Tính toán thiết kế bể dầu

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 64 - 66)

Bể dầu có nhiệm vụ chính sau:

- Cung cấp dầu cho hệ thống làm việc theo chu trình kín ( cấp và nhận dầu chảy về ).

- Giải tỏa nhiệt sinh ra trong quá trình bơm dầu làm việc. - Lắng đọng các chất cạn bã trong quá trình làm việc. - Tách nước.

Để đảm bảo cho sự lưu thông của dầu tạo điều kiện làm nguội tốt hơn, bên trong bể ngăn thành từng buồng có cửa lưu thông tương ứng ở phía dưới hai vách ngăn ngang có cửa so le với nhau và có kích thước hợp lý. Hai vách ngăn có chiều cao bằng chiều cao nhất trong bể dầu. Mức dầu cao nhất trong bể dầu bằng 0,7 0,8 chiều cao thành bể.

Nhờ các màng lọc và bộ lọc, dầu cung cấp cho hệ thống điều khiển đảm bảo sạch. Sau một thời gian làm việc định kỳ thì bộ lọc phải được tháo ra rửa sạch hoặc thay mới. Trên ống cấp dầu người ta gắn vào một van tràn điều chỉnh áp suất cung cấp và đảm bảo an toàn cho đường ống cấp dầu.

Ta chọn bể dầu dạng hộp chữ nhật. Gọi các kích thước của bể dầu như sau: - Chiều cao của bể: H = a (m)

- Chiều dài của bể: b = 2.a (m) - Chiều rộng của bể: a (m)

Thể tích của bể dầu thường được tính theo công thức sau:

b V (3 5).Q   (3 5).106 = 318 ÷ 530 (l) Lấy V = 400 (l). Vì V H.b.a 2.a  3= 0,4 3 0, 4 a 2  = 0,58 (m) = 580 (mm) Do đó : b = 2.a = 2.580 = 1160 (mm) H = a = 580 (mm)

Hình 3.19: Sơ đồ kết cấu bể dầu

Trong đó :

1 – Bộ lọc của đường hút 2 – Vách ngăn 3 - Ống xả 4 – Lỗ thoát 5 – Mắt thăm dầu 6 – Nắp đổ dầu

Bể dầu nên được sơn màu những màu sáng để tăng khả năng bức xạ nhiệt, tăng khả năng làm mát của hệ thống.

Vậy kích thước bể dầu là: a x b x H = 580 x 1160 x 580 là thuận lợi cho việc bố trí một số các thiết bị thủy lực như động cơ điện, bơm, van thủy lực, đổ dầu, bộ lọc, bộ làm mát nên ta có thể chọn kích thước này là kích thước chính thức.

3.8 Chọn mối nối thủy lực

Với bất kỳ hệ thống nào vận hành bằng dầu, nhớt hay chất lỏng thủy lực đều cần phải sử dụng ống dẫn và mối nối thủy lực.

Mối nối thủy lực dùng để kết nối ống dẫn dầu với các thành phần như bơm thủy lực, van thủy lực, xy lanh thủy lực,...cùng nhau tạo ra một hệ thống thông qua đó chất lỏng thủy lực có thể chảy mà không bị rò rỉ.

Mối nối thủy lực chịu áp lực áp và chống rò rỉ.

Khi lựa chọn mối nối thủy lực cần chú ý đến áp suất làm việc, độ rung, loại mối nối, kích cỡ của đường ống, dòng chảy, chất liệu của dây dẫn hoặc thành phần và giá cả của nó.

Hình 3.20: Mối nối thủy lực

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 64 - 66)