Phân tích các phần tử trong trong sơ đồ nguyên lý

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 32 - 36)

2.4.3.1Bộ nguồn thủy lực

Hình 2.2: Bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực hay con gọi là trạm nguồn thủy lực là thiết bị dùng để cung cấp dòng chảy áp suất cho động thủy lực, xylanh thủy lực và các bộ phận thủy lực khác.

Ở một số trường hợp thì nguồn thủy lực còn có thể sử dụng bể dầu phụ hoặc bình tích năng lượng thủy lực.

2.4.3.2Van phân phối

Van phân phối là một phần tử có tác dụng thay đổi hướng của dòng chất lỏng, vì nó có thể làm đảo chiều dòng chuyển động của các cơ cấu chấp hành mà nó điều khiển. Van có nhiệm vụ điều khiển các cơ cấu chấp hành xy-lanh thủy lực và giảm tải cho bơm.

2.4.3.3Van an toàn

Hình 2.4: Van an toàn

Van an toàn có tác dụng bảo vệ hệ thống không vượt quá giá trị cho phép nhằm bảo vệ an toàn cho các thiết bị không bị phá hỏng và làm đúng theo yêu cầu của hệ thống.

2.4.3.4Van chống lún

Hình 2.5: Van chống lún

Van chống lún thủy lực hay van chống rơi, van chống tụt đều là tên gọi của một loại thiết bị. Nó xuất hiện và trở thành 1 thành phần không thể thiếu của các bộ nguồn, máy móc vận hành bằng dầu, nhớt hoặc các chất lỏng thủy lực khác. Van

chống lún có chức năng giữ cơ cấu chấp hành nguyên vị trí cho đến khi bơm thủy lực hoạt động, chống trôi, chống lún, chống tụt. Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện hỗ trợ đều dầu đi vào xylanh.

Van chống lún được dùng trong hầu hết hệ thống thủy lực từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn…

2.4.3.5Van một chiều

Hình 2.6: Van một chiều

Van một chiều sẽ có tác dụng bảo vệ bơm trong trường hợp hệ thống bị quá tải.

Đối với chế độ làm việc bằng tay, tất cả các quá trình chuyển động của xylanh đều được điều khiển bởi nút bấm.

2.4.3.6Xy lanh thủy lực

Hình 2.7: Xy lanh thủy lực tác động kép

Xylanh thủy lực là bộ phận chính trong hệ thống truyền động thủy lực. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống thủy lực. Nó dùng để chuyển tải một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác, nâng hạ một sản phẩm nào đó như đập thủy điện hay tạo lực ép cho máy ép,...

2.4.3.7Rơ – le và Các thiết bị phụ trợ

Rơ le áp suất thủy lực là thiết bị đo áp suất dùng để chuyển đổi tín hiệu áp suất dầu thủy lực thành tín hiệu điện.

Hình 2.8: Rơ – le áp suất

Hệ thống đường ống hút – đẩy – xả : các đường ống này cần được tính toán sao cho phù hợp với áp suất và lưu lượng yêu cầu.

2.4.3.8Bộ làm mát dầu thủy lực

Các hệ thống thủy lực làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, thời gian làm việc liên tục lớn đòi hỏi phải có thiết bị làm mát cưỡng bức để đảm bảo nhiệt độ dầu thủy lực không vượt quá giới hạn cho phép làm hỏng gioăng phớt cũng như đặc tính của dầu.

Ưu điểm của bộ làm mát dầu thủy lực :

- Thời gian sử dụng của hệ thống thủy lực được kéo dài. - Tuổi thọ của dầu được kéo dài.

- Tính sẵn sàng của hệ thống được tăng lên – thời gian vận hành nhiều lên và tắt máy ít hơn.

- Giảm chi phí dịch vụ và sửa chữa.

Hình 2.9: Bộ làm mát dầu thủy lực Yuken

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 32 - 36)