Thực trạng môi trường vĩ mô liên quan đến lợi nhuận ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 56 - 58)

14 Testing for serial correlation in linear panel-data models Stata Journal Từ trang số 168 đến trang số

3.2.1. Thực trạng môi trường vĩ mô liên quan đến lợi nhuận ngân hàng thương mạ

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam là 5.98%. Bắt đầu từ năm 2008, dưới tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 4.54%, chỉ số lạm phát lên tới 23.12%, nhập siêu cao nhất năm 2009, nguồn vốn đầu tư cũng chững lại.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2020

Đơn vị: %

Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ lạm phát

2007 5.98 8.30 2008 4.54 23.12 2009 4.29 7.05 2010 5.31 8.86 2011 5.12 18.68 2012 4.12 9.09 2013 4.31 6.59 2014 4.85 4.09 2015 5.55 0.63 2016 6.21 2.67 2017 6.81 3.52 2018 7.08 3.54 2019 7.02 2.80 2020 2.91 3.22

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Ngân hàng Thế giới (Worldbank) Từ năm 2010, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế cũng được cải thiện. nền kinh tế Việt Nam đã khá thành công khi đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với các nước khu vực (5.31%). Tuy nhiên, hiện tượng lạm phát cao năm 2010 – 2021 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất động sản đã kéo nền kinh tế chậm phục hồi.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an ninh xã hội. Nhờ sự triển khai đồng bộ các giải pháp, đến hết quý IV/2011, nền kinh tế vĩ mô đã có chuyển biến khả quan hơn: GDP duy trì mức tăng trưởng ổn định, lạm phát tăng chậm lại, thâm hụt cán cân thương mại được thu hẹp và tỷ giá thì ổn định.

Đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên mức 4.85%, đạt mức cao nhất kể từ năm 2011. Một số tín hiệu tích cực khác đối với nền kinh tế là lạm phát năm 2014 gần như được kiểm soát hoàn toàn.15

Lãi suất được xem như một trong số những điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2014. Việc lãi suất giảm và ngân hàng mở rộng nguồn vốn cho vay góp phần làm chi phí tài chính doanh nghiệp giảm và nhiều doanh nghiệp hồi sinh khi tiếp cận được nguồn vốn.

Về môi trường pháp luật, các luật như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư đã được Quốc Hội thông qua trong năm. Những luật này đều có nhiều tiến bộ so với trước. Luật Nhà ở mở rộng đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có thể mua, sở hữu nhà tại Việt Nam. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo ra thuận lợi cho thị trường bất động sản. Luật Doanh nghiệp có sự thay đổi tích cực khi chuyển từ cơ chế xin cho sang việc đưuọc làm những điều pháp luật không cấm. Về cải cách hành chính: đơn giản hóa các thủ tục; minh bạch hóa tài liệu, giấy tờ cần thiết; rút ngắn và định rõ thời gian xử lý hồ sơ. Từ đó giúp tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn.

Kinh tế năm 2015 diễn ra trong bối cảnh thị trường toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các yếu tố khó lường. Triển vọng kinh tế khu vực Eurozone chưa thật lạc quan. Thương mại toàn cầu sụt giảm do tổng cầu yêu. Kinh tế thế giới chưa lấy lại được đà tăng trưởng và phục hồi chậm. Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu với việc giảm giá đồng Nhân dân tệ và sự tăng trưởng sụt giảm của kinh tế Trung Quốc đã tác động mạnh tới kinh tế thế giới. Ở trong nước, giá cả trên thị trường thế giới biến động, nhất là giá dầu giảm gây áp lực đến cân đối ngân sách Nhà nước.

Tỷ lệ lạm phát năm 2015 ở mức thấp nhất (0,63%) kể từ khi Việt Nam bắt đầu tính toán mức lạm phát.

Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá trong giai đoạn 2016-2019. Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 56 - 58)