu, một số diện tích phân bố ở địa hình vàn thấp hoặc trũng. Điều kiện tưới và tiêu thoát nước thuận lợi, một số diện tích phân bố ở đất vàn cao bị thiếu nước nhẹ trong mùa khô hạn hoặc trũng bị ngập úng.

Bảng 3.6. Hiện trạng các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phổ biến của tiểu vùng 2

LUT

chính LUT Kiểu sử dụng đất

Diện tích (ha) (%)

Tổng toàn tiểu vùng 4.517,8 100,0

LUT 1 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 2.301,0

Tổng cộng 2.301,0 49,61

LUT 2 Lúa- màu

Lúa ĐX- Đậu rau 40,0

Lúa ĐX – Ngô hè thu 60,0

Tổng cộng 100,0 2,23

LUT 3 Chuyên màu

Ngô ĐX- Ngô Hè thu 360,0

Ngô ĐX- lạc HT 225,3

Ngô 1 vụ ngoài bãi phù sa 250,3 Khoai lang ĐX- Lạc HT 174,1 Rau ĐX- Đậu rau HT 214,9 Lạc ĐX – Rau cải HT 394,6

Sắn 284,1

Mía 23,0

Tổng cộng 1926,0 42,63

(ii)Loại sử dụng Đất 1 lúa – màu (LUT2): có diện tích 100,8 ha, chiếm 2,23% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. Loại sử dụng đất này có 2 kiểu sử dụng đất:

- Kiểu sử dụng đất Lúa ĐX- Đậu rau HT có diện tích có 40,8 ha, phân bố ở địa hình vàn cao, gieo cấy một vụ lúa ĐX. Vụ HT thiếu nước nên được bố trí trồng cây đậu rau.

- Kiểu sử dụng đất Lúa ĐX- ngô HT có 60 ha, cũng phân bố ở địa hình vàn cao nên gieo cấy một vụ lúa đông xuân, vụ hè thu thiếu nước nên gieo trồng ngô.

(iii) Loại sử dụng đất chuyên màu: Diện tích 1926,0 ha, chiếm 42,63% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng (Không kể diện tích đất chuyên trồng rau màu không ổn định về cơ cấu). LUT này phân bố ở địa hình cao trong nội đồng hoặc bãi phù sa ven sông không có công trình tướii nên chỉ trồng các loại cây màu bao gồm cả cây nguyên liệu cho chế biến như ngô, cây mì (sắn), cây mía. Cây lấy củ như khoai lang. Cây rau thực phẩm như Đậu rau các loại, rau, ớt. Cây công nghiệp ngắn ngày như lạc. LUT này có 8 kiểu sử dụng đất, đang được bố trí trên các đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa được bồi hàng năm, đất cát biển.

(iv) Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm

Loại sử dụng này có diện tích 250 ha, chiếm 5,53% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tiểu vùng. LUT này chỉ có một kiểu sử dụng đất là trồng chuối.

3.3. Đánh giá hiu qu kinh tế, xã hi, môi trường ca các loi s dng, kiu s dng đất sn xut nông nghip s dng đất sn xut nông nghip

3.3.1. Hiu qu kinh tế ca các loi s dng, kiu s dng đất sn xut nông nghip

3.3.1.1. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại TV1

Tổng hợp số liệu điều tra về hiệu quả kinh tế của các LUT, kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng 1 cho thấy, hiệu quả kinh tế của các LUT, kiểu sử dụng đất khác nhau (bảng 3.7) và một số LUT, kiểu sử dụng đất tại tiểu vùng này thấp hơn TV2, cụ thể với từng loại, kiểu sử dụng đất như sau:

- LUT 1: chuyên trồng lúa có 2 kiểu sử dụng đất, trong đó kiểu sử dụng Lúa ĐX-Lúa HT cho GTSP đạt 71,4 triệu đồng, chi phí trung gian là 35,28 triệu đồng, Giá trị gia tăng đạt 36,12 triệu đồng. Hiệu suất đầu tư đạt 1,02 lần. So với kiểu sử dụng đất hiện có trong tiểu vùng, đây là kiểu sử dụng đất cho hiệu quả trung bình xét cả về 3 chỉ tiểu là GTSP, GTGT và đặc biệt là HQĐT ở mức thấp. Kiểu sử dụng đất 1 vụ lúa ĐX cho hiệu quả thấp: GTSX đạt 36,3 triệu đồng, GTGT đạt 17,6 triệu đồng và HSĐT đạt 1,06 lần.

