World Bank, 2013. «Đánh giá Khung Tài trợ cho Cơ sở Hạ tầng Địa phương ở Việt Nam», tháng 10 năm 2013. Báo cáo nêu một trong những nguyên nhân chính được nhắc đến là sự quan tâm của các cơ quan nhà nước và đơn vị chủ quản mới chỉ tập trung vào số lượng dự án đầu tư mà chưa quản lý hiệu quả của các dự án này. Các quyết định đầu tư được thúc đẩy chủ yếu bởi các cân nhắc hành chính và mong muốn xây dựng các dự án có khả năng tạo ra doanh thu, với những liên kết yếu ớt tới các ưu tiên chiến lược của quốc gia và cơ chế thị trường cho việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm. Tuy nhiên, thách thức này cũng lại là một cơ hội cho Việt Nam, bởi vì một phần đáng kể của nhu cầu đầu tư có khả năng sẽ được đáp ứng bằng cách sử dụng nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả hơn nữa [15].
Mizell, L. and D. Allain-Dupré (2013). «Creating Conditions for Effective Public Investment: Sub-national Capacities in a Multi-level Governance Context». OECD Regional Development Working Papers, 4/2013, OECD Publishing. Bài viết cung cấp kinh nghiệm quản lý đầu tư công hiệu quả ở các nước OECD. Bài viết này tập trung vào tìm cách (1) xác định khả năng cho phép để chính quyền địa phương thiết kế và thực hiện chiến lược đầu tư công đối với phát triển khu vực, và (2) cung cấp hướng dẫn thực tế để đánh giá và tăng cường các năng lực trong bối cảnh quản trị đa cấp [16].
Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn, Nataliya Biletska and Jim Brumby, (2010). «A Diagnostic Framework for Assessing Public Investment Management». The World Bank Africa Region, Public Sector Reform and Capacity Building Unit & Poverty Reduction and Economic Management Network, Public Sector Unit, August 2010. Bài viết cung cấp một khung chẩn đoán thực dụng và khách quan để đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công của các chính phủ. Việc phân bổ ngân sách cho đầu tư công có thể nâng cao triển vọng kinh tế trong tương lai, khẳng định các quy trình phối hợp lựa chọn và quản lý đầu tư công là rất quan trọng. Ngoài ra, khung được thiết kế để thúc đẩy chính phủ để thực hiện định kỳ tự đánh giá hệ thống đầu tư công và cải cách cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả của đầu tư công [17].
OECD, 2013. «Draft OECD principles on Effective Public investment: a shared responsibility across levels of government». For external consultation, November 2013. Tài liệu này trình bày một dự thảo về đầu tư công hiệu quả: một trách nhiệm được chia sẻ qua các cấp chính quyền được phát triển bởi các lãnh thổ Ủy ban Chính sách Phát triển (TDPC) của OECD [18].
Era Dabla-Norris, Jim Brumby, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou (2011). «Investing in Public Investment: An Index of Public Investment Efficiency». IMF Working Paper, Authorized for distribution by Catherine Pattillo, February 2011. Bài viết này giới thiệu một chỉ số mới để xác định môi trường thể chế làm cơ sở quản lý đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa chọn, thực hiện và đánh giá. Chỉ số cho điểm chuẩn giữa các vùng và các nhóm quốc gia; phân tích chính
sách có liên quan và xác định các lĩnh vực cụ thể có thể được ưu tiên. Địa điểm nghiên cứu tiềm năng được vạch ra [19].
Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận văn tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn đầu tư công bằng ngân sách nhà nước. Từ đó tác giả đã chỉ rõ ra được khái niệm, vai trò, đặc điểm và nội dung của quản lý đầu tư công bằng ngân sách nhà nước. Dựa trên những cơ sở đó, tác giả nêu lên những kinh nghiệm quản lý hiệu quả đầu tư công của một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh, thành phố của Việt Nam từ đó đưa ra được hững bài học rút ra có thể áp dụng cho quá trình quản lý đầu tư công tại Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH SƠN LA