Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 75)

lĩnh vực xây dựng cơ bản của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

3.2.1 Nâng cao năng lc chuyên môn, nhn thc của cán bộ

1. Đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo

Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về thực hiện chính sách quản lý vốn đầu tư công để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chính sách sách quản lý đầu tư công và khả năng triển khai, thực thi chính sách, trong đó ưu tiên đào tạo về kỹ năng phân tích chính sách, quyết định và giám sát lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư.... Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo phù hợp để bổ sung, nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, việc luân chuyển, điều động cán bộ phải có kế hoạch cụ thể, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo chuyên ngành trong các cơ quan tham mưu của tỉnh.

Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án vị trí việc làm và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn chức danh cán bộ thực hiện công tác sách quản lý đầu tư công theo hướng đối với những cán bộ hoạch định chính sách về đầu tư và xây dựng, ngoài chuyên môn phải có tầm nhìn tổng thể vĩ mô, chiến lược về đầu tư xây dựng cơ bản.

2. Đối với đội ngũ chuyên viên tham mưu

- Tuyển dụng, điều động những cán bộ, chuyên viên có chuyên môn sâu về sách quản lý đầu tư công , bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm và biết thực hiện các quy định pháp luật hiện hành. Cần tăng số lượng và chất lượng chuyên viên cho Ban. Ngoài ra, có chính sách, chế độ phù hợp thu hút các chuyên gia giỏi trên lĩnh vực kinh tế, ngân sách, đầu tư để tham mưu cho Ban trong lĩnh vực sách quản lý vốn đầu tư công.

- Thực hiện tốt quy hoạch cán bộ, công chức để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về sách quản lý đầu tư công hợp lý, đúng thời điểm, đúng chủ trương.

- Lựa chọn, thiết kế các chương trình đào tạo hợp lý nhằm trang bị kiến thức quản lý vốn đầu tư, lĩnh vực, kỹ năng, thái độ cần thiết để thực thi công vụ. Cần tập trung vào việc trang bị những kiến thức cơ bản như: kiến thức về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về khoa học quản lý, kỹ năng thực hành, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng giải quyết công việc liên quan đầu tư xây dựng cơ bản.... Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo dành riêng cho từng đối tượng phù hợp với nhiệm vụ thực hiện và phải thống nhất trong phạm vi cả tỉnh, như đào tạo về công tác xác định, đánh giá chủ đầu tư, thẩm định dự án, đầu thầu, quyết toán, giám sát đầu tư,….. Nội dung chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng tập trung trả lời hai câu hỏi quan trọng:

1) Ở vị trí công việc đó cán bộ, công chức, viên chức được làm những gì?

2) Cán bộ, công chức, viên chức phải làm gì để thực hiện công việc có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất đối với sách quản lý vốn đầu tư công?

3.2.2 Nâng cao chất lượng của quy hoạch

3.2.2.1 Hoàn thiện cơ sở luật pháp đối với hoạt động đầu tư công

Đổi mới phương thức xây dựng và ban hành luật và các văn bản hướng dẫn đối với hoạt động đầu tư công. Việc hoàn thiện các văn bản pháp luật luôn gắn với quá trình hoàn thiện về cơ chế, chính sách và con người. Việc hoàn thiện văn bản là nhu cầu thường xuyên được đặt ra nhằm tăng tính thực tiễn của luật pháp đối với các hoạt động trong nền kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta các hoạt động kinh tế sau khi có luật đều phải chờ Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thực hiện và thông tư của các bộ,

ban ngành hướng dẫn. Các thông tư hướng dẫn này thường bị chậm trễ, thể hiện sự lúng túng của các cơ quan ban hành luật khi đưa luật vào thực tiễn. Điều này làm hạn chế hiệu quả của hoạt động quản lý vốn công. Khắc phục tình trạng này, trong quá trình ban hành luật, thay vì chỉ ban hành luật khung, có thể đưa ra luật chi tiết để có thể triển khai luật ngay thay vì chờ thông tư hướng dẫn. Thứ hai, trong quá trình đưa ra luật dự thảo, có thể đưa kèm theo thông tư, nghị định hướng dẫn dự thảo để khi ban hành luật kịp thời, minh bạch.

