Thực trạng quản lý thuế tài nguyên đối với doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 46)

nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I giai đoạn 2018- 2020

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I

2.3.1.1.Cơ cấu bộ máy

Cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý TTN được thể hiện trong hình 1.2 với những vị trí cơ bản sau:

Chi cục trưởng: Có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất thực hiện công tác giám sát quản lý, giao trách nhiệm cho cán bộ và các đội thuế tại Chi cục thuế thực hiện quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn quản lý. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo điều hành Đội Kiểm tra thuế thực hiện nghiệp vụ.

Chi cục phó số 03: Trực tiếp chỉ đạo Đội Nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện quản lý, đăng ký kê khai và lập bộ TTN đối với DN KTKS trên địa bàn quản lý của Chi cục và huyện Tân Kỳ nói riêng.

Chi cục phó số 04: Trực tiếp điều hành chỉ đạo Đội thuế liên phường xã số 03 quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn, trong một số trường hợp phối hợp với Đội Kiểm tra thuế trong công tác quản lý TTN.

Đội Kiểm tra thuế: Dưới sự điều hành của Chi cục trưởng, có trách nhiệm kiểm tra và giám sát thu tiền TTN, tiền cấp quyền KTKS và các loại phí khác đối với DN KTKS trên địa bàn quản lý; thực hiện cưỡng chế nợ thuế khi cần thiết.

Đội nghiệp vụ quản lý thuế: Thực hiện công tác chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, chính sách pháp luật về thuế, lập bộ thuế và lập dự toán thu thuế.

doanh cá thể trên địa bàn huyện Tân Kỳ.

2.3.1.2. Nhân lực quản lý TTN khoáng sản

Nhân lực quản lý TTN khoáng sản của DN KTKS được thể hiện qua bảng 2.5.

Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu nhân lực quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục thuế Khu vực Sông Lam I giai đoạn 2018 – 2020 STT Nhân lực Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Tổng nhân lực 21 17 17

2 Nhân lực theo vị trí công tác

2.1 Chi cục trưởng 1 1 1

2.2 Chi cục phó 1 1 1

2.3 Đội kiểm tra thuế 5 4 4 2.4 Đội nghiệp vụ quản lý thuế 3 3 3 2.5 Đội thuế liên phường xã số 03 11 8 8

3 Nhân lực theo cấp độ đào tạo chung

3.1 Thạc sỹ 2 2 3

3.2 Đại học 19 15 14

4 Nhân lực theo trình độ nghiệp vụ

4.1 Tài chính thuế 19 15 15

4.2 Tin học 1 1 1

4.3 Quản lý nhà nước 1 1 1 5 Nhân lực theo kinh nghiệm công tác

5.1 Dưới 5 năm 3 1 1

5.2 Trên 5 năm 18 16 16

Nguồn: Chi cục Thuế Khu vực Sông Lam I, năm 2020.

Trong giai đoạn 2018-2020, tổng số nhân lực giảm dần vì cán bộ về hưu nhưng không được bổ sung thêm.Tuy nhiên, chất lượng cán bộ ngày càng tăng, 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó số lượng thạc sỹ tăng từ 02 người năm 2018 lên 03 người trong năm 2020. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I trong công tác đào tạo cán bộ. Qua bảng 2.5 có thể thấy, nhìn tổng thể bộ máy quản lý TTN trên địa bàn Tân Kỳ khá hợp lý, tuy nhiên cơ cấu lại chưa phù hợp với tình hình thực tế, phân bổ cán bộ giữa các đội thuế còn chênh lệch quá lớn. Đội Kiểm tra thuế thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quản lý TTN lại quá mỏng trong khi địa bàn rộng. Chỉ có 4-5 cán bộ phụ trách các DN khai thác nằm rải rác khắp 21

thị, xã làm cho công tác quản lý gặp một số khó khăn như việc đi lại giữa đơn vị này và đơn vị khác mất nhiều thời gian và công sức, những đơn vị ở quá xa vị trí trung tâm nên khi có vấn đề phát sinh khó nắm bắt và giải quyết kịp thời kịp thời. Chỉ có 01 cán bộ tin học phụ trách địa bàn Tân Kỳ nên khi có các ứng dụng mới cần nâng cấp hoặc máy móc hư hỏng không thể sửa chữa ngay được mà phải chờ sự hỗ trợ từ trụ sở chính, gây ách tắc trong công việc.

