Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế tài nguyên đối vớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 75)

với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I đến năm 2025

3.2.1. Hoàn thiện tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tài nguyên

Cần xác định tuyên truyền hỗ trợ NNT là một nhiệm vụ then chốt trong quản lý TTN.Trong thời gian qua, Chi cục Thuế KV Sông Lam I đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế đến các DN khai thác thông qua các kênh khác nhau và đạt một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này hơn nữa, Chi cục Thuế cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Bố trí thêm nguồn nhân lực chuyên nghiệp phục vụ cho công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT.

- Bên cạnh việc phát huy tối đa tính hiệu quả của các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT đã sử dụng, Chi cục thuế cần đa dạng hơn nữa các hình thức khác như phát hành các ấn phẩm về thuế theo định kỳ, tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên thuế, tổ chức thêm các buổi tọa đàm đối thoại DN ...

- Tạo mối liên hệ mật thiết, thiện cảm giữa DN khai thác và cơ quan thuế. - Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ sở đoàn thanh niên lập kế hoạch tổ chức treo các biển hiệu, panô có nội dung tuyên truyền dễ hiểu, ngắn gọn và ở nơi dễ nhìn để NNT dễ dàng tiếp cận.

- Tiếp tục xây dựng trang thông tin điện tử của chi cục theo hướng hiện đại với đầy đủ cơ sở dữ liệu để NNT dễ dàng truy cập khi cần thiết và trao đổi các thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện.

- Biểu dương kịp thời các DN khai thác thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế bằng việc đề nghị lên cấp trên tặng bằng khen để động viên và khích lệ. Bên cạnh đó, đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế cần được lên án mạnh mẽ.

Giải pháp này nếu được thực hiện tích cực sẽ mạng lại kết quả khả quan, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế của NNT.

3.2.2. Hoàn thiện quản lý đăng ký, khai và ấn định thuế tài nguyên

Quản lý số DN khai thác khoảng sản là việc ban đầu để triển khai công tác thu TTN. Trong những năm gần đây ngành thuế thực hiện quản lý thuế theo hướng hiện đại, theo đó NNT tự khai, tự nộp thuế. Cơ quan thuế lúc này chỉ thực hiện các chức năng như tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra và giám sát nhằm đảm bảo cho công tác thu thuế đạt kết quả cao. Để phát huy tốt và hiệu quả của cơ chế trên, trong thời gian tới Chi cục Thuế cần:

- Thực hiện một cửa liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng nhận đăng ký thuế;

- Cần phân loại hồ sơ đăng ký thuế theo từng loại hình DN như DNTN, Cty cổ phần; Công ty TNHH ... thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi.

- Thường xuyên rà soát trạng thái hoạt động của NNT trên hệ thống quản lý thuế tập trung, phối hợp với các bộ phận xử lý các trường hợp mã số thuế ngừng hoạt động nhưng giấy phép khai thác đang còn hiệu lực.

- Khi ấn định TTN đối với DN KTKS nên áp dụng đồng thời các căn cứ như dữ liệu của cơ quan thuế trên cơ sở đối chiếu và so sánh với số nộp của DN có cùng ngành nghề, mặt hàng, quy mô, kết hợp với tài liệu và kết quả thanh kiểm tra còn hiệu lực một cách minh bạch và đảm bảo công bằng.

- Lập dự toán thu TTN phải đảm bảo các yếu tố: đúng quy định của pháp luật và các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước; dự báo sát tình hình thực tế và xu hướng phát triển của địa bàn. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ và định kỳ tổ chức giao để nắm bắt và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi tham mưu cho các cấp, các ngành liên quan trên địa bàn huyện Tân Kỳ trong quản lý TTN đối với DN KTKS.

3.2.3. Hoàn thiện quản lý nộp thuế và nợ thuế tài nguyên

- Đội Kiểm tra thuế cần phối hợp với Đội Nghiệp vụ quản lý thuế khảo sát tình hình hoạt động của các DN khác thác khoáng sản trước khi lập và giao dự toán sát với thực tế. Đây là một trong những cơ sở tạo tiền đề cho việc hoàn thành dự thoán thu hàng năm.

- Giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể đến từng cán bộ quản lý. Chỉ tiêu này là một trong những cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức hàng năm.

– Tiếp tục theo dõi các khoản nợ được giãn, được khoanh, khi hết thời hạn cần kiên quyết thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đối với các trường hợp gặp khó khăn khách quan do thiên tai, tai nạn bất ngờ ... thì xử lý gia hạn nộp thuế. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của DN KTKS để kịp thời đôn đốc phát sinh, không để đọng nợ thuế.

- Rà soát lại các khoản nợ để đưa ra các biện pháp thu hồi nợ. Riêng những khoản nợ của các DN đã giải thể, đóng mã số thuế cần lập hồ sơ trình Bộ Tài chính làm thủ tục khoanh nợ, xóa nợ tiền thuế theo tinh thần Nghị quyết 94/2019/QH14.

