Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh Quảng Trị (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

của chính quyền địa phương

1.2.3.1. Đảm bảo vai trò của nhà nước trong quản lý nhà nước đối với đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo

Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai ở Việt Nam là rất lớn với tư cách cơ quan công quyền, đồng thời là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai. Do đó, với phương diện là cơ quan công quyền, Nhà nước phải kiểm soát được quỹ đất đai, bảo vệ quỹ đất quốc gia, kiểm soát tài nguyên trong lòng đất, cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, nhất là dịch vụ bảo hộ chế độ sở hữu đất, cung cấp thông tin về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại về đất đai. Với phương diện là đại diện sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước có quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch SDĐ; quyết định mục đích SDĐ; quy định hạn mức, thời hạn SDĐ; quyết định thu hồi đất; quyết định về giá đất, tài chính đất đai; quyết định trao QSDĐ cho người SDĐ… CQĐP được phân cấp thực hiện chức năng QLNN đối với đất đai nói chung và đất đai thuộc CSTG nói riêng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhà nước ta phải tạo ra một cơ chế hợp lý trong phân định thẩm quyền QLĐĐ cho từng cấp quản lý, để các cấp chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ, giải quyết kịp thời những phát sinh trong quá trình quản lý và SDĐ nhằm thực hiện tốt chức năng quản lý tập trung, thống nhất về đất đai nói chung và đất đai thuộc CSTG nói riêng. Trong hệ thống QLĐĐ của Nhà nước Việt Nam, CQĐP là một cấp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với đất đai thuộc địa giới quản lý. Quản lý theo lãnh thổ đối với đất đai nói chung, đất đai thuộc CSTG nói riêng, có lợi ích là liên kết, phối hợp được các hoạt động khác nhau liên quan đến đất đai. Vai trò CQĐP, nhất là cấp tỉnh vừa là đầu mối gắn kết quản lý của Trung ương với địa phương, vừa giữ vai trò

quản lý toàn diện đối với đất đai thuộc CSTG trên địa bàn.

Nhà nước đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương trên phương diện kiểm soát và sử dụng hợp lý tổng quỹ đất chung. CQĐP có khả năng phối hợp với Tổng cục QLĐĐ tiến hành kiểm kê, kiểm soát, đo đạc bản đồ, phân định địa giới hành chính, phân hạng đất, thăm dò địa chất, điều tra khoáng sản, tài nguyên, lên kế hoạch sử dụng dài hạn quỹ đất chung trong đó có đất thuộc CSTG. Trên cơ sở dữ liệu quỹ đất của tỉnh, CQĐP có thể xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng cho đất đai thuộc CSTG tại địa phương một cách hợp lý. Đồng thời, để đảm bảo lợi ích của CSTG khi SDĐ thì cần thiết phải có sự quản lý đối với đất đai thuộc CSTG của CQĐP thông qua việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ của CSTG, CQĐP thừa nhận và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của CSTG trong các vấn đề giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải quyết khiếu kiện, khiếu nại.

1.2.3.2. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người và các tổ chức tôn giáo xây dựng Hiến chương điều lệ hoạt động trong khuôn khổ pháp luật quy định. Đồng thời, Chính quyền địa phương đảm bảo thực thi chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về đất đai phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo trên địa bàn.

Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân và đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết. Do đó, trong thực thi QLNN về đất đai thuộc CSTG cần nhất quán trong thực hiện chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật, đảm bảo không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo nhằm tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố hệ thống chính trị làm công tác tôn giáo ở cơ sở, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích tôn giáo với lợi ích dân tộc.

1.2.3.3. Đảm bảo sự ổn định xã hội, tránh các hoạt động lợi dụng tôn giáo về đất đai Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với

QLĐĐ thuộc CSTG đảm bảo sự ổn định xã hội, đảm bảo các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Đồng thời, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chính quyền địa phương đảm bảo thực hiện tốt việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị, kiến nghị của tổ chức tôn giáo, cá nhân tôn giáo, xử lý các nhu cầu của tổ chức, cá nhân tôn giáo, trong đó có những nhu cầu hợp pháp, chính đáng về đất đai, xây dựng, cải tạo CSTG; nắm tình hình, có phương án xử lý kịp thời, phù hợp đối với các vấn đề nổi cộm, nhất là việc đòi lại đất đai có nguồn gốc tôn giáo, cơ sở thờ tự không xin phép hoặc chưa xin phép... để không xảy ra điểm nóng về tôn giáo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai thuộc các cơ sở tôn giáo tỉnh Quảng Trị (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w