Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế tài nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 30)

đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản tại chi cục thuế

1.3.1. Các nhân tố thuộc chi cục thuế

Sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo CCT góp phần thực hiện “đường lối, chỉ đạo của cục thuế về QL TTN đối với DN KTKS tác động trực tiếp đến các chính sách cũng như công tác thu các khoản thu TTN. Chính vì vậy, sự quan tâm và chỉ đạo của lãnh đạo CCT sẽ điều hành và chỉ đạo mọi hoạt của đội ngũ cán bộ thu thuế tại chi cục, ảnh hưởng đến công tác QL TTN đối với DN KTKS.

Bộ máy QL và nhân lực chung của toàn chi cục. Sự bố trí nhân lực giữa các bộ phận hợp lý. Nếu tổ chức tốt đội ngũ với đầy đủ nhân lực, phối hợp đồng bộ sẽ hỗ trợ công tác QL TTN được thực hiện tốt và ngược lại. Mỗi hành động của đội ngũ này, ảnh hưởng tích cực, hoặc tiêu cực đến công tác của cả bộ máy. Nếu năng lực, trình độ của các cán bộ thu thuế càng cao thì việc QL càng được đảm bảo và quy trình thực hiện đều đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật và những vấn đề thực tiễn đặt ra; ngược lại năng lực yếu kém thì cũng không tránh khỏi hạn chế và yếu kém.

Quản lý nguồn nhân lựcdồi dào, đủ về số lượng và chất lượng được QL, sắp xếp hợp lý sẽ có ảnh hưởng tích cực tới QL TTN khai thác đối với DN KTKS tại CCT..

Cơ sở vật chất và thông tin cũng là yếu tố ảnh hưởng đến QL TTN của DN KTKS tại CCT, làm thay đổi giảm chi phí việc thực hiện QL thuế. Một hệ thống thuế hiệu quả còn được đánh giá thông qua chi phí phải bỏ ra để thu được thuế. Từ chi phí thực hiện công tác thu, duy trì bộ máy đều cần được cân nhắc và thiết kế sao cho phù hợp.

Công nghệ thông tin, hệ thống hỗ trợ QL thu thuế : Việc QL TTN đối với DN KTKS tại CCT rất cần các công cụ hỗ trợ thông tin lưu trữ cũng như sổ sách, chứng từ điện tử. Đây là yếu tố quan trọng, công nghệ và hệ thống hỗ trợ càng hiện đại thì

càng thuận lợi cho công tác QL thu thuế và ngược lại.

Tài chính

Nguồn lực tài chính cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn. Nguồn tài chính đầy đủ sẽ hỗ trợ thêm điều kiện cho nhân lực và cung cấp trang bị thêm cơ sở vật chất để công tácQL TTN đối với DN KTKS tại CCT được thuận lợi và hiệu quả hơn.

1.3.2. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp khai thác khoáng sản

- Loại khoáng sản được DN kinh doanh, khai thác

Định mức TTN được quy định dựa trên từng loại hình TN được khai thác. Cho nên loại khoáng sản được DN kinh doanh, khai thác sẽ quyết định mức thuế phải đóng và thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN theo quy định của DN KTKS.

- Năng lực QL DN: Công tác nộp thuế và các đường lối sản xuất kinh doanh được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ làm công tác QL, điều hành của DN KTKS. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ phát triển DN, khối TN khai thác và mức TTN DN phải đóng theo khối lượng khai thác và kinh doanh theo quy định.

-Ýthức chấp hành pháp luật về TTN khoáng sản của lãnh đạo DN. Việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế dựa trên ý thức và trách nhiệm của người đứng đầu DN. Nếu ý thức chấp hành tốt sẽ thuận lợi, còn nếu lãnh đạo DN ý thức kém, có sự chây ỳ chậm đóng thuế thì công tác QL thuế sẽ gặp khó khăn và có thể phải áp dụng biện pháp cưỡng chế.

- Năng lực tài chính của DN KTKS vững mạnh thì việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế sẽ thuận lợi hơn, còn nếu DN làm ăn không tốt, tài chính kém thì khả năng nộp thuế sẽ giảm sút đi rất nhiều, ảnh hưởng đến công tác QL TTN của CCT.

1.3.3. Nhân tố khác

- Môi trường chính trị pháp lý

đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác QL TTN khai thác.

Vì ngành thuế hoạt động theo ngành dọc do đó chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ cơ quan thuế thu và nuôi dưỡng nguồn thu, cũng như xử lý các vi phạm liên quan về thuế nói chung, TTN nói riêng.

Hệ thống chính sách, pháp luật về TTN khoáng sản có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến CCT trong QL TTN. Một hệ thống chính sách rõ ràng, đơn giản, hợp lý sẽ tạo điều kiện cho cơ quan thuế triển khai thuận lợi, giúp NNT cũng dễ dàng tiếp cận và chấp hành.

