Lựa chọn các loại van thủy lực trên hệ thống

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 38 - 39)

2.5.3.1Van phân phối.

Một số điểm cần chú ý khi lựa chọn van phân phối:

- Áp suất và lưu lượng lớn nhất của van được lựa chọn theo áp suất và lưu lượng lớn nhất của bơm nguồn hoặc cơ cấu chấp hành thủy lực kết nối với van phân phối.

- Độ chờm của van: độ chờm âm, độ chờm dương và độ chờm không.

- Lựa chọn kiểu van: Van phân phối dạng đĩa, van phân phối con trượt, van phân phối dạng xoay, van phân phối tỉ lệ hoặc tổ hợp van hai cửa….

- Kiểu điều khiển van: điều khiển tay, điều khiển thủy lực, điều khiển điện, điều khiển khí nén, điều khiển điện- điện tử…

- Sơ đồ nguyên lý thủy lực kết cấu, kiểu điều khiển van. - Đặc tính lưu lượng - áp suất của van.

2.5.3.2Van an toàn.

Van an toàn trong hệ thống truyền động thủy lực thể tích có nhiệm vụ khống chế áp suất lớn nhất của hệ và bảo vệ bơm và các thiết bị thủy lực không bị quá tải.

Khi chọn van an toàn cần lưu ý các thông số:

- Áp suất mở van & lưu lượng lớn nhất của van được lựa chọn theo áp suất và lưu lượng lớn nhất của bơm nguồn, cơ cấu chấp hành thủy lực hoặc một phần mạch kết nối với van điều chỉnh áp suất.

- Các loại van an toàn: van một cấp, van hai cấp, van điều khiển thủy lực, van điều khiển điện, van điều khiển từ xa…

- Kết cấu lõi van (nút van): dạng cầu, côn, trụ, bậc, … và nó quyết định đến đặc tính làm việc của van và vị trí ứng dụng của nó.

- Các đặc tính của van: đặc tính áp suất – lưu lượng, đặc tính phản hồi tác động theo thời gian, …

2.5.3.3Van chống lún.

Van chống lún có nhiệm vụ giữ áp suất hệ thống và giữ tải chống dịch chuyển cần piston do lực đàn hồi của vật liệu ép hoặc tải trọng ngoài.

2.5.3.4Van một chiều

Van một chiều có nhiệm vụ ngăn dòng lưu lượng chất lỏng ở chiều ngược lại. Nó chỉ cho chất lỏng đi qua theo một chiều.

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w