Hộp 2.1: Kết quả phỏng vấn về thực trạng bộ máy quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I

giai đoạn 2018 - 2020

Trả lời phỏng vấn của Chi cục trưởng cho câu hỏi số 1, phụ lục 2:

“Bộ máy quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I được xếp theo hướng hợp lý; quy định rõ nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và trách nhiệm theo phân cấp từ trên xuống; cơ cấu nhân lực có đủ nhân lực và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, nhân lực chính thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế tài tương đối mỏng so với địa bàn quản lý.

Nguồn: Phỏng vấn của tác giả

2.3.2. Thực trạng nội dung quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I

2.3.2.1. Thực trạng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tài nguyên

a) Thực trạng hoạt động tuyên truyền

Hoạt động tuyên truyền người nộp TTN khoáng sản do Đội nghiệp vụ quản lý thuế phối với Đội Kiểm tra thuế thực hiện hướng dẫn chính sách pháp luật về TTN cho các đối tượng nộp TTN trên địa bàn huyện Tân Kỳ thực hiện. Tuyên truyền chủ yếu về nội dung các chính sách thuế; cải cách hành chính về thuế; các hoạt động của ngành thuế; danh sách nợ và tuyên dương tổ chức, cá nhân điển hình ... Đồng thời tuyên truyền về trách nhiệm, quyền lợi của từng cá nhân, tổ chức trong việc nộp TTN. Hoạt động tuyên truyền chủ yếu thực hiện qua phát thanh của Đài phát thanh huyện Tân Kỳ ; trang thông tin điện tử ngành thuế, qua trao đổi trực tiếp

khi kê khai thuế của DN và tuyên truyền qua mạng xã hội Facebook. Tất cả những hoạt động này đều chịu sự giám sát của lãnh đạo Chi cục và Đội Kiểm tra Thuế. Chi cục trưởng kiểm tra, chỉ đạo điều chỉnh nội dung, hình thức và kế hoạch tổ chức tuyên truyền một cách phù hợp và mang lại hiệu quả thực tiễn cao nhất. Điều đó được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Kết quả tuyên truyền về TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ của Chi cục Thuế khu vực Sông Lam Igiai đoạn 2018- 2020

TT Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Qua đài phát thanh huyện Qua đối thoại DN Qua đài phát thanh huyện Qua đối thoại DN Qua đài phát thanh huyện Qua đối thoại DN huyện

1 Số lượt tuyên truyền

theo kế hoạch 2 2 2 2 1 2

2 Số lượt thực hiện

thực tế 3 2 3 3 2 4

3 Thực hiện/ kế hoạch

(%) 150 100 150 150 200 200

Nguồn: Chi cục Thuế Khu vực Sông Lam I

Bảng 2.6 thể hiện số lượt tuyên truyền trên thực tế luôn vượt kế hoạch đề ra ban đầu, năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động tuyên truyền chủ yếu thực hiện qua hai hình thức gián tiếp mà trực tiếp nêu trên. Bộ phận tuyên truyền NNT kết hợp với Đội Kiểm tra thuế tổ chức các buổi tập huấn lồng ghép đối thoại DN về TTN và các chính sách thuế liên quan khi có sự thay đổi cho các DN trên địa bàn. Đây là kết quả của sự nỗ lực của tập thể cán bộ công chức Chi cục Thuế KV Sông Lam I. Tuy tuyên truyền thực hiện luôn cao hơn kế hoạch nhưng số cuộc tuyên truyền vẫn chưa nhiều, mỗi năm dao động từ 3-5 cuộc, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng nên chưa đạt hiệu quả cao.

