Chế độ dinh dưỡng nên đủ năng lượng nhưng han chế muối Natri.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

c . BỆNH THẤP TIM

1. Tìm hỉểu vể bệnh thấp tỉm

Thấp tim là bệnh viêm lan tỏa các tổ chức liên kết, các cơ quan thường bị tổn thương là tim, khớp, hệ thần kinh trung ương, da và tổ chức dưới da. Trong đó tổn thương tim quan trọng nhất vì có thể đưa đến tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh hoặc có thể thành sẹo làm biến dạng van tim đưa đến bệnh tim do thấp.

Bệnh có liên quan đến quá trình viêm nhiễm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amygdales) do liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A gây ra.

Lứa tuổi hay gặp: 5 - 1 5 tuổi. Hiếm gặp ờ trẻ

dưới 5 tuổi và người lớn trên 25 tuổi. Giới: nam nữ mắc bệnh tương đương nhau.

Hàng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu trẻ em bị mắc bệnh thấp tim, trong đó có 0,5 triệu trẻ tử vong do di chứng van tim và hậu thấp.

2. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh thấp tim là do liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A. Bằng các phản ứng huyết thanh đặc hiệu, người ta đã phân lập được trên 80 tuýp khác nhau của liên cầu khuẩn nhóm A, trong đó có 10 tuýp hay gặp là M tuýp 1, 3, 5, 6, 14, 18,19, 24, 27, 29.

Tổn thương khởi đầu của liên cầu khuẩn nhóm A là viêm họng, viêm amygdales, có thể gây bệnh thấp tim. Các tổn thương khởi đầu ở da do liên cầu khuẩn không gây nên bệnh thấp tim.

3. Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh thấp tim dựa vào tiêu chuẩn Jones cải tiến:

3.1. Tiêu chuẩn chính3.1.1. Viêm tim: 3.1.1. Viêm tim:

Là biểu hiện thường gặp và nguy hiểm nhất. Chẩn đoán sớm, điều trị đúng, bệnh nhân có thể khỏi bệnh và được phòng tái phát. Chẩn đoán sai, điều trị muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy tim cấp hoặc do di chứng van tim. ,

Tất cả các thành phần của tim đều có thể bị viêm. Viêm cơ tim + nội tâm mạc là biểu hiện bệnh lý hay gặp nhất. Gọi là viêm tim khi có một hay

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kiến thức về phòng và điều trị bệnh tim mạch: Phần 1 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)