Kinh nghiệm quản lý hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trên thế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 29 - 36)

và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại một số nước trên thế giới

Đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt. [5]

Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Trung Quốc có Luật riêng về Quy hoạch. Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư (bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội). Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó. [6]

Tại Hàn Quốc, hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung; trong đó, Bộ Chiến lược và Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công. Thông thường, các quyết định liên quan tới ngân sách sẽ được đưa ra sau khi có thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và cơ quan Bộ có nhu cầu sử dụng vốn. Chính phủ ban hành Khung chỉ tiêu trung hạn cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống. Việc phân bổ năm ngân sách bắt đầu bằng việc thảo luận về kế hoạch ngân sách đầu tư cho 5 năm. Thẩm định ở trung ương do Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư nhân (PIMAC)

thực hiện thẩm định tất cả các dự án ở trên một mức nhất định. Nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án >50 triệu USD. Hệ thống Quản lý tổng chi phí dự án là một công cụ giúp Bộ Ngân sách theo dõi chi phí của các dự án đầu tư công và kiểm tra các khoản tăng chi phí dự án trong toàn bộ vòng đời dự án từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn tất thi công. [7]

Tại Vương quốc Anh, nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư công, Vương quốc Anh đã kết hợp hài hòa các quy trình lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch cung ứng dịch vụ công trong dài hạn. Quy trình quyết định phân bổ đầu tư giữa các lĩnh vực chính phụ thuộc vào các nỗ lực vận động và quyết định của Đảng nắm quyền. Tuy nhiên, các quyết định này dựa nhiều vào các báo cáo rà soát chính sách và “Sách Trắng”. Mặc dù Bộ Tài chính không đặt ra các ưu tiên trong dài hạn cho các lĩnh vực, cơ quan này lại có vai trò quan trọng trong việc điều phối chính sách và tư vấn kỹ thuật cấp cao cho các lãnh đạo.Đối với các dự án cụ thể đã được đưa vào trong chiến lược ngành, các dự án ở Vương quốc Anh vẫn phải qua những vòng đánh giá về chi phí lợi ích, thậm chí cả những nghiên cứu về các trường hợp điển hình, trước khi có đánh giá về mức độ ưu tiên đối với dự án.Đối với chi tiêu ngân sách, Chính phủ Anh có quy trình chi ngân sách thận trọng nhằm đảm bảo khả năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư trong trung và dài hạn, bao gồm cả các dự án đầu tư hạ tầng. Trong khuôn khổ tài khoá chung, Chính phủ Anh sẽ đưa ra khung chi tiêu trong nhiều năm để các Bộ chủ động lập kế hoạch Bộ Tài chính tiến hành rà soát chi tiêu 2 năm một lần, trên cơ sở đó đề ra lộ trình chi ngân sách cho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình thực hiện công việc này, Bộ Tài chính yêu cầu các Bộ khác phải ban hành các chiến lược đầu tư của bộ mình, từ đó giúp Bộ Tài chính có thể đánh giá được chiến lược về các đề xuất đầu tư. Cơ chế này buộc các Bộ phải gắn các đề xuất đầu tư với các công trình hiện có và đánh giá xem xét các công trình mới sẽ được quản lý và bảo trì như thế nào. [8]

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Trong Quý II năm 2018, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 14 dự án đầu tư, trong đó 7 dự án trong nước và 7

dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 5 tỷ đồng và 24 triệu USD. Tính chung trong tháng đầu năm 2018 đã có thêm 20 dự án đăng ký đầu tư vào trong các KCN trên địa bàn tỉnh, bằng 9% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó 8 dự án trong nước và 12 dự án nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 00 tỷ đồng và 47,2 triệu USD, tổng diện tích đã cho thuê lại khoảng 24 ha. Các dự án đầu tư tập trung các lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp linh kiện điện, điện tử; dệt may và các sản phẩm phụ trợ ngành dệt may. Trong đó một số dự án vốn đầu tư lớn và có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách như: Dự án nhà máy sản xuất khuôn đúc, sản phẩm đúc của Tsukuba Việt Nam tại Khu công nghiệp Phố Nối A; dự án nhà máy công nghiệp hỗ trợ Ecotech Hưng Yên của Công ty cổ phần Ecotech Hưng Yên với tổng vốn đầu tư đăng ký 210 tỷ đồng,.. Trong số các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới vào trong KCN, Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất, chiếm 58% về số lượng dự án và 5% về tổng vốn đầu tư đăng ký. Các dự án còn lại thuộc các quốc gia vùng lãnh thổ: Đức, Anh, Trung Quốc, Cộng hòa Síp và Singapore.

Cũng trong tháng đầu năm 2018, thực hiện điểu chỉnh tăng vốn đầu tư cho 18 dự án, trong đó 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 5 dự án có vốn đầu tư trong nước, với vốn đầu tư điều chỉnh tăng 73,5 triệu USD và 2.178 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh tăng là 120,5 triệu USD và 2.778 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài bằng 8 %, vốn đầu tư trong nước bằng 83%. Bên cạnh đó, thu hồi chấm dứt hoạt động trước thời hạn 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký giảm là 1 triệu USD. Đến nay, trong các KCN của tỉnh có 371 dự án còn hiệu lực, trong đó 1 4 dự án có vốn đầu tư trong nước và 207 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký 22. 58 tỷ đồng và 3.391triệu USD. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tại các KCN trên 700 ha.