- Môi trường kinh tế

Kinh tế của địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác QL TTN đối với DN KTKS. Địa phương có tình hình kinh tế - xã hội ổn định và phát triển đồng bộ công nông nghiệp chắc chắn sẽ tác động tích cực đến QL TTN đối với DN KTKS. Kinh tế phát triển kéo theo mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách. Nếu kinh tế phát triển chậm cùng với mức thu nhập bình quân thấp, ý thức chấp hành pháp luật về nộp thuế của các đối tượng chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả QL TTN đối với DN KTKS.

- Môi trường văn hóa – xã hội

Đó là trình độ nhận thức, văn hóa lối sống và ý thức tuân thủ và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế. Văn hóa xã hội phát triển ý thức chấp hành pháp luật tăng lên. Ý thức chấp hành pháp luật về thuế của DN KTKS chưa đúng mức sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả QL TTN của CCT. Mục tiêu của công tác QL thu thuế là tập trung huy động kịp thời và đầy đủ nguồn thu cho NSNN trên cơ sở kết hợp nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Môi trường văn hóa xã hội sẽ tác động đến sự tự giác, tự nguyện chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế. Đây là điểm mấu chốt để thực hiện mục tiêu đó. Chính vì vậy môi trường văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác QL thu thuế .

Việc thu thuế và QL TTN của CCT chịu tác động trực tiếp của công nghệ thông tin. Hiện nay mọi hoạt động của cơ quan thuế đều được xử lý trên hệ thống công nghệ và lưu trữ trực tuyến, môi trường công nghệ sẽ giảm thời gian, bớt các thử tục rườm ra, hỗ trợ tối đa cho CCT trong QL TTN.

- Môi trường tự nhiên

Tài nguyên khoáng sản là TN thiên nhiên nên môi trường tự nhiên như địa hình, diện tích, khí hậu… đều ảnh hưởng thuận lợi và gây khó khăn cho QL TTN của CCT, nhất là các địa phương vùng khó khăn...có địa hình chia cắt. Đây là nguồn TN có hạn nên cần phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả tránh lãng phí.

- Môi trường quốc tế

Nhất là các vùng giáp ranh có biên giới, do có khác nhau về địa lý, trình độ nhận thức, phong tục tập quán, phát triển kinh tế - văn hóa, chính trị, pháp luật … có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến QL TTN đối với DN KTKS. Nắm bắt được điều đó sẽ giúp cơ quan thuế có cơ chế QL tốt, phù hợp với tình hình” thực tế.

1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản của một số chi cục thuế và bài học cho Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản của một số chi cục thuế

1.4.1.1. Kinh nghiệm của CCT khu vực Bắc Vinh

CCT khu vực Bắc Vinh đã tăng cường trong công tác QL TTN đối với DN KTKS như sau:

- Về tổ chức bộ máy

và bồi dưỡng năng lực cho cán bộ làm công tác QL TTN đối với “DN KTKS tại CCT khiến cho bộ máy ngày càng vững mạnh hơn.

- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp TTN

CCT khu vực Bắc Vinh đã xây dựng nội dung tuyên truyền và hỗ trợ phù hợp với tình hình khoảng sản và khai thác khoảng sản trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác này bằng phát tờ rơi, phát hành công văn gửi đến các DN và đăng tải thông tin hướng dẫn trên trang trực tuyến của Chi cục để các DN dễ dàng tiếp cận.

- QL đăng ký, khai và ấn định TTN

CCT khu vực Bắc Vinh đã lập dự toán thu trên cơ sở rà soát, nắm chắc các nguồn thu, đối tượng trên địa bàn, khai thác các nguồn thu còn tiềm năng, thực hiện các biện pháp kê khai thuế, tổng hợp dự toán sát thực tiễn nhất nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phát sinh, đảm bảo nguồn thu vào NSNN.

- QL nộp TTN và nợ tiền TTN

Chi cục đã kịp thời phát hành thông báo thu tiền TTN đối với DN KTKS khi có phát sinh. CCT cũng bố trí cán bộ, công chức tham gia tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá TN khi có đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường, cùng phối hợp các ban ngành chức năng xem xét các hồ sơ áp dụng giá đúng với quy định, lập bộ, ban hành thông báo và đôn đốc nộp thuếtheo quy định.

- QL miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ TTN

Đội kê khai- kế toán thuế và tin học đã chủ động lập danh sách các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ TTN đối với các DN KTKS một cách chi tiết và khoa học để áp dụng chính xác cho từng trường hợp, đối tượng khi có chính sách ưu đãi của nhà nước.

- QL thông tin người nộp TTN

nhập hàng quý vào phần mềm QL thuế của CCT khu vực Bắc Vinh. Việc thay đổi thông tin đều được tra soát điều tra thực tiễn.

- Kiểm soát và xử lý vi phạm về nộp TTN

CCT khu vực Bắc Vinh cũng đã thực hiện tốt kiểm tra thực hiện thu TTN. Việc kiểm soát đi kèm với hướng dẫn và xử lý phạm. Trong giai đoạn 2018-2020, CCT khu vực Bắc Vinh đã thực hiện 43 cuộc thanh tra kiểm soát nghiệp vụ về TTN và xử lý 17 trường hợp vi phạm, kỷ luật 01 cá nhân.