Đối với các khoản nợ thuộc nhóm có khả năng thu cần áp dụng triệt để các biện pháp cưỡng chế để thu hội nợ, phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ các trường hợp có dấu diệu vi phạm để hoàn thiện chuyển hồ sơ sang cơ quan công an điều tra và xử lý.

- Công khai các khoản nợ lớn, nợ chây ì lên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh truyền hình huyện, niêm yết công khai tại trụ sở các UBND xã, phường để răn đe.

- Phối hợp với các ngân hàng thương mại để thực hiện 100% nộp thuế điện tử; vận động, tuyên truyền, hỗ trợ NNT nghiêm túc thực hiện.

3.2.4. Hoàn thiện quản lý miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ thuế tài nguyên

Ưu đãi TTN là thực chất là một chính sách xã hội được Luật hóa vào chính sách thuế nhằm mục đích khuyến khích phát triển KT-XH đối với các DN khi đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên nhiều DN đã thay đổi đăng ký loại TN khai thác so với thực tế thực hiện để trốn thuế, gian lận thuế bằng việc lợi dụng chính sách này.Thực tiễn đặt ra, Chi Cục Thuế KV Sông Lam I cần thu thập đầy đủ tài liệu từ các từ các nguồn để làm việc với DN khi kiểm tra, xác định điều kiện được hưởng ưu đãi theo đúng quy định của pháp luật một cách chính xác nhất; đồng thời phải thường xuyên kiểm tra thực tế hoạt động của các DN để áp dụng chính xác ưu đãi về TTN, tránh bỏ sót hoặc áp dụng nhầm đối tượng gây thiệt hại NSNN.

Hệ thống lại các quy định về về miễn, giảm thuế, khoanh nợ và xóa nợ tiền TTN và hướng dẫn chi tiết để các đội thuế áp dụng chính xác, thuận lợi trong khi thực hiện nghiệp vụ.

3.2.5. Hoàn thiện quản lý thông tin người nộp thuế tài nguyên

vi vi phạm về thuế. Các DN KTKS trải rộng khắp địa bàn huyện Tân Kỳ nên công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thông tin DN KTKS địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng gặp nhiều khó khăn. Để quản lý thông tin NNT mang lại hiệu quả cao, cần ràng buộc trách nhiệm của các DN trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan thuế đảm bảo các yếu tố: đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời ngay khi có sự điều chỉnh. Đồng thời, Chi cục Thuế KV Sông Lam I cần tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trên địa bàn để xác minh lại thông tin, theo dõi thường xuyên diễn biến hoạt động của các DN. Trong đó cụ thể cần thực hiện:

Một là: Để quản lý chặt chẽ các đối tượng nộp thuế cần quan tâm đến một số vấn đề sau: Chỉ đạo bộ phận kê khai thuế tiếp tục rà soát các DN, phân loại DN; Phối hợp chặt chẽ các phòng, ban liên quan trong kiểm tra, rà soát các đối tượng phát sinh.

Hai là: Tăng cường quản lý thông tin NNT, đẩy mạnh công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế TN, cụ thể đối với các DN khai thác khoáng sản mới ra kinh doanh tư vấn cách cần phải làm để thực hiện hoạt động SXKD một cách hợp pháp.

Ba là: Đẩy mạnh công tác kiểm tra thuế, dựa trên những giải pháp sau: Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra từ khâu thu thập đến chuyển đổi dữ liệu DN; Đào tạo đội ngũ cán bộ thuế am hiểu, có trình độ chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tế, khả năng phân tích tốt, có tư cách đạo đức, thẳng thắn trung thực.

Bốn là: Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng trong quản lý thuế. Do đối tượng quản lý là các DN có phạm vi hoạt động rộng, quy mô, hình thức đa dạng, một số lợi dụng sơ hở để tránh lậu, trốn thuế.

3.2.6. Hoàn thiện kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về nộp thuế tài nguyên

Thực hiện cơ chế mới, cơ quan quản lý thuế không can thiệp trực tiếp vào việc khai và nộp thuế của DN trừ trường hợp NNT có các dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế. Kiểm soát về nộp TTN là một nhiệm vụ quan trọng của Đội Kiểm tra thuế

không chỉ để phát hiện ra các hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà qua đó còn là cơ sở để đánh giá ý thức chấp hành pháp luật về thuế của NNT. Để công tác kiểm soát và xử lý vi phạm về nộp TTN ngày càng hoàn thiện và phát huy tích cực, Chi cục Thuế cần:

- Tăng cường thêm nhân lực trẻ có chuyên môn nghiệp vụ, tư duy nhạy bén để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc.