Đối với hoạt động sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần được thực hiện thường xuyên và xuất phát từ thực tiễn. Việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư công từ NSNN phải theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư công. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư công từ NSNN trong thời gian tới. Do đó, trước tiên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật xoay quanh vấn đề đầu tư công như pháp luật xây dựng, luật về quản lý vốn đầu tư công. Đồng thời, cần bổ sung cụ thể vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tư công trong quá trình phân bổ và thực hiện giám sát chất lượng của các dự án này. Đối với quản lý đầu tư công từ NSNN, tỉnh cần nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư công từ NSNN. Thứ hai, cần bổ sung luật ngân sách để có thể có cơ chế bổ sung ngân sách kịp thời cho các dự án công cần thiết của khu vực cửa khẩu. Trên thực tế, việc thiếu vốn đầu tư công trong năm 2013 và 2014 khiến một số dự án XDCB của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La bị chậm lại, ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh tế khu vực cửa khẩu và tăng trưởng chung của tỉnh. Thứ ba, bổ sung và sửa đổi nghị định về việc phê duyệt và lập dự án đầu tư công, tránh tình trạng nghị định đưa ra gây khó hiểu hoặc dễ bị hiểu nhầm khi thực hiện.

3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La cũng cần hoàn thiện các chính sách của tỉnh đối với hoạt động XDCB nhằm phân bổ vốn hợp lý tạo điều kiện tốt nhất phát triển Ban Quản lý các khu công

nghiệp tỉnh Sơn La. Tỉnh Sơn La đã đưa ra quy hoạch phát triển khu công nghiệp tới năm 2020 phù hợp với Nghị quyết số 8-NQ/TU ngày 13/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện phát triển các vùng kinh tế theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

Tỉnh tập trung xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể cho cơ quan, đơn vị liên quan, đảm bảo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, chủ động, tích cực, ưu tiên cơ chế chính sách cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La, sau đó xác định, lựa chọn mức độ ưu tiên cho các vùng, tiểu vùng còn lại để có cơ chế chính sách phù hợp theo từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, tỉnh cũng thành lập Quỹ phát triển đất của tỉnh, hàng năm cân đối, bố trí kinh phí theo quy định để chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, tạo mặt bằng "sạch" thu hút các dự án đầu tư, trước hết trong các khu công nghiệp.

Các nguồn vốn và huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng hệ hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng tại tỉnh Sơn La; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các tiểu hợp phần đầu tư hạ tầng; triển khai lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế liên huyện và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế liên huyện đến năm 2020 để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hàng năm.

Về cơ chế, chính sách, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố chủ động tiến hành rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền những quy định không còn phù hợp hoặc không đáp ứng nhu cầu của tình hình thực tế hiện nay, nhất là cơ chế, chính sách về ưu đãi đầu tư, đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách về phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp hướng đến xuất khẩu; cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng hiện có; chính sách phát triển các vùng cây nguyên liệu, vùng sản xuất tập trung phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của từng vùng, có sự liên kết, hỗ trợ, thúc đẩy cùng phát triển giữa các vùng. Cùng với đó, cần tiếp tục tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng như các tuyến giao thông trọng yếu liên huyện, xã, các công trình điện, nước sinh hoạt nông thôn, hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin...

3.2.2.3 Nâng cao chất lượng công tác lập dự án, khảo sát thiết kế

Công tác lập dự án đầu tư phải nêu rõ sự cần thiết, mục tiêu đầu tư, lợi ích kinh tế - xã hội; nêu rõ hình thức đầu tư xây dựng công trình, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất, điều kiện cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào khác.

Chỉ lựa chọn các nhà thầu tư vấn có đủ điều kiện năng lực để khảo sát, thiết kế theo đúng quy định của pháp luật.

Chú trọng đến công tác khảo sát xây dựng công trình và thực hiện nhiệm vụ công tác giám sát khảo sát của Chủ đầu tư. Công tác nghiệm thu hồ sơ khảo sát, thiết kế không chỉ thực hiện trên hồ sơ hoàn thành mà phải được kết hợp kiểm tra, nghiệm thu chi tiết trên hiện trường để đảm bảo tính chính xác và khả thi của hồ sơ.