1.4.1.2. Kinh nghiệm của CCT thị xã Kỳ Anh

Chi cục đã tăng cường trong công tác QL TTN đối với DN KTKS như sau:

- Về tổ chức bộ máy

Xây dựng bộ máy QL TTN đối với DN KTKS theo quy định, tổ chức bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho cán bộ QL, giúp cho việc vận hành bộ máy thuận lợi và chặt chẽ.

- Tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN được thực hiện đa dạng hình thức, tổ chức đường dây nóng và các hội nghị, hội thảo để nâng cao ý thức, hỗ trợ thông tin đối tượng nộp thuế.

- QL đăng ký, khai và ấn định TTN

Chi cục luôn chú trọng công tác lập dự toán dựa trên các căn cứ phân tích biến động kinh tế xã hội, khả năng nguồn lực có thể huy động, các chính sách thuế thay đổi. Xác định khả năng thu thực tế của năm nay và những năm tiếp theo, đồng thời, phân tích sự tuân thủ pháp luật về thuế của NNT trong những năm qua. Dự toán phải được trình lên trước tháng 3 hàng năm để lãnh đạo CCT xét duyệt.

- QL nộp TTN và nợ tiền TTN

Intenet tới 98% số DN KTKS, đã tạo nhiều thuận lợi cho NNT, tiết kiệm được thời gian, nhân lực, công sức, chi phí đi lại, giảm thu phí giấy tờ của cả cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế, tạo sự đồng thuận giữa NNT với cơ quan thuế, tạo tâm lý thoải mái dễ chịu khi NNT được thực hiện thủ tục thuế đơn giản, thuận tiện, nhanh gọn. Do đó, đã thu hẹp khoảng cách giữa cơ quan thuế và NNT, tạo mối quan hệ bình đẳng giữa tổ chức, cá nhân nộp thuế và CQT. NNT tin cậy và xem cơ quan QL thuế là người bạn đồng hành trong thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

- QL miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ TTN

CCT đã hỗ trợ thông tin chính sách giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ TTN. Phân chia chi tiết từng loại hình, đối tượng DN để QL thống nhất.

- QL thông tin người nộp TTN

Được QL bằng phần mềm QL thuế tập trung và cập nhật trên trang trực tuyến của Chi cục để cán bộ QL thuế và đối tượng nộp thuế dễ dàng trích xuất và điều chỉnh khi có thay đổi.

- Kiểm soát và xử lý vi phạm về nộp TTN

Bằng việc thành lập đoàn kiểm tra chống thất thu thuế, Chi cục đã hạn chế nợ đọng thuế, ngăn chặn và phòng chống vi phạm trong nộp và thu TTN, kịp thời bảo đảm thu hồi số nợ thuế vào NSNN, nâng cao tinh thần tuân thủ pháp luật của NNT, góp phần tạo ra môi trường bình đẳng và huy động đầy đủ, kịp thời nguồn thu TTN và xử lý các vi phạm trong công tác thu TTN của các đội thuế trực thuộc.

1.4.2. Bài học cho Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, tỉnh Nghệ An

Trên cơ sở tìm hiểu về QL TTN của CCT khu vực Bắc Vinh và CCT thị xã Kỳ Anh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác QL TTN đối với DN KTKS của CCT khu vực Sông Lam I như sau:

- Về tổ chức bộ máy QL TTN

Thành lập bộ máy theo quy định. Công tác sử dụng và đào tạo cán bộ QL TTN đối với DN KTKS tại CCT hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc phù hợp với trình

độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng của cán bộ. Coi trọng việc đào tạo, nâng cao trình độ; động viên, khích lệ cán bộ nghiên cứu khoa học. CCT nên thường xuyên tổ chức các lớp học tập, trao đổi kiến thức mới trong cơ quan

- Về tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN

Xây dựng nội dung phù hợp với thực tiễn TN và tình hình DN khai thác khoảng sản trên địa bàn. Có hình thức, công cụ tuyên truyền, hỗ trợ phù hợp đạt hiệu quả cao.

- Về QL đăng ký, khai và ấn định TTN

Việc kê khai, lập dự toán TTN cần bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phương, chú trọng phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc thu TTN một cách toàn diện, vững chắc.

- Về QL nộp TTN và nợ tiền TTN

Cần có sự phối hợp, quan tâm, của các cấp các ngành. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền mạnh, chỉ đạo kịp thời và phối hợp đồng bộ thì ở đó công tác QL thu thuế được thực hiện rất tốt, dự toán thu ngân sách luôn đạt kết quả cao và vượt chỉ tiêu dự toán đề ra.

- QL miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ TTN

CCT cần thực hiện đồng bộ chính sách miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ thuế TN đúng đối tượng, đúng trường hợp quy định để giảm thiểu tối đa thất thu NSNN.

- QL thông tin người nộp TTN

Cần tăng cường hiện đại hóa công nghệ trong QL thông tin người nộp TTN. Điều chỉnh kịp thời và chính xác thông tin người nộp TTN khi có thay đổi để phục vụ cho công tác QL của cán bộ thuế.

- Kiểm soát và xử lý vi phạm về nộp TTN

báo cáo kết quả rõ ràng, trung thực. Từ đó, CCT” phải có những chỉ đạo xử phạt

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 30)