Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh Quảng Trị (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu luận văn

1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

1.2.1.1. Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước thông qua việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Nội hàm của QLNN thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển KT-XH của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.

Đặc điểm của QLNN khác với các tổ chức phi nhà nước là mang tính quyền lực cưỡng bức, thông qua hành động quản lý của cơ quan nhà nước cơ bản được luật hóa; trong nền kinh tế thị trường nhà nước có quyền thu thuế không theo nguyên tắc trao đổi hàng hóa để có nguồn tài chính phục vụ hoạt động của nhà nước; QLNN được thực hiện bằng bộ máy với ba chức năng chính là lập pháp, hành pháp và tư pháp, được phân cấp thành chính quyền Trung ương và địa phương.

1.2.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo Quản lý nhà nước về đất đai:

Quản lý nhà nước về đất đai là một phân hệ của QLNN. Thông qua việc các cơ quan trong bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật nhà nước điều chỉnh hành vi hoạt động của con người liên quan đến đất đai nhằm bảo vệ nguyên vẹn lãnh thổ, khuyến khích SDĐ có hiệu quả và bảo hộ quyền người sở hữu đất. QLNN về đất đai bao gồm hai lĩnh vực chính: (1) QLĐĐ với tư cách lãnh thổ, tài nguyên quốc gia. Vai trò chính phủ là phải phân định được đường biên giới với nước láng giềng, vẽ bản đồ lãnh thổ, quy hoạch không gian lãnh thổ, xây dựng các kế hoạch sử dụng, cải tạo đất khi cần thiết, thu thập, lưu giữ thông tin về đất…; (2) Đề ra các nguyên tắc, quy định các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu, sử dụng, cải tạo, giao dịch đất đai nhằm duy trì sự ổn định của các quan hệ đất đai, khuyến khích SDĐ hiệu quả và phát triển thị trường bất động sản một cách lành mạnh.

Quản lý nhà nước về đất đai là tất yếu khách quan của tất cả các nước. Đất đai không chỉ là tài sản của chủ thể kinh tế nào đó mà còn mang vai trò lãnh thổ, thể

hiện chủ quyền quốc gia, là môi trường sống chung của cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam, ngoài các hoạt động QLĐĐ như các quốc gia khác, Nhà nước Việt Nam còn thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân trong xử lý các quan hệ đất đai với các chủ thể SDĐ khác.

Theo Hiến pháp 2013 và Luật Đất đai 2013, Nhà nước Việt Nam có quyền hạn và có phạm vi can thiệp rộng đối với các quan hệ đất đai, bao gồm hai lĩnh vực là quản lý chung và quản lý các cơ quan đại diện cho sở hữu toàn dân. Điều này được cụ thể hóa trong phân cấp QLNN về đất đai trong bộ máy nhà nước. Nhà nước Việt Nam với tư cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân đối với đất đai thực hiện chức năng thống nhất quản lý trên cả nước theo quy định của Luật Đất đai. Quốc hội có chức năng ban hành pháp luật về đất đai, kế hoạch SDĐ của cả nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý, SDĐ trên phạm vi cả nước; Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy hoạch, kế hoạch SDĐ vào mục đích quốc phòng, an ninh; thống nhất QLDĐ trong phạm vi cả nước; Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc QLNN về đất đai. CQĐP thực thi chức năng QLNN theo phân cấp đối với đất đai.

Quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 bao gồm 15 nội dung cơ bản: (1) Ban hành văn bản quy pháp pháp luật về quản lý, SDĐ và tổ chức thực hiện văn bản đó; (2) Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; (3) Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng SDĐ và bản đồ quy hoạch SDĐ; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất; (4) Quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ; (5) Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ; (6) Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất;

(7) Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở

hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; (8) Thống kê, kiểm kê đất đai; (9) Xây dựng hệ thống thông tin đất đai; (10) Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; (11) Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ; (12) Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; (13) Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; (14) Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và SDĐ; (15) Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Đối với trách nhiệm QLNN về đất đai, Chính phủ thông

nhất QLNN về đất đai trong phạm vi cả nước; Bộ TN&MT chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thông nhất QLNN về đất đai; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong QLNN về đất đai. UBND các cấp có trách nhiệm QLNN về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định của pháp luật. Hệ thống tổ chức cơ quan QLDĐ được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Quản lý nhà nước về đất đai thuộc cơ sở tôn giáo:

Quản lý nhà nước về đất đai thuộc CSTG là tổng hợp các hoạt động có sự phân cấp và phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đất đai thuộc CSTG và quá trình sử dụng đất đai thuộc CSTG bao gồm quản lý nhà nước về đất đai thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động nhằm kiểm soát chặt chẽ quỹ đất đai thuộc CSTG, khuyến khích sử dụng đất đai thuộc CSTG hiệu quả.

Quản lý nhà nước về đất đai thuộc CSTG là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan từ cấp Trung ương đến địa phương. Đối với QLNN về đất đai thuộc CSTG cấp tỉnh bao gồm có cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có chức năng theo phân cấp trong Luật Đất đai đối với đất đai thuộc CSTG và quá trình sử dụng, giao dịch đất đai thuộc CSTG trong địa giới hành chính của tỉnh. Trong đó, HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai tại địa phương. UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và QLNN về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền. Sở TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh QLNN về TN&MT, trong đó có đất đai thuộc CSTG.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh Quảng Trị (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w