b) Thực trạng hoạt động hỗ trợ

hành chính thuế và chính sách thuế bằng hai hình thức chủ yếu như tổ chức các lớp tập huấn và các cuộc đối thoại DN. Hình thức và nội dung hỗ trợ được thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7: Hỗ trợ của Chi cục Thuế Khu vực Sông Lam I về TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ

TT Hình thức hỗ trợ

Nội dung hỗ trợ

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số cuộc Số người tham dự Số cuộc Số người tham dự Số cuộc Số người tham dự 1 Tổ chức tập huấn cho NNT Chính sách thuế 4 19 3 17 5 16 2 Tổ chức đối thoại với NNT Chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế

2 19 3 17 4 16

Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I, năm 2020

Trong giai đoạn 2018- 2020, Chi cục Thuế đã hỗ trợ NNT về các chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Trung bình mỗi năm tổ chức 4 đợt tập huấn, 3 cuộc đối thoại trực tiếp NNT với 100% DN khai thác tham gia. Thông qua đây, cơ quan thuế có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của NNT, từ đó có thể tìm ra các phương thức hỗ trợ tốt nhất. Kết quả thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8: Kết quả về thực trạng hỗ trợ NNT TN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV Sông Lam I giai đoạn 2018-2020

STT Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Số cán bộ tham gia hỗ trợ 2 2 2

2 Số lượt DN được hỗ trợ 13 21 27

Nguồn: Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I

Qua bảng 2.8, thể hiện rõ mặc dù số cán bộ tham gia hỗ trợ không tăng trong các năm từ 2018-2020 nhưng số DN được hỗ trợ tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2020 số DN được hỗ trợ là 27 DN, gấp đôi năm 2018. Việc hỗ trợ NNT được duy trì thường xuyên, qua trao đổi trực tiếp tại Chi cục, qua email hoặc qua đường

dây nóng của Đội nghiệp vụ quản lý thuế, có 5 trường hợp trả lời bằng văn bản trên tổng số 30 trường hợp. Trong đó, vướng mắc chủ yếu của DN là giá tính TTN. Hiện nay huyện Tân Kỳ đang áp giá tính thuế cao nhất trên toàn tỉnh theo bảng giá do UBND tỉnh Nghệ An quy định. Theo phiếu thăm dò hàng năm chi cục phát ra, có 80% DN hài lòng về thái độ phục vụ, thời gian giải quyết và nội dung giải đáp về vướng mắc về chính sách; 20% đánh giá mức độ bình thường do nhân lực tham gia hỗ trợ không đủ để kịp thời giải quyết các vướng mắc cho DN.

Hộp 2.2: Kết quả phỏng vấn về thực trạng quản lý tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN đối với các DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế KV

Sông Lam I

Trả lời phỏng vấn của Đội trưởng Đội nghiệp vụ quản lý thuế cho câu hỏi số 2, phụ lục 2:

“Đội Nghiệp vụ quản lý thuế tuyên truyền các chính sách, quy định pháp luật về TTN và về định mức, cách tính thuế và cơ sở pháp lý về thuế đối với từng loại TN; hỗ trợ hướng dẫn quy trình, thu tục kê khai TTN; quy trình, thủ tục nộp TTN và quy trình, thủ tục cưỡng chế nợ TTN và khiếu nại có liên quan đến TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ đều phải lập kế hoạch trình lên Lãnh đạo Chi cục Thuế KV Sông Lam I và được lãnh đạo phê duyệt, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện và kết quả. Mặc dù Chi cục đã cố gắng nhưng hiện nay công tác này vẫn đang bị hạn chế về hình thức, chưa đa dạng. Do chỉ mới bố trí được 02 cán bộ thực hiện nhiệm vụ này nên đôi khi hỗ trợ không kịp thời các vướng mắc của DN. ”

