NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO VÀ

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 31 - 33)

2.1.2 .Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP LÂY BỆNH NHÂN TẠO VÀ

VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG BỆNH BẠC LÁ CỦA CÁC GIỐNG LÚA

Việc nghiên cứu các nòi (Race) vi khuẩn X. Oryzace gây bệnh bạc lá lúa và đánh giá tính kháng của các giống lúa chọn lọc để sử dụng trong sản xuất là cơ sở quan trọng gần như bắt buộc phải làm trong quá trình chọn tạo giống kháng bệnh trong sản xuất. Vì vậy, từ trước đến nay việc nghiên cứu các phương pháp để đánh giá tính kháng bệnh bạc lá của các giống lúa đã được tập trung nghiên cứu ngày càng hồn chỉnh và có hiệu quả cao hơn. Ngay từ năm 1956, Phương Trung Đạt ở Trung Quốc đã sử dụng phương pháp lây bệnh nhân tạo vi khuẩn X. Oryzae bằng cách phun dung dịch vi khuẩn lên mạ. Ngâm rễ mạ trong dung dịch vi khuẩn trong 3–6 giờ, sau này một số tác giả khác cũng đã sử dụng các phương pháp lây bệnh nhân tạo bệnh bạc lá lúa khác nhau (Zaragoza & Mew, 1979) nhưng vẫn giữ nguyên tắc chung là gây vết thương cơ giới. Tại Nhật Bản, các tác giả Muko & Yoshida (1961, 1975), đã xây dựng phương pháp châm kim trên lá với nệm xốp có chứa dung dịch vi khuẩn X. Oryzae. Các phương pháp lây bệnh nhân tạo bệnh bạc lá nêu trên thường ít có hiệu quả hoặc khó khăn đánh giá tính kháng bệnh của các giống lúa. Hiện nay, tất cả các nghiên cứu về cách đánh giá tính kháng bệnh bạc lá lúa đều căn cứ vào phương pháp chuẩn của Kauffman

(IRRI, 1974, 1998). Phương pháp lây bệnh nhân tạo này có thể tóm lược như sau: Lây bệnh nhân tạo bằng cắt kéo đã được nhúng trong dung dịch vi khuẩn 108 FU/ml, cắt tất cả các đầu chóp lá dài 3-5cm giai đoạn lúa làm địng trỗ bông hoặc tương ứng 65-70 ngày sau cấy của tập đoàn giống lúa định khảo sát và chỉ lấy 1 dảnh/khóm. Đánh giá sau 18-21 ngày lây bằng chiều dài vết bệnh trung bình (cm), tỷ lệ chiều dài vết bệnh/chiều dài lá lúa từ đó phân cấp bệnh theo thang 9 cấp điểm: 0, 1, 3, 5, 7 và 9 tương ứng với mức kháng kí hiệu là: Cấp 0-1 (R); Cấp 1 (R); Cấp 3 (MR); Cấp 5 (MS); Cấp 7 (S); và cấp 9 cao nhất có kí hiệu là HS (Nhiễm bệnh rất nặng). Để cụ thể và đơn giảm hóa cách đánh giá tính kháng bệnh bạc lá của các giống lúa khảo sát, các tác giả nghiên cứu bệnh bạc lá lúa của trường Đại học Kyushu, trường Đại học Kagoshima Nhật Bản và Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Việt Nam đã vận dụng phương pháp chuẩn của IRRI 1973 (Furuya & cs., 2003) chỉ phân chia mức độ phản ứng thành 3 cấp căn cứ vào

chiều dài vết bệnh trung bình (cm) giai đoạn lúa làm địng – trỗ bơng, đó là:

TT Chiều dài vết bệnh trung bình (cm)

Phản ứng kháng,

nhiễm bệnh K ý hiệu

1 Chiều dài vết bệnh < 8,0 cm Kháng bệnh R

2 Chiều dài vết bệnh 8,0 - 12,0cm Kháng trung bình M

Một phần của tài liệu Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kháng bệnh bạc lá của một số dòng lúa bắc thơm 7 cải tiến (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)