Tiền đề để đề xuất sản phẩm mới

Một phần của tài liệu ASSIGNMENT HÀNH VI KHÁCH HÀNG công ty c n sài gòn food (Trang 42 - 45)

Điểm mạnh của doanh nghiệp

+Các sản phẩm của dòng sản phẩm Sài Gòn khá đa dạng với nhiều loại dòng sản phẩm dành cho người tiêu dùng như: cháo tươi, cháo hải sản chế biến, cháo hải đông lạnh,… Các loại sản phẩm trên đã đưa doanh nghiệp Sài Gòn Food nâng tầm thương hiệu mới.

+Công ty còn có hệ thống kho lạnh, thiết bị cấp đông hiện đại, phòng thí nghiệm, hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2008, HACCP, BRC, Kaizen, 5S.

+Sài Gòn Food đã chủ động mở rộng mặt hàng, thị trường và hệ thống phân phối. +Sài Gòn được biết thương hiệu có các dòng sản phẩm cao cấp. Không những thống lĩnh thị trường nội địa thông qua toàn bộ hệ thống siêu thị lớn tại các thành phố lớn tại Việt Nam, công ty còn xuất khẩu sản phẩm sang những thị trường khó tính như Nhật, Mỹ. Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất và cung cấp thực phẩm chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, SGF luôn không ngừng nỗ lực để mang những giải pháp tối ưu đến cho người phụ nữ trong việc chăm sóc bữa ăn gia đình.

+Giá thành hợp lý, chất lượng cao phù hợp với NTD.

+Doanh nghiệp đã có nhiều kênh phân phối , mở rộng khắp trên thị trường: siêu thị, đại lý,…

Hành vi NTD

-Đối tượng khách hàng chủ yếu là các bà mẹ có con nhỏ nên họ có thói quen mua về để cho bé ăn với sản phẩm đầy đủ vitamin khi trẻ biếng ăn, đảm bảo cân bằng đủ cân bằng các chất dinh dưỡng. Các dòng sản phẩm hạt to, sẽ phù hợp với khẩu vị dành cho người lớn tuổi, người bệnh,…

-Mua theo thói quen: NTD có thể mua các loại sản phẩm tại cửa hàng, siêu thị,… để phục vụ cho đời sống hằng ngày.

-Tìm kiếm sự đa dạng của sản phẩm: NTD quan tâm những loại sản phẩm có mẫu mã , bao bì cho nên doanh nghiệp Sài Gòn Food đã đưa ra nhiều loại sản phẩm khác để phù hợp với NTD.

Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, mức độ cạnh tranh đang trở nên khốc liệt hơn, khi thị trường đang có nhiều đại gia nước ngoài đổ vào, đồng thời người Việt ngày càng dễ thay đổi và thích ứng nhanh với xu hướng mới. Áp lực này ngày càng đè nặng lên tất cả doanh nghiệp, Sài Gòn Food cũng không ngoại lệ.

Thực tế cho thấy Sài Gòn Food không ngán ngại khi đối đầu với các đại gia nước ngoài trong ngành chế biến thực phẩm. Đều này nhờ vào Sài Gòn Food có đội ngũ nghiên cứu và phát triển (R&D) nhạy bén, tự tin đi nhanh hơn các ông lớn vì các tập đoàn càng lớn thì làm gì cũng phải qua hệ thống, không thể chạy nhanh và linh hoạt được.

Ngoài ra, với kinh nghiệm làm xuất khẩu vào các thị trường hàng đầu thế giới nên Sài Gòn Food có điều kiện tiếp cận những công nghệ mới nhất. Chính điều đó hỗ trợ cho Sài Gòn Food ở thị trường nội địa thêm mạnh hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi năm 2017, chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven (Nhật) vào Việt Nam và đã chọn Sài Gòn Food làm đối tác chiến lược.

Thị trường

Vào trung tuần tháng 6, sau nhiều ngày chờ đợi, 7-Eleven Việt Nam khai trương của hàng đầu tiên tại tầng triệt tòa nhà Saigon Trade Center (Quận 1, TP.HCM). Ngay trong ngày ra mắt, thương hiệu bán lẻ đến từ Nhật Bản tỏ rõ sức hút với một dòng người xếp hàng dài, chờ tới lượt bước vào cửa hàng. Tên tuổi mới tới Việt Nam thổi một làn gió mới với một thực đươn đặc biệt lên tới 100 món theo nhiều phong cách ẩm thực khác nhau từ cơm cuộn sushi (Nhật Bản), mì spaghetti (Ý) đến xôi, bánh cuốn, bánh mỳ….(Việt Nam).

Đối tác nội địa cung cấp một nửa thực đơn cho 7-Eleven là Sài Gòn Food, gọi tắt là SGF. Trước khi lọt vào mắt xanh của đối tác đến từ Nhật Bản, công ty này được biệt đến như một trong số ít đơn vị chế biến thủy sản tư nhân có chân trên thị trường nội địa.

32

Công ty chế biến thực phẩm 14 năm tuổi này đang ấp ủ nhiều kế hoạch nhằm mở rộng ảnh hưởng ở thị trường nội địa, con đường gập ghềnh mà đến nay số công ty thủy sản xây dựng được tên tuổi mới chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Với điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi, Việt Nam là quốc gia có vị trí quan trọng trong bản đồ cung ứng các sản phẩm thủy, hải sản ra thế giới.

Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 6-7 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nổi bật nhất trong nhóm các công ty thủy sản hiện nay là những cái tên Minh Phú (doanh thu 500 triệu đô la Mỹ trong năm 2016), Vĩnh Hoàn (320 triệu đô la Mỹ), Hùng Vương (790 triệu đô la Mỹ, bao gồm cả mảng thức ăn chăn nuôi,…)

Đặt bên cạnh nhóm các công ty đầu ngành kể trên, SG Food chỉ là người tí hon. Doanh thu công ty ước đạt 800 tỷ đồng trong năm 2017. Song các kênh bán lẻ hiện đại, nếu tìm mỏi mắt không thấy một sản phẩm của Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương,… thì không khó để bắt gặp một sản phẩm thương hiệu SG Food. Ngoài thực đơn bữa ăn tươi cung cấp cho 7-Eleven, hiện tại, SGF cung ứng ra thị trường nội địa

70sản phẩm các loại chủ yếu qua các kênh hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Do cơ cấu xuất khẩu chiếm 80%, chủ yếu là gia công, nên câu chuyện thương hiệu của SG Food chủ yếu được biết ở thị trường nội địa.

Sự bùng nổ của thị trường bán lẻ Việt Nam với hệ thống siêu thị hiện đại như Metro, Lotte, Co.op Mart,… Năm 2005, SG Food đưa tôm đông lạnh vào bán ở siêu thị Metro.

Năm 2011, SG Food tung sản phẩm mới, chia làm ba dạng: Cho bé nhuyễn ăn, cung cấp vitamin phù hợp với sự phát triển; dòng sản phẩm hạt to, phù hợp khẩu vị của phẩn lớn NTD và dòng dành cho người cao tuổi người bệnh có bổ sung yến, sâm, gà ác, cá hồi,…

Một phần của tài liệu ASSIGNMENT HÀNH VI KHÁCH HÀNG công ty c n sài gòn food (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w