Nguồn: Phỏng vấn của tác giả

2.3.2.2. Thực trạng quản lý đăng ký, khai và ấn định thuế tài nguyên a) Quản lý đăng ký TTN

Hồ sơ đăng ký thuế ban đầu của các đối tượng nộp TTN được nộp tại Cục thuế tỉnh Nghệ An qua cơ chế liên thông với Sở Kế hoạch và đầu tư. Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I chỉ thực hiện việc quản lý đăng ký thuế kể từ ngày các đơn vị đó được phân cấp về cho chi cục quản lý. Nhiệm vụ này do bộ phận đăng ký thuế thuộc Đội Nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện, bao gồm các hoạt động: Tiếp nhận hồ sơ do Cục thuế tỉnh chuyển qua hệ thống điện tử, kiểm tra và phân cấp cho Đội

Kiểm tra thuế quản lý; Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ liên quan đến việc thay đổi thông tin DN, tạm ngừng và ngừng hoạt động, đóng và mở mã số thuế do Chi cục quản lý; xử lý vi phạm về đăng ký ký thuế. Các thông tin này được cập nhật vào ứng dụng quản lý thuế tập trung (gọi tắt là TMS) để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế tại Chi cục.

Trong những năm qua, nhìn chung công tác quản lý đăng ký thuế của DN KTKS tại Chi cục được thực hiện nghiêm túc, góp phần tích cực trong việc ngăn ngừa và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đôn đốc ngay đối tượng nộp thuế TN thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Chi cục thực hiện việc giữ gìn, bảo mật các thông tin của DN khai thác theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế. Trong các năm 2018-2020, theo báo cáo tổng kết tại Chi cục không xảy ra trường hợp nào bị khiếu kiện về việc tiết lộ thông tin của NNT. Tuy nhiên, công tác đăng ký TTN vẫn còn mang tính thụ động, các thông tin ban đầu mang tính một chiều chưa đối chiếu với thực tế nên vẫn có một số trường hợp được cấp phép khai thác mỏ nhưng không đến đăng ký thuế.

b) Quản lý kê khai TTN

Hoạt động này nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về khai thuế, kế toán thuế đầy đủ và đúng quy định. Nhiệm vụ này do Đội Nghiệp vụ quản lý thuế thực hiện. Theo đó, trước ngày hai mươi hàng tháng, các DN khai thác nộp tờ khai TTN qua hệ thống thuế điện tử. Toàn bộ hồ sơ khai thuế được tự động đẩy vào phần mềm quản lý thuế tập trung. Hàng tháng, Đội nghiệp vụ quản lý thuế phối hợp với Đội Kiểm tra thuế thực hiện rà soát, tổng hợp và cập nhật danh sách theo dõi số DN KTKS phải nộp hồ sơ khai thuế để nhắc nhở NNT nộp hồ sơ khai thuế kèm theo bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra trong kỳ để làm cơ sở xác định khối lượng khoáng sản khai thác để tính số thuế phải nộp. Hàng tháng, cán bộ lập bộ DN thuộc Đội Nghiệp vụ quản lý thuế có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:

- Quản lý tình trạng kê khai của NNT và xử lý hồ sơ khai thuế: Kiểm tra tờ khai có đúng hạn hay không, giá tính thuế, thuế suất TTN xem đã đúng với quy định chưa, từ đó tính ra số thuế phải nộp. Trường hợp hồ sơ thuế bị sai hoặc không hợp lý sẽ chuyển cho Đội Kiểm tra thuế xử lý bằng việc yêu cầu DN giải trình, kê

khai bổ sung, tùy từng trường hợp có thể đề xuất lãnh đạo ra quyết định ấn định thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở NNT.

– Xử lý vi phạm về nộp nộp hồ sơ khai thuế với các hành vi không nộp, nộp chậm tờ khai.

c) Quản lý ấn định TTN

Ấn định TTN là trường hợp DN khai thác phải nộp theo một con số nhất định thay vì được chủ động khai và nộp thuế theo quy định. Nhiệm vụ này do Đội Kiểm tra thuế đề xuất với Chi cục trưởng ra quyết định ấn định TTN sau khi có đầy đủ hồ sơ làm căn cứ.

Tình hình đăng ký, kê khai, ấn định TTN đối với DN khai thác thể hiện trong bảng 2.9.

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 46)