Những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 28 - 29)

2.1.2 .Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

2.2. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH BẠC LÁ LÚA

2.2.5. Những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa

2.2.5.1. Đặc điểm hình thái, đặc điểm hố sinh

Vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae có dạng hình gậy, hai đầu hơi trịn, có một lơng roi ở một đầu, kích thước 1-2 x 0,5-0,9 µm. Trên mơi trường nhân tạo, khuẩn lạc của vi khuẩn có dạng hình trịn, màu vàng sáp, rìa nhẵn, bề mặt khuẩn lạc ướt, háo khí, nhuộm gram âm. Vi khuẩn khơng có khả năng phân giải nitrat, khơng dịch hố gelatin, khơng tạo NH3, indol, nhưng tạo H2S, tạo khí nhưng khơng tạo axit trong mơi trường có đường. Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là từ 26-30oC, nhiệt độ tối thiểu 0-5 oC, nhiệt độ làm vi khuẩn chết là 53 oC. Vi khuẩn có thể sống trong phạm vi pH khá rộng từ 5,7-8,5, thích hợp nhất là pH 6,8-7,2 (Lê Lương Tề & cs., 2007).

2.2.5.2. Đặc điểm truyền lan và bảo tồn

Vi khuẩn xâm nhập có tính chất thụ động, có thể xâm nhập qua thuỷ khổng, khí khổng ở trên chóp lá, mép lá, đặc biệt qua vết thương cơ giới khi tiếp xúc với bề mặt có màng nước, vi khuẩn dễ dàng di động, xâm nhập vào bên trong và theo các bó mạch lan rộng đi. Trong điều kiện mưa ẩm, thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn, trên bề mặt vết bệnh tiết ra những giọt dịch vi khuẩn. Thông qua sự va chạm giữa các lá lúa, bệnh có thể truyền lan. Tuy bệnh bạc lá có cự ly truyền lan hẹp song cịn tuỳ thuộc vào điều kiện mưa bão xảy ra vào cuối vụ chiêm và trong vụ mùa mà bệnh có thể truyền lan tới phạm vi không gian tương đối rộng. Về nguồn bảo tồn của bệnh, có nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra. Các tác giả Nhật

Bản cho rằng, nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên một số cỏ dại họ hoà thảo. Một số tác giả Trung Quốc lại cho rằng nguồn bệnh chủ yếu của bệnh là trên hạt giống. Còn ở Việt Nam, nguồn bệnh bạc lá tồn tại ở hạt giống và tàn dư cây bệnh là chủ yếu. Ngồi ra nó cũng bảo tồn ở dạng viên keo trên các cây cỏ dại như: cỏ lồng vực, cỏ môi, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ gừng bò, cỏ gà nước... (Vũ Triệu Mân, 2007).

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)