2.1. Tổ chức lao động một cách khoa học.
Tổ chức lao động một cách khoa học sẽ cho phép:
- Tiết kiệm số lao động cần thiết theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã định hoặc cũng số lao động đó tăng khối lượng sản xuất kinh doanh. Do đó tăng doanh thu của công ty.
- Tiết kiệm chi phí lao động do đó tiết kiệm được chi phí tiền lương, trong khi tiền lương và thu nhập của người lao động trong công ty vẫn được tăng lên.
Để chấn chỉnh lại tổ chức sản xuất kinh doanh và đổi mới tổ chức lao động, công ty nên thực hiện chế độ khoán mức chi phí tiền lương theo kết quả sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp sau:
+ Xác định kế hoạch kinh doanh của từng chi nhánh, cửa hàng. + Xây dựng chế độ tuyển dụng lao động.
+ Đổi mới bộ máy quản lý công ty theo hướng gọn nhẹ, làm việc năng động có hiệu quả.
Nếu tổ chức lao động được thực hiện khoa học sẽ cho phép nâng cao hiệu quả quản lý của công tác tiền lương, các hình thức trả lương.
2.2. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc.
Hiện nay, Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long tính lương cho người lao động trong bộ phận sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm mà người lao động làm ra mà chưa dựa vào trình độ tay nghề, cấp bậc của người lao động, điều này sẽ không khuyến khích được tinh thần rèn luyện, học tập, nâng cao tay nghề của người lao động. Vì thế, trong thời gian tới, Công ty nên xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công việc và xây dựng công thức trả lương mới dựa trên số lượng sản phẩm và mức độ phức tạp của công việc.
Tiêu chuẩn cấp bậc công việc phản ánh yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân, có liên quan chặt chẽ với mức độ phức tạp của công việc. Nói cách khác phân hạng cấp bậc là công việc có ý nghĩa to lớn trong công tác tiền lương và là cơ sở bố trí lao động dúng công việc, đúng trình độ, quy định mức lương theo trình tự phức tạp của công việc, tạo điều kiện cho việc trả lương theo chất lượng lao động.
Về cấp bậc công nhân thì được thông qua thi nâng bậc, có hội đồng chấm thi, khi đưa vào danh sách thi nâng bậc đều phải có tiêu chuẩn rõ ràng. vấn đề quan trọng là phải xác định cấp bậc công việc cho từng khâu một cách đúng đắn để dựa vào đó trả lương cho công nhân theo đúng chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Hoàn thiện việc xây dựng cấp bậc công việc còn có tác dụng quan trọng trong công tác xây dựng kế hoạch lao động, đặc biệt là kế hoạch tuyển chọn, bố trí và đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân.
2.3.Đánh giá thực hiện công việc một cách khoa học.
Đánh giá thực hiện công việc là một sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc trong sự so sánh với các tiêu chuẩn đã đựơc xây dựng từ trước và thảo luận sự đánh giá đó với người lao động.
Đánh giá có hệ thống vì chúng ta có thể sử dụng một loạt các phương pháp đánh giá thực hiện công việc theo một quá trình. Tính chính thức thể hiện qua việc đánh giá công khai và bằng văn bản cụ thể hoặc đánh giá theo chu kỳ có sự thảo luận thông tin với người lao động. Đánh giá thực hiện công việc có ý nghĩa rất quan trọng vì các thông tin đánh giá có thể giúp cho Ban lãnh đạo Công ty hoàn thiện quá trình tiền thưởng công việc cho người lao động. Hơn nữa dựa vào kết quả đánh giá Công ty sẽ có cơ sở để ra các quyết định về tiền lương, tiền thưởng và các vấn đề thăng tiến. Mặt khác, đánh giá công việc đúng đắn cũng tạo ra một bầu không khí tâm lý thoải mái trong tập thể người lao động.
Hiện nay Công ty đang thực hiện việc xét điểm chia lươngvà bình bầu A, B, C theo cách tính điểm dựa vào 4 chỉ tiêu: số lượng, chất lượng và phân loại thao tác, an toàn lao động và chỉ tiêu ngày giờ công đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Qua thực tế áp dụng cho thấy hiệu quả đạt được khá tốt.Nhưng vẫn còn khó khăn khi phân loại vì khoảng cách giữa các loại rất gần.Công ty nên để khoảng cách này xa hơn để tạo động lực người lao động phấn đấu.
KẾT LUẬN
Trong quá trìnhphát triển mạnh mẽcủa nền kinh tế thị trường ngày nay, tiền lương và lao động luôn là hai yếu tố cơ bản, tồn tại song hành và có mối quan hệ tương hỗ,qua lại,lao động sẽ quyết định tiền lương, còn mức lương sẽ tác động đến thái độ làm việc của người lao động. Chính sách vềlao động – tiền lương là một công cụ sắc bén, trợ giúp đắc lực cho nhà quản trị trongquản trị nhân sự nói riêng và quản trị kinh doanh nói chung.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chính sách đó, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long đã sử dụng nó như một đòn bẩy, một công cụ hữu hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên, để từ đó giúp Công ty tăng nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao thu nhập cho người lao động.
Vấn đề lao động tiền lương là một bộ phận không thể thiếu được trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi kiến thức bao quát cả lý luận và thực tiễn.Với điều kiện thời gian thực tế có hạn và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh.Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Kinh tế chính trị Mác – Lê Nin. (NXB Chính trị Quốc gia, 2004). 2. Quản trị nhân sự.
(TS. Nguyễn Hữu Thân – Trường Đại học Mở Tp.HCM, 2006). 3. Nghị định số: 108/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định số: 70/2011/NĐ-CPcủa Chính phủ. Nghị định số: 31/2012/NĐ-CPcủa Chính phủ.
4. Thông tư số: 23/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội.
5. Các số liệu của Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
- Báo cáo kết quả kinh doanh (2009, 2010, 2011)
- Báo cáo thực hiện lao động tiền lương (2009, 2010, 2011)
- Báo cáo môt số chỉ tiêu tổng hợp về sản xuất kinh doanh
- Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện chỉ tiêu lao động tiền lương.
- Báo cáo việc thực hiện chế độ chính sách về lao động việc làm.
- Báo cáo tăng giảm lao động (2009, 2010, 2011).
6. Một số tài liệu của Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long có liên quan đến lao động và tiền lương trong cá năm 2009, 2010, 2011.