Đến trang số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 29 - 33)

khoản dựa trên nghiên cứu Sufian và Habibullah (2009), Imbierowicz và Rauch (2014) như sau:

LQ = [(Tiền gửi không kỳ hạn + Cam kết cho vay chưa sử dụng) - (Tiền mặt và Tiền gửi tại các tổ chức khác + Chứng khoán kinh doanh + Tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước + Thương phiếu+chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán + cho vay liên ngân hàng + Chứng khoán phái sinh ròng)]/Tổng tài sản.

Công tác quản trị rủi ro đối với mỗi ngân hàng tuy đã được để ý nhưng vẫn còn một khoảng thời gian để trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành. Do nhiều yếu tố khách quan chủ quan, sự mới mẻ về hệ thống cũng như chưa có kinh nghiệm quản lý và vận hành của nhà quản lý và nhân viên trong cả tư duy hiểu biết và nghiệp vụ thực tế, hoặc chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản cụ thể là một số NHTM muốn sử dụng triệt để phần vốn huy động được cho các hoạt động kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM.

Các nghiên cứu Fadzlan Sufian (2011) nghiên cứu trên dữ liệu nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô tại các ngân hàng ở Hàn Quốc bằng tiếp cận dữ liệu bảng từ nguồn dữ liệu Bankscope bởi Bureau van Dijk từ 1992 - 2003. Tác giả tìm thấy bằng chứng rằng các NHTM có rủi ro thanh khoản thấp có xu hướng đạt được lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có rủi ro thanh khoản cao có ít hơn lượng tiền để cung ứng dịch vụ, ảnh hưởng đến lựa chọn khách hàng so với các ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp. Trong khi nghiên cứu Sufian và Habibullah (2009) nghiên cứu yếu tố quyết định lợi nhuận của ngành ngân hàng Trung Quốc trong thời gian từ 2000 đến 2005 lại chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến NHTM.

Giả thuyết H5: Rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM

1.4.1.5. Cấu trúc tài sản (LOTA)

Được tính bằng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Lợi nhuận ngân hàng được kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn hơn khác.

Nghiên cứu tác giả Vong và Chan (2009) cho rằng tiền gửi và cho vay được coi là quan trọng nhất bảng cân đối kế toán bởi vì hai chỉ số này đại diện cho một dấu hiệu của hoạt động truyền thống của ngân hàng. Các khoản cho vay là nguồn thu nhập chính và dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Cũng tìm thấy bằng chứng tương tự, Gul và ctg (2011) cũng nêu ra với những điều kiện khác không đổi, các khoản tiền gửi chuyển đổi thành các khoản vay nhiều hơn, ngân hàng hưởng thu nhập từ lãi cao hơn và thu được lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên tác giả cũng cho rằng mặc dù các khoản cho vay của ngân hàng là nguồn chính của doanh thu và dự kiến sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận, tuy nhiên, nếu một ngân hàng có một tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao dẫn đến tăng nguy cơ và chi phí hoạt động như các chi phí thẩm định, chi phí theo dõi khoản vay, sau đó có thể làm giảm lợi nhuận. Phát hiện từ các nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận cụ thể không giống nhau.

Các nghiên cứu khác như Abreu và Mendes (2000) cung cấp một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay và khả năng sinh lợi, các nghiên cứu của Bashir (2003)8 và Staikouras và Wood (2003) cho thấy một tỷ lệ cho vay cao hơn thực sự tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời. Tác động của các khoản cho vay đến khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào quy mô và thành phần của danh mục cho vay (Bashir, 2000; Fries và ctg, 20029). Thông thường, các khoản cho vay tạo ra thu nhập cao cho ngân hàng thông qua tiền lãi thu được (Rhoades và Rutz, 1982). Vì vậy, một danh mục cho vay lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng được cải thiện. Tuy nhiên, các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn là một nguồn thiệt hại tài chính nặng cho các ngân hàng và đã thực sự làm giảm lợi nhuận của ngân hàng rất nhiều (Olajide, 2006), do đó một danh mục 16 dư nợ lớn cũng có thể dẫn đến giảm lợi nhuận ngân hàng nếu danh mục này có nhiều khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn. Do đó, để kết luận rằng quy mô dư nợ của một ngân hàng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nó hoặc là tích cực hay tiêu cực, tùy thuộc vào thành phần của các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn.

