Tính toán thủy lực đường ống

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 39 - 40)

Có 2 loại ống dẫn dầu đang được sử dụng hiện nay: Ống dẫn dầu cứng và ống dẫn dầu mềm. Mỗi loại ống dẫn đều có những tính năng sử dụng riêng biệt.

- Ống dẫn dầu cứng : Có ưu điểm chắc chắn, gọn gàng và dễ dàng cố định trên thân máy, tuổi thọ làm việc cao. Tuy nhiên, ống cứng cần được uốn chính xác theo sơ đồ kết nối các phần tử thủy lực trong không gian, các đầu nối ống cần được siết chặt và cố định chắc chắn tránh các hiện tượng tự nới lỏng do rung động khi máy làm việc.

- Ống dẫn dầu mềm : Có ưu điểm dễ dàng lắp đặt và ít chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng rung động, nhưng tuổi thọ của ống thấp, ống khó cố định gọn gàng chắc chắn vào khung máy.

Đường kính của đường ống được tính theo công thức sau : 4.Q d .v   (2.3) Trong đó:

Q - là lưu lượng qua tiết diên ống, cũng chính là lưu lượng cần cấp cho xi lanh (l/ph).

v - là vận tốc dầu qua tiết diện ống (m/s). Đường ống hút : v = 0,5 ÷ 1,5 (m/s) Đường ống đẩy : - Nếu p < 50 bar : v = 4 ÷ 5 (m/s) - Nếu p > 50 ÷ 100 bar : v = 5 ÷ 6 (m/s) - Nếu p > 100 bar : v = 6 ÷ 7 (m/s) Đường ống xả : v = 2 ÷ 2,5 (m/s)

Đối với ống dẫn mềm, chiều dài của ống dẫn phải đảm bảo ống dẫn không bị kéo căng hoặc uốn cong với bán kính cong nhỏ

Đường kính d của ống được tiêu chuẩn hóa, còn độ dày thành ống phụ thuộc vật liệu chế tạo ống và áp suất dầu chảy trong ống.

Bảng 2.2: Tiêu chuẩn đường ống dẫn dầu thủy lực

Một phần của tài liệu ĐỒ-ÁN-TN-NPLong (Trang 39 - 40)