Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 82)

3.3.1. Kiến nghị với Cục thuế tỉnh Nghệ An

- Tạo điều kiện và môi trường làm việc phù hợp, năng động đối với công chức thuế. Hoàn thiện chính sách tiền lương và chế độ đặc thù dành cho cán bộ công chức ngành thuế tạo tâm lý hứng khởi trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về thuế, có kỹ năng, ứng dụng công nghệ có đủ năng lực, kỹ năng thành thạo, tận tâm với công việc và thân thiện với NNT, đổi mới tư duy hành động để quản lý thuế có hiệu quả. Mặt khác, cán bộ công chức phải liêm chính luôn tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, trung thực và minh bạch.

3.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính

- Đề nghị Tổng cục Thuế sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế phù hợp với Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đảm bảo tiêu chí rõ ràng, và ngắn gọn, sát với thực tế.

- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chính sách thuế, bao quát hết các mối quan hệ đang tồn tại và phát sinh. Khắc phục tình trạng luật còn quy định chung (luật khung) dẫn đến hiện tượng muốn thực hiện được luật thì phải chờ ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn, đôi khi hướng dẫn lại không phù hợp với Luật. Tránh tình trạng như hiện nay quá nhiều văn bản dưới luật khó khăn cho việc thực hiện và dễ xảy ra tiêu cực do lách luật.

-Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức theo chức năng, đặc biệt kỹ năng nghiệp vụ thuế; xác định công tác đào tạo và đào tạo lại là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm trang bị kiến thức cho công chức thích ứng với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của xã hội.

- Quy định riêng về việc luân phiên, luân chuyển đối với cán bộ làm công tác thuế để vừa đáp ứng được mục tiêu ngăn ngừa, chống tiêu cực, vừa phát huy hết năng lực và sở trường.

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Về môi trường chính trị pháp lý: UBND tỉnh Nghệ An cần hoàn thiện bảng giá quy định về tính TTN sao cho phù hợp với từng địa bàn.

- Về môi trường công nghệ: Đề nghị Sở Tài chính hỗ trợ triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế cơ quan thuế, nâng cấp hạ tầng truyền thông từ Cục Thuế đến Chi cục thuế.

- Về môi trường tự nhiên: Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo Sở Kế hoạch đầu tư lập chi tiết quy hoạch về TN, trong đó có kế hoạch khai thác và sử dụng TN bền vững và hiệu quả gắn với bảo tồn và phát triển môi trường tự nhiên.

3.3.4. Khuyến nghị với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ

- Các DN cần nghiên cứu thực hiện đúng quy định pháp luật TTN, về kê khai quyết toán TTN, nếu có vướng mắc cần trực tiếp liên hệ các phòng chức năng Chi cục Thuế KV Sông Lam I để được hướng dẫn tháo gỡ khó khăn bằng việc cung cấp thông tin, giải đáp chính sách, hỗ trợ thủ tục hành chính, đầy đủ, kịp thời để thực hiện.

- Tự giác kê khai trung thực và nộp TTN đầy đủ theo quy định của pháp luật về thuế, tránh tình trạng nợ thuế kéo dài dẫn đến bị thu hồi giấy phép khai thác.

- Tự đánh giá đúng năng lực tài chính của DN để việc khai thác kinh doanh có hiệu quả. Đây là tiền đề để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý TTN đối với DN KTKS tại Chi cục thuế có hiệu quả sẽ tác động đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và môi trường, đóng góp vào ngân sách địa phương. Với tinh thần đó, đề tài luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý TTN đối với DN KTKS tại chi cục thuế; phân tích, đánh giá thực trạng để khắc phục những bất cập và hạn chế nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I ngày càng tăng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của huyện Tân Kỳ đến năm 2025 về kinh tế xã hội.

Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTN đối với DN KTKS trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I. Trong đó đáng chú ý là giải pháp hoàn thiện tuyên truyền hỗ trợ người nộp TTN; hoàn thiện quản lý đăng ký, khai và ấn định TTN; hoàn thiện quản lý nộp TTN và nợ TTN; hoàn thiện quản lý miễn, giảm TTN; hoàn thiện quản lý thông tin người nộp TTN.Đây là những giải pháp giúp cho hoạt động quản lý TTN trên địa bàn huyện Tân Kỳ được quản lý chặt chẽ và đồng bộ ngay từ khâu đầu tiên. Đồng thời tác giả cũng đi sâu vào các giải pháp hoàn thiện hoàn thiện bộ máy quản lý thuế đối với DN khai thác tại Chi cục Thuế, hoàn thiện kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về nộp TTN.

Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, bản thân đã luôn những nỗ lực, cố gắng tìm tòi, học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn và sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện của các anh chị công chức thuế, lãnh đạo ở cơ quan, nhưng do hạn chế về trình độ chuyên môn, thời gian nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự cảm thông, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn

1. Bộ Tài chính Việt Nam (2012), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên, Hà Nội.

3. Bùi Thị Ngọc Diễm (2019), “Nâng cao hiệu quả quản lý Cục thuế tỉnh Ninh Bình đối với thu thuế tài nguyên của các chi cục thuế ”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại Hà Nội.

4. Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I (2020), Báo cáo tổng kết thu thuế tài nguyên trên địa bàn huyện Tân Kỳ giai đoạn 2018-2020, Nghệ An.

5. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 6. Đặng Văn Lâm (2012):“Lộ trình quản lý thuế”, NXB Đại học Quốc gia

TP.HCM.

7. Đỗ Hoàng Tooàn, Mai Văn Bưu (2008), Giáo Trình Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Đỗ Thanh Tú (2018), “Hoàn thiện hệ thống thuế tài nguyên”.Nghiên cứu khoa học số XD 721, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2018), Giáo trình quản lý học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Bất, Nguyễn Văn Xa (2017), Giáo trình quản lý tài sản công, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Lãng (2018), “Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

13. Nguyễn Tiến Trung (2015), Hoàn thiện công tác quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản của Chi cục thuế huyện Phong Điền, tỉnh Thừa thiện Huế, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Huế. 14. Phan Minh Thông (2016), Quản lý thu thuế tại Chi cục thuế Thành phố Vinh,

Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 15. Phạm Thị Thu Uyên (2016), Hoàn thiện quản lý thuế tài nguyên của Chi cục

Thuế huyện Tiên Lãng, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

16. Quốc hội Việt Nam (2009), Luật thuế tài nguyên, Hà Nội.

17. Võ Hồng Phúc (2007), “ Giáo trình quản lý nhà nước”, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

18. Vũ Cương (2012), Kinh tế và tài chính công, NXB Thống kê, Hà Nội.

19. Vũ Kim Dũng, Nguyễn Văn Công (2018), Giáo trình kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

20. Vũ Thu Giang (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác

1 Mai Văn Đông Chi cục trưởng Chi cục Thuế KV Sông Lam I 2 Phan Hồng Minh Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế KV Sông Lam I 3 Lê Đình Đại Đội trưởng Đội thuế

LPX số 3 Chi cục Thuế KV Sông Lam I 4 Vương Đình Quế Đội trưởng Đội nghiệp

vụ quản ly thuế Chi cục Thuế KV Sông Lam I 5 Lê Thị Nga Đội trưởng Đội kiểm

1. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về bộ máy quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I?

2. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về quản lý tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tài nguyên đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I?

3. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về quản lý đăng ký, khai và ấn định thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục thuế Khu vực Sông Lam I?

4. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về quản lý nộp thuế tài nguyên và nợ thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế Khu vực Sông Lam I?

5. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về quản lý miễn, giảm thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I?

6. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về quản lý thông tin người nộp thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế khu vực Sông Lam I?

7. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đánh giá về kiểm tra, giám sát thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Tân Kỳ tại Chi cục Thuế Khu vực Sông Lam I?

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý Ông (Bà) về những nội dung của cuộc phỏng vấn trên đây. Tôi xin cam đoan các thông tin này chỉ được sử dụng phục vụ cho mục đích nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Thạc sĩ của mình!

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý thuế tài nguyên đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện tân kỳ tại chi cục thuế khu vực sông lam I, tỉnh nghệ an (Trang 82)