8Some evidence from the Middle East. Islamic economic studies. Từ trang số 31 đến trang số 57

Giả thuyết6: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận của NHTM.

1.4.2. Yếu tố bên ngoài

1.4.2.1. Lạm phát (INF)

Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm.

Tỷ lệ lạm phát là thước đo tỷ lệ giảm xuống sức mua của đồng tiền. Nó là một

biến số được sử dụng để tính toán lãi suất thực cũng như để điểu chỉnh mức lương.

Cách tính INF:

Tính theo CPI

Nếu Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và P-1 là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là:

ỷ ệ ạ ℎá = 100% ∗0− −1

−1

Có một số công thức khác nữa, ví dụ:

Tỷ lệ lạm phát = (log Po - log P-1) x 100%

Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:

− Căn cứ thời gian: đo sự thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian

− Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.

Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát được công bố trên báo chí hàng năm được tính theo cách cộng phần trăm tăng CPI của từng tháng trong năm. ● Tính theo chỉ số giảm phát GDP

Ví dụ, Tỷ lệ lạm phát 2011 so với năm 2010 được tính như sau:

ỷ ệ ạ ℎá 2011 = 100% ∗ ℎỉ ố ả ℎá 2011 − ℎỉ ố ả ℎá 2010

ℎỉ ố ả ℎá 2010

Do Chỉ số giảm phát được tính bằng GDP giá thực tế/GDP giá gốc so sánh, hiện nay giá gốc so sánh là giá 2010, sự chuyển đổi về giá gốc chủ yếu dựa chỉ số giá PPI (trừ ngành xây dựng và ngành bán và sửa chữa xe có động cơ) nên có thể nói Tỷ lệ lạm phát IR tính theo chỉ số giảm phát GDP là Tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số giá người bán PPI.

Nghiên cứu Perry (1992)10 đã chỉ ra rằng mức lạm phát kỳ vọng tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Theo đó, nếu trong trường hợp lạm phát đã được dự báo trước một cách tương đối chính xác, ngân hàng đã tính toán và thêm vào phần lạm phát trong lãi suất của ngân hàng, đảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí, thì lạm phát sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Quan điểm trên đã được Molyneux, Thornton (1992) [20], Gul, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011) củng cố. Ngược lại, trong trường hợp lãi suất cho vay được điều chỉnh chậm hơn tốc độ tăng của chi phí vốn và chi phí hoạt động, doanh thu của các ngân hàng có thể tăng chậm hơn so với chi phí, và lạm phát tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Zeitun (2012) đã cho kết quả tương quan âm giữa lạm phát và khả năng sinh lời thông qua làm giảm nhu cầu tín dụng và tiền gửi của khách hàng. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các quốc gia, là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của giỏ các hàng hóa và dịch vụ tính trên trọng số của tổng cục thống kê quốc gia.

Giả thuyết H7: Lạm phát tác động ngược chiều đến lợi nhuận của NHTM. 1.4.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Trong thời gian bùng nổ kinh tế, nhu cầu tín dụng sẽ cao hơn trong thời kỳ suy thoái. Ngoài ra, các điều kiện bất lợi kinh tế vĩ mô có thể gây tổn hại đến các ngân hàng bằng cách tăng các khoản nợ xấu. Như vậy, dự kiến rằng tăng trưởng kinh tế giúp nâng cao hiệu quả của ngân hàng. Bourke (1989) trình bày bằng chứng cho thấy kinh tế tăng trưởng, đặc biệt, liên kết với các rào cản gia nhập thị trường ngân hàng, có khả năng nâng lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 29 - 33)