Thực trạng lợi nhuận của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 60 - 62)

15 Trích: Niên giám Thông kê – Tổng cục Thống kê

3.2.2. Thực trạng lợi nhuận của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số đo lường lợi nhuận: ROA, ROE, NIM. Số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, NIM có sự biến động giống nhau trong giai đoạn 2007-2020. Năm 2011, cùng gánh chịu các tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, đặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của ngân hàng giảm xuống còn 0.70% (năm 2011) và ROE trung bình giảm xuống mức 8.39%% (năm 2011), NIM trung bình 1.55%. Chưa dừng lại ở đó, năm 2015, một lần nữa ROA của ngân hàng Hàng Hải giảm mạnh xuống còn 0.11% với ROE là 0.85% và NIM là 1.80%

Biểu đồ 3. 2. Tình hình lợi nhuận Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2007-2020

Nguồn: Báo cáo Tài chính của ngân hàng MSB và tín toán của tác giả Bảng 3.5. Số liệu lợi nhuận Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2007-2020

Năm ROA ROE NIM

2007 0.98% 9.18% 2.09% 2008 0.97% 16.90% 2.36% 2009 1.21% 21.75% 2.13% 2010 1.00% 18.29% 2.12% 2011 0.70% 8.39% 1.55% 2012 0.21% 2.49% 2.30% 2013 0.31% 3.50% 1.90% 2014 0.14% 1.51% 1.47% 2015 0.11% 0.85% 1.80% 2016 0.15% 1.03% 3.01% 2017 0.11% 0.89% 1.79% 2018 0.63% 6.28% 2.61% 2019 0.66% 7.02% 2.37% 2020 1.14% 11.85% 3.19%

Nguồn: Báo cáo Tài chính của ngân hàng MSB và tín toán của tác giả Trong giai đoạn 2012-2015, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại. Các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng đi xuống. Lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm cùng sự

tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE và NIM có xu hướng giảm (dựa trên biểu đồ trên). Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần đã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho ngân hàng MSB phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời. Việc trích lập dự phòng rủi ro là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các ngân hàng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT NHNN. Một nguyên nhân nữa cũng tác động lớn đến lợi nhuận ngân hàng đó là xu 31 hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy động do khoản vay mới đã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy động có kỳ hạn thì không thể điều chỉnh được lãi suất (tác giả tổng hợp từ dữ liệu lãi suất công bố của Ngân hàng Nhà nước).

Đến năm 2016, một lần nữa đứng trước áp lực suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên Ngân hàng MSB đã có những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, và Phần trình cho vay hỗ trợ lãi suất đã giúp cho lượng tiền gửi cũng nhưu thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi đó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh góp phần làm cho ROA và ROE trung bình ngân hàng tăng nhẹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 60 - 62)