Các dự án đầu tư trong các KCN tỉnh nhìn chung có tính khả thi, chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án đảm bảo theo tiến độ đăng ký, sử dụng đất hiệu quả. Trong tháng đầu năm có thêm 17 dự án đầu tư đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng tổng số dự án đầu tư đi hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh lên 310 dự án, chiếm khoảng 83% tổng số dự án đầu tư còn hiệu lực. Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 200 triệu USD và 2.000 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư vốn thực hiện của các dự án

trong các KCN đạt 2.850 triệu USD, bằng 84% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 1 .000 tỷ đồng, bằng 70% tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư trong nước. Doanh thu của các doanh nghiệp trong các KCN tỉnh trong tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,2 tỷ USD, giá trị xuất khẩu khoảng 1,1 tỷ USD, giá trị nhập khẩu khoảng 0,8 tỷ USD, thu ngân sách nội địa khoảng 900 tỷ đồng.Trong tháng đầu năm 2018, tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có thêm 1.500 việc làm mới, nâng tổng số lao động trong KCN lên 48.500 lao động.

Cùng với các hoạt động thu hút đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp. Kịp thời phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý, qua đó chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong tháng đầu năm, có 99, % hồ sơ thủ tục được giải quyết đúng hoặc sớm thời hạn theo quy định, trong đó có trên 50% hồ sơ thủ tục hành chính được cắt giảm khoảng 0% thời gian so với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Bàn hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Hưng Yên tiếp tục duy trì và hoạt động có hiệu quả. Trong tháng đầu năm đã hỗ trợ 04 nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục hành chính đăng ký đầu tư và đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày, rút ngắn 15 ngày làm việc so với quy định của pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong tháng cuối năm 2018 Ban Quản lý KCN tỉnh tập trung hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng KCN Minh Đức, Phố Nối A và Kim Động hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng KCN. Đôn đốc chủ đầu tư Minh Đức, KCN Phố Nối A đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN, để có mặt bằng tiếp nhận các dự án đầu tư. Đồng thời hỗ trợ Chủ đầu tư các KCN Minh Quang, Yên Mỹ và các KCN khác hoàn thành các thủ tục pháp lý, để triển khai các thủ tục thu hồi đất, đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, để tiếp nhận dự án đầu tư. Chú trong nâng cao chất lượng trong việc thu hút đầu tư, trong đó thu hút đầu tư có chọn lọc gắn với công tác bảo vệ môi trường, ưu tiên các

dự án có trình độ công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tổ chức rà soát, đánh giá các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng theo kế hoạch đã ban hành; Hoàn thiện công bố Hệ thống quản lý chất lượng của Ban phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001-2015; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý điều hành, duy trì và thực hiện có hiệu quả Bàn hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản tại Hưng Yên, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư/doanh nghiệp rút ngắn thời gian và thuận lợi trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư. [9]

1.2.1.3 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư công tại một số tỉnh, thành phố của Việt Nam

Việt Nam, đầu tư từ khu vực nhà nước đã trở thành một động lực quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, tạo ra các tác động lan tỏa lớn, nhất là các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đầu tư Nhà nước đã phát huy vai trò đặc biệt quan trọng trong những giai đoạn kinh tế khó khăn, đầu tư từ các khu vực khác suy giảm .

Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội còn và có xu hướng giảm chậm.

Các dự án đầu tư có tiến độ triển khai rất chậm, nhất là các dự án trọng điểm do các nguyên nhân như giải phóng mặt bằng, thiếu vốn, nhà thầu năng lực kém và khả năng quản lý đầu tư công của tỉnh, thành phố còn kém hiều quả.

a. Quản lý dự án đầu tư công tại thành phố Hà Nội.

Tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước của thành phố Hà Nội

Hà nội đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch trong định hướng đầu tư XDCB, việc quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư, thành phố Hà Nội đã có sự phân cấp rõ ràng.

Ngày 3/1/2012 UBND Thành phố Hà Nội đã đưa ra Kế hoạch số 01/KH-UBND về việc thực hiện quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Kế hoạch triển khai thực hiện trên toàn bộ 29 quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, trong đó tập trung thực hiện giai đoạn 2011 - 2012. Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước. Quản lý việc triển khai các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước

Tại Quyết định 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 đã phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư để quản lý đầu tư công trên địa bàn. Quy định này quy định một số nội dung về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố, dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước và dự án đầu tư theo các hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (BTO), Xây dựng - Chuyển giao (BT), dự án đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công - tư (PPP). Nguyên tắc quản lý đối với dự án đầu tư:

Để tạo điều kiện cho công tác quản lý đầu tư công, thành phố Hà Nội Quy định cụ thể trình tự triển khai thực hiện thực hiện dự án gồm các bước như sau:

Bước 1. Chuẩn bị đầu tư.

Quyết định cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư; Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi);

Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (trừ các trường hợp chỉ thực hiện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường);

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư.

Bước 2. Thực hiện đầu tư.

Lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán; Giao đất để thực hiện dự án;

Thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng (nếu có); Lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án;

Xây dựng công trình;

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w