- LUT 2: lúa ĐX-màu HT có 3 kiểu sử dụng đất, trong đó lúa ĐX- Đậu HT cho hiệu quả kinh tế cao hơn: GTSP đạt 140, 3 triệu đồng, GTGT đạt 96,83 triệu đồng và HSĐT đạt 2,2 lần. Kiểu sử dụng đất Lúa ĐX- Lạc HT cho GTSP là 93,3 triệu đồng, GTGT đạt 78,89 triệu đồng và HSĐT đạt 2,4 lần. Kiểu sử dụng đất lúa ĐX- Ớt HT cho GTSP là 96,3 triệu đồng, GTGT đạt 58,51 triệu đồng và HSĐT đạt 1,54 lần.

-LUT 3: chuyên màu có 7 kiểu sử dụng đất, trong đó có 3 kiểu cho GTSP trên 100 triệu đồng và HSĐT cao lớn hơn 2 lần. Trong đó về GTGT cao nhất là kiểu sử dụng đất rau ĐX - Đậu rau HT với 192,35 triệu đồng, tiếp theo là Lạc ĐX - Đậu rau HT đạt 174, 35 triệu đồng, Rau ĐX – Lạc HT có 128 triệu đồng. GTGT tương ứng lần lượt là 140,68 triệu đồng, 137,36 triệu đồng và 91 triệu đồng. HQĐT tương ứng 2,7, 3,7 và 2,5. Các kiểu sử dụng đất còn lại cho HQKT thấp hơn, trong đó kiểu sử dụng đất gieo trồng 1 vụ ngô cho giá trị sản phẩm thấp nhất với 42 triệu đồng/ha, GTGT thấp do hộ nông dân chỉ bón tổng chi phí phân bón bằng 2/3 tổng giá trị đầu tư cho 1 ha ngô trên đất phù sa không được bồi hàng năm. Do vậy HQĐT cũng vào loại trung bình với 1,64 lần.

LUT 4: Cây lâu năm với 3 kiểu sử dụng đất là trồng mít, trồng chôm chôm và trồng chuối đều cho HQKT cao về cả 3 chỉ tiêu đều thuộc loại cao: GTSX cao nhất là đạt 150 triệu (Mít, chôm chôm) và thấp nhất là chuối với 136 triệu đồng, GTGT cao nhất đạt 132,7 triệu đồng (Mít), thấp nhất là 91,2 triệu đồng (chuối) và HQĐT đạt cao nhất 7,6 lần (Mít) và thấp nhất 2,07 lần là chuối.

Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng, kiểu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của tiểu vùng 1

LUT Kiểu sử dụng đất GTSP (Trd/ha/năm) CPTG (Trđ/ha) GTGT (Trd/ha) HQĐT (lần) Chuyên lúa (LUT1)

Lúa xuân – Lúa

mùa 71,4 35,28 36,12 1,02

Lúa xuân 36,3 17,6 18,7 1,06

Lúa- màu (LUT2)

Lúa ĐX- Đậu rau

HT 140,3 43,47 96,83 2,2 Lúa ĐX – Lạc HT 93,3 28,8 78,89 2,7 Lúa ĐX – Ớt HT 96,3 37,79 58,51 1,54 Chuyên màu (LUT3) Ngô ĐX- Ngô HT 76,3 35,2 41,1 1,17 Ngô HT (ngoài bãi

phù sa được bồi) 42,0 15,8 26,2 1,65 Lạc ĐX – Đậu rau

HT 174,35 36,99 137,36 3,7

Rau ĐX- Đậu rau

HT 192,35 51,67 140,68 2,7 Rau ĐX- Lạc HT 128,0 37,0 91,0 2,5 Sắn 96,0 26,48 69,52 2,62 Mía 62,4 36,5 25,9 0,7 Cây lâu năm (LUT 4) Mít 150,0 17,3 132,7 7,6 Chôm chôm 150,0 27,63 122,37 4,4

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 47)