Những bài học rút ra có thể áp dụng cho quá trình quản lý vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 36 - 37)

tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La

Như vậy, qua tìm hiểu, trong quá trình phát triển, các nước đều không ngừng nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính sách về sử dụng vốn nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn phát triển.

Kinh nghiệm rút ra cho thấy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam nói chung và với một tỉnh miền núi như Sơn La, nhất là với việc đầu tư hạ tầng phát triển khu công nghiệp thì cần phải có một văn bản pháp lý đủ mạnh, một quy trình quản lý đầu tư công chặt chẽ, hiệu quả để quản lý quá trình đầu tư công một cách toàn diện và hiệu quả. Vì đầu tư công đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng đất nước, xây dựng địa phương, đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, của một tỉnh, đầu tư công dựng nên cơ sở hạ tầng xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế. Là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của một chính phủ, chính quyền địa phương, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Để quản lý đầu tư công đạt hiệu quả, cần có các yếu tố sau đây:

- Một là, có quy hoạch và chiến lược đầu tư hoàn chỉnh: tất cả các hạng mục trong dự án đầu tư công vào khu công nghiệp đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Ban Quản lý các khu công nghiệp căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư.

- Hai là, thẩm định dự án: Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước: chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu.

- Ba là, về điều chỉnh dự án: Nếu dự án có sự thay đổi cơ bản về chi phí, tiến độ… thì phải áp dụng cơ chế cụ thể để xúc tiến rà soát, đánh giá lại dự án.

- Bốn là, giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư: Mục đích giám sát đầu tư là đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá

hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm, các dự án đầu tư đều phải được kiểm toán nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nguồn vốn đầu tư công trong lĩnh vực xây dựng cơ bản| Luận văn thạc sỹ quản lý nhà nước (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w