2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNGVÀ CÁC KHOẢN
2.2. Bảngthanh toán tiền lương của một số bộ phận trong Công ty CP
CP đầu tư XNK Thăng Long.
Bộ phận sản xuất.
Số liệu sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương của Tổhoàn thiện 2 thuộc Xí nghiệp May xuất khẩu Hoàng Anh - Công ty cổ phần đầu tư XNK Thăng Long.
Để thuận tiện, dễ dàng cho việc theo dõi, so sánh quá trình biến đổi của tiền lương, số liệu được lấy vào 3 thời điểm: tháng 11 các năm 2009, 2010, 2011.
Bảng 6: Bảng lương tháng 11 năm 2009.
Bảng 7: Bảng lương tháng 11 năm 2010.
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long)
Lương của người lao động thuộc khối sản xuất chủ yếu có từ hai nguồn: lương cơ bản và lương sản phẩm, trong đó lương sản phẩm chiếm tỉ trọng lơn hơn. Qua theo dõi 3 bảng tiền lương trên,lấy ví dụ với lao động Đoàn Thị Cúc - Tổ trưởng,cùng một chức vụ, cùng một bộ phận, trong 3 năm từ 2009 đến 2011, tiền lương của lao động này đã được tăng lên đáng kể. Nếu tính bình quân tiền lương các lao động trong tổ, năm 2010, tiền lương bình quân của các lao động trong tổ tăng 62% so với năm 2009, năm 2011 tăng 10% so với năm 2010, tính đến năm 2011tiền lương bình quân trong tổ đã tăng lên 78% so với năm 2009.Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến điều này. Thứ nhất,lương cơ bản cho người lao động đã tăng lên mạnh mẽ trong 3 năm này, đến năm 2011 đã tăng 116% so với năm 2009. Thứ hai, lương sản phẩmcủa người lao động cũng liên tục tăng. Điều này là do đơn giá trả lương
cho một sản phẩm của công ty cũng ngày càng tăng, chính điều này đã khiến người lao động có động lực sản xuất, kích thích họ nâng cao được năng suất làm việc của mình, từ đó nâng cao năng suất của toàn công ty, khiến sản lượng sản xuất của công ty tăng lên nhanh chóng.
Bộ phận hành chính.
Số liệu: Bảngthanh toán tiền lương của bộ phận hành chính tại trụ sở chính Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long tháng 11 năm 2011.
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty CP đầu tư XNK Thăng Long)
So sánh bảng lương của bộ phận hành chính với bảng lương của bộ phận sản xuất, nhìn chung, nhân viên thuộc bộ phận hành chính có thu nhập cao hơn hẳn so với nhân viên thuộc bộ phận sản xuất. Nguyên nhân của sự chênh lệch trong tiền lương giữa hai bộ phận này là do hàm lượng chất xám trong công việc của hai bộ phận này là khác nhau. Công việc của bộ phận hành chính chủ yếu là quản lý, chỉ đạo,theo dõi tình hình hoạt động của công ty, đưa ra đường lối phát triển cho công ty. Đó là công việc mang tính chất
xám cao, đòi hỏi nhân viên phải có trình độ quản lý, phải được đào tạo bài bản trong các trường đại học, cao đẳng.Công việc của nhân viên thuộc bộ phận sản xuất là những công việclao động chân tay thuần túy, mang tính chất xám thấp. Mặt khác, phần lớn những lao động thuộc bộ phận hành chính đều là những lap động có hợp đồng dài hạn, gắn bó lâu dài với công ty còn những lao động thuộc bộ phận sản xuất có hợp đồng ngắn hạn.
2.3.Những chi phí tính theo lương cán bộ công nhân viên.
Đây là những khoản giảm trừ trong cách tính lương cho người lao động trong công ty. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng các doanh nghiệp phải tiến hành tính, trích lập thêm các quỹ khác ngoài quỹ tiền lương.Đó là quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.