- Mở rộng các cuộc kiểm tra theo chuyên đề, thanh tra TTN có sự tham gia của cán bộ quản lý phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành liên quan. Đây là dịp để các bên trao đổi và học tập kinh nghiệm trong việc quản lý TTN của các DN khai thác trên địa bàn huyện Tân Kỳ. Các cuộc thanh tra, kiểm tra ngoài đúng quy định của pháp luật còn phải đảm bảo đúng trọng tâm, tránh mang tính hình thức. Kết hợp hài hòa và đồng bộ vừa kiểm soát vừa tuyên truyền, vận động để NNT tự giác kê khai và nộp thuế đúng quy định. Hàng tháng rà soát tờ khai lập danh sách các trường hợp rủi ro để kiểm tra chống thất thu thuế.

- Cơ quan thuế thực hiện cơ chế giám sát bằng việc yêu cầu DN lắp camera tại vị trí mỏ khai thác để kiểm soát sản lượng khai thác.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm của Hiệp hội các DN KTKS trong việc quản lý TTN, tránh việc thỏa thuận ngầm giữa các DN KTKS vào các mục đích bất hợp pháp. Đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình dây dưa nợ đọng tiền thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế.

Đồng bộ các giải pháp sẽ góp phần quản lý tốt các DN KTKS, nguồn thu ngân sách tăng đồng thời ý thức của NNT cũng được nâng cao.

3.2.7. Một số giải pháp khác

3.2.7.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý thuế tài nguyên

- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I cần thực hiện:

DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới;

Hai là: Phân công vị trí công tác dựa trên khả năng, năng lực của từng cán bộ công chức thuế trong đơn vị cho hợp lý để thực hiện quản lý có hiệu quả các khoản thu ngân sách;

Ba là: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, mà còn am hiểu kiến thức quản lý Nhà nước, có trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ được giao.

- Về nhân lực: Cần tăng cường thêm nhân lực quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ từ 5 người hiện tại lên 12 người mới đủ số lượng bao quát quản lý tại địa phương, đặc biệt bổ sung cán bộ trẻ có năng lực cho Đội Kiểm tra thuế; phân công dựa trên khả năng, năng lực của từng cán bộ công chức thuế trong đơn vị cho hợp lý.

3.2.7.2.. Tăng cường công tác phối hợp trong công tác quản lý thu TTN

Chi cục Thuế KV Sông Lam I cần chủ động tham mưu cho chính quyền huyện Tân Kỳ ban hành nhiều văn bản phối hợp giữa các đơn vị liên quan với cơ quan thuế trong công tác thu nợ thuế, khai thác nguồn thu.

Tạo mối liên hệ mật thiết với chính quyền địa phương để nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN khai thác. Giữa Chi cục thuế và UBND huyện Tân Kỳ, cụ thể là các phòng Tài chính – kế hoạch, phòng Tài nguyên môi trường cần đưa ra một kênh chung để trao đổi thông tin để cơ quan thuế kịp thời đưa vào quản lý các trường hợp mới cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chưa đến đăng ký thuế; mời các DN nợ lớn, nợ chầy ì đến để vận động và đôn đốc nộp thuế. Chi cục Thuế KV Sông Lam I cần thực hiện đúng quy trình thu nộp qua hệ thống điện tử, quy trình kết nối thông tin ngành Thuế - Hải quan – Kho bạc –Tài Chính. Qua đó, thông tin về NNT, số thuế phải nộp và đã nộp được cập nhật kịp thời. Việc truyền dữ liệu liên thông từ ngân hàng – kho bạc và cơ quan thuế đảm bảo đúng

quy định, chặt chẽ, có sự giám sát và hàng ngày bàng kê chứng từ phải được gửi cho cơ quan thuế để đối chiếu và nhập vào ứng dụng quản lý.

3.2.7.3. Ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý thuế đối với DN KTKS

Hưởng ứng chủ trương khuyến khích và đối xử công bằng với tất cả các thành phần kinh tế, số lượng DN KTKS tăng, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và quy mô phát triển. Vì vậy, phương pháp quản lý cũ không còn phù hợp và kém hiệu quả. Chi cục Thuế KV Sông Lam I cần phải hiện đại hóa quản lý thu thuế bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện trong các khâu của quy trình quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn mới, cụ thể:

- Hiện đại hóa các ứng dụng quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và chính sách thuế. Kịp thời nâng cấp các ứng dụng quản lý thuế phù hợp với chính sách pháp luật thuế được sửa đổi bổ sung; hoàn thiện ứng dụng phân tích rủi ro theo bộ tiêu chí để áp dụng quản lý thu thuế .

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT phù hợp chuẩn mực chung và đáp ứng yêu cầu quản lý thu thuế lâu dài. Thông tin NNT có thể thu thập từ hai nguồn thông tin gián trực tiếp và thông tin gián tiếp (qua bên thứ ba). Tất cả những thay đổi về thông tin DN sẽ được cập nhật kịp thời, nhanh chóng và chính xác hơn.

- Nâng cao cho công chức chuyên trách tin học đủ khả năng vận hành và quản

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w