PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT, CHẤT
4.1.1. Chiều cao cây của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến
Động thái tăng trưởng chiều cao cây là một chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Sự tăng trưởng chiều cao cây mạnh ngay từ ban đầu sẽ thuận lợi cho sinh trưởng về sau vì cây sớm đạt độ đồng hóa và duy trì hệ số đó trong thời gian dài. Đây là cơ sở cho việc tăng năng suất cây trồng. Kết quả theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm số 7 cải tiến được trình bày tại bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Xuân 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Đơn vị tính: cm Công thức 1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC D1 16,7 33,4 34,2 41,5 46,6 53,9 93,5a D2 14,5 24,0 27,3 36,1 37,8 41,6 95,5a D3 12,5 25,1 26,9 38,8 45,9 54,6 94,8a D4 13,5 23,8 28,7 37,1 43,2 50,9 95,5a D5 15,3 26,4 31,1 39,1 44,3 52,4 95,4a D6 15,0 27,4 33,4 43,7 39,9 48,1 95,0a IRBB64 (đ/c) 12,1 20,6 25,5 31,2 35,2 48,5 94,8a BT7 (đ/c) 18,3 26,8 32,4 40,5 57,3 70,2 94,3a LSD0.05 3,2 CV% 1,9
Ghi chú: TSC: Tuần sau cấy; CCCC: Chiều cao cấy cuối cùng, Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của một số dòng lúa triển vọng Bắc thơm 7 cải tiến trong Vụ Mùa 2019 tại Văn Lâm, Hưng Yên
Đơn vị tính: cm Cơng thức 1TSC 2TSC 3TSC 4TSC 5TSC 6TSC CCCC D1 15,8 32,5 33,3 40,6 45,7 53,0 92,6a D2 13,6 23,1 26,4 35,2 36,9 40,7 94,6a D3 11,6 24,2 26 37,9 45 53,7 93,9a D4 12,6 22,9 27,8 36,2 42,3 50,0 94,6a D5 14,4 25,5 30,2 38,2 43,4 51,5 94,5a D6 14,1 26,5 32,5 42,8 39 47,2 94,1a IRBB64 (đ/c) 11,2 19,7 24,6 30,3 34,3 47,6 93,9a BT7 (đ/c) 17,4 25,9 31,5 39,6 56,4 69,3 93,4a LSD0.05 2,8 CV% 1,7
Ghi chú: T SC: Tuần sau cấy; CCCC: Chiều cao cấy cuối cùng; Trong phạm vi cột các chữ cái khác nhau chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác xuất p<0,05
Qua bảng 4.1 và 4.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao của 6 dòng lúa thế hệ BC3F4 tương đương nhau và tương tương với dòng lúa IRBB64 qua các tuần theo dõi. Từ giai đoạn từ lúc cấy đến 4 tuần sau cấy, 6 dịng lúa thế hệ BC3F4 có tốc độ tăng chiều cao tương đương giống lúa Bắc thơm số 7, tuy nhiên từ sau 4 tuần sau cấy trở đi, chiều cao cây của Bắc thơm số 7 tăng nhanh hơn.
Từ bảng trên cho thấy chiều cao cuối cùng của các dịng, giống lúa trong thí nghiệm dao động từ 93,5 cm - 95,5 cm ở vụ Xuân và 92,6 - 94,6 cm ở vụ Mùa. Chiều cao cây trung bình trồng trong vụ Mùa thấp hơn trồng trong vụ Xuân khoảng 1 cm, rất có thể ảnh hưởng điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau của 2 vụ đã tác động đến chiều cao cây cuối cùng của các dịng lúa. Nhìn chung, thời gian sinh trưởng của cây lúa ở vụ Xuân dài hơn vụ Mùa khi trồng ở Miền Bắc Viêtn Nam, vậy nên thời gian chuyển hóa tích lũy chất khơ ở vụ Xuân nhiều hơn vụ Mùa.
Dòng D2, D4, D5 và D6 có chiều cao cây cuối cùng cao hơn so với 2 dòng, giống lúa đối chứng, Dịng D1 có chiều cao cây cuối cùng thấp hơn so với 2 dòng, gống đối chứng ở cả 2 vụ trong năm. Chiều cao cây tăng mạnh ở giai đoạn sau cấy 4 - 5 tuần, giai đoạn 6 tuần sau cấy trở đi chiều cao cây tăng chậm do lúa đang bước vào thời kỳ làm đòng.