Công tác lập tổng mức đầu tư, xác định chi phí hợp phần đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư phải nỗ lực để đạt độ chính xác tối đa. Công tác thiết kế đảm bảo đúng quy trình, quy phạm ngành, thực hiện đúng nhiệm vụ thiết kế được duyệt, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

3.2.2.4 Công tác đánh giá đầu tư dự án

Công tác giám sát đánh giá đầu tư được thực hiện ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, bố trí vốn đầu tư đảm bảo tuân thủ quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác kiểm tra đánh giá đầu tư, chủ động đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả đầu tư, khắc phục việc để thất thoát, lãng phí, chậm tiến độ trong đầu tư xây dựng.

Rà soát lại các quy hoạch, thực hiện giám sát từng khâu bố trí đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy đinh, đánh giá tổng thể đầu tư, bố trí kế hoạch tập trung và rà soát lại từng dự án để đảm bảo hiệu quả, thực hiện giám sát thường xuyên trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu, quản lý vốn, ký hợp đồng, thanh quyết toán,…) tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư kế hoạch 5 năm, kịp thời rút kinh nghiệm và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư.

Đối với các dự án đầu tư trong quá trình thực hiện giám sát đầu tư, ở dự án đầu tư nào phát hiện thấy những yếu tố thay đổi so với dự án ban đầu hoặc những vấn đề phát sinh mới, phải báo cáo kịp thời và nhất thiết đánh giá lại tính khả thi và hiệu quả của dự án trước khi quyết định điều chỉnh hoặc tiếp tục thực hiện.

3.2.2.5 Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư

Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư là công việc hết sức quan trọng, là khâu quyết định cho sự thành bại của quá trình đầu tư một dự án, hạn chế thất thoát vốn đầu tư. Từ những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển có thể phải chịu nhiều rủi ro và mang tính mạo hiểm cao nên trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư việc nghiên cứu khảo sát tính toán và dự đoán đòi hỏi thật kỹ lưỡng, chính xác, trên tất cả các phương tiện nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả vốn đầu tư. Đây là vấn đề quan trọng nhất.

Các đơn vị được giao làm công tác thẩm định chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, qui mô từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực chương trình đã phê duyệt, chỉ được quyết định đầu tư khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách.

3.2.2.6 Tăng cường công tác quản lý, lựa chọn nhà thầu

Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng là nhằm tìm được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động dây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với từng loại và cấp công trình. Tùy theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng…

Để tăng cường quản lý vốn đầu tư thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:

- Quy trình thủ tục lựa chọn nhà thầu:

+ Thực hiện việc đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, hạn chế tối đa hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế. Hình thức đấu thầu rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều vấn đề thông thầu vì trường hợp một nhà thầu đã biết được thông tin của dự án cũng

không thể có sức để thương thuyết với tất cả các nhà thầu muốn tham dự và mặt khác nếu sử dụng kinh phí để thương thuyết thì hiệu quả kinh doanh cũng không đáp ứng được chi phí tiêu cực phải bỏ ra.

- Áp dụng cơ chế giảm giá ngay trong quá trình xác định giá gói thầu: Hiện nay giá gói thầu thường được xây dựng trên cơ sở bằng với giá dự toán được phê duyệt, để nâng cao hiệu quả khi tổ chức đấu thầu khi xây dựng giá gói thầu cần đưa ra một tỷ lệ giảm giá so với giá dự toán. Như vậy trong trường hợp có tình trạng thông thầu thì vẫn tiết kiệm được khoản kinh phí trong giá trúng thầu.

- Cơ chế kiểm soát:

+ Ngăn chặn thông tin rò rỉ và thông thầu trong quá trình đấu thầu. Đây là một vấn đề thuộc về ý thức của con người, nên khó phát hiện và ngăn chặn bằng những biện pháp cụ thể, nhưng về một góc độ nào đó có thể hạn chế bằng những biện pháp như phê duyệt dự toán và giá gói thầu cùng một thời điểm mở đầu, các văn bản phê duyệt dự toán, phê duyệt giá gói thầu chỉ phát hành rộng rãi ra bên ngoài khi đã thực hiện xong việc mở thầu như vậy sẽ hạn chế bớt lượng thông tin bị rò rỉ.

+ Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên sẽ lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện dự án với đảm bảo kỹ thuật, chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí.

- Đối với các quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp:

+ Cần sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp theo hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 75)