Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội chính của vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 41 - 43)

* Vị trí địa lý

Hương Khê là huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý vào khoảng 17035’ đến 18025’ vĩ độ Bắc và 105015’ đến 105055’ kinh đông, cách thị xã Hà Tĩnh 45 km về phía tây. Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên. Phía Tây giáp nước Lào. Phía Bắc giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn. Và phía Nam giáp huyện Tuyên Hoá - Quảng Bình. Hương Khê có tuyến đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh chạy xuyên dọc huyện cùng với con sông Ngàn Sâu.

* Đặc điểm khí hậu

Hương Khê thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Theo số liệu khí tượng tính bình quân trong 10 năm (từ 2007 - 2017) của huyện Hương Khê do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hương Khê công bố: Nhiệt độ bình quân của Hương Khê dao động từ 23,9 – 24,50C, các tháng lạnh nhất trong năm là tháng 12, tháng 1, tháng 2. Nhiệt độ tối thấp là từ 8,5 - 10,30C. Tháng nóng nhất là tháng 6, nhiệt độ trung bình là 29,4 – 30,20C, nhiệt độ tối cao là 36,70C. Theo các nghiên cứu về phản ứng của cây có múi thì ở nhiệt độ từ 00C đến 540C cây có thể sống được. Ở nhiệt độ từ 13 đến 390C cây sinh trưởng bình thường, nhiệt độ tối thích là 23 đến 290C. Như vậy nhiệt độ các tháng ở Hương Khê chủ yếu năm trong giới hạn sinh trưởng bình thường và tối thích của cây có múi nói chung, cây cam Khe Mây nói riêng. Hương Khê có tổng tích ôn trung bình cả năm là khoảng 8.000 - 8.8000C, ở ôn độ này hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây bưởi và cây cam vì bưởi, cam ưa tổng tích ôn năm là 4.800 đến 9.0000C.

Lượng mưa cả năm ở Hương Khê là trên 2.200 mm, so với các vùng trồng cây có múi trong cả nước thì Hương Khê có lượng mưa lớn hơn (Phủ Quỳ 1.620 mm, đồng bằng sông Cửu Long 1.560 mm, sông Bôi khoảng 2.000 mm). Lượng

mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8 đến tháng 10. Do địa hình cao và dốc nên Hương Khê ít có hiện tượng bị úng quá lâu. Mặc dù lượng mưa lớn song phân bố không đều, trong các tháng 3 và 4 lượng mưa thấp, ở giai đoạn này quả đang thời kỳ phát triển, ở các vùng không chủ động được tưới rất dễ bị rụng quả do hạn. Vào tháng 1 và 2 thường mưa phùn, độ ẩm không khí cao (89,6% đến 91,5%) giai đoạn này cây cam quýt đang thời kỳ ra hoa đậu quả, nếu gặp mưa nhiều, cường độ ánh sáng yếu, tỷ lệ đậu quả thường thấp và quả non dễ bị rụng.

Tóm lại, xét một cách tổng quát, điều kiện khí hậu của Hương Khê nhìn

chung là phù hợp với yêu cầu về tính thích ứng của nhóm cây có múi nói chung và cây cam Khe Mây nói riêng.

* Đất đai

Hương Khê có tổng diện tích đất tự nhiên là 129.912 ha, trong đó đất canh tác là 7.524 ha, đất vườn tạp là 2.590,15 ha, đất trồng cây lâu năm là 1.816 ha, đất bằng chưa sử dụng là 2.006,1 ha còn lại là đất đồi núi chưa sử dụng. Do có hai con sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi chạy dọc huyện nên đất trồng cây có múi ở Hương Khê chủ yếu là đất phù sa cổ không được bồi và phù sa ven sông được bồi. Thành phần hoá học của hai loại đất trồng cây cam chính ở Hương Khê - Hà Tĩnh được trình bày bảng số liệu sau:

Bảng 4.1. Thành phần hoá học của hai loại đất trồng cam chính ở Hương Khê - Hà Tĩnh Loại đất Tầng đất (cm) Mùn tổng số (%) Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng dễ tiêu (mg/100g) pH (KCl) N P2O5 K2O N P2O5 K2O Phù sa cổ 0 - 10 1,79 0,10 0,29 0,23 10,85 9,58 5,30 5,5 10 - 30 2,19 0,13 0,32 0,22 10,16 10,63 5,30 5,7 30 - 60 1,89 0,11 0,34 0,45 11,32 8,15 6,89 5,6 Phù sa ven sông 0 - 10 4,08 0,15 0,68 0,92 13,52 9,25 18,06 6,1 10 - 30 1,79 0,10 0,86 0,96 14,12 8,35 18,59 6,0 30 - 60 1,42 0,11 0,33 0,82 12,03 9,29 15,12 5,8

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Tĩnh (2018) Mặc dù không phải là cây kén đất, nhưng để sinh trưởng, phát triển tốt cây cam cần có đất có tầng canh tác dầy từ 1m đến 1,5 m, mầu mỡ, mùn tổng

số từ 2% đến 3%, pH thích hợp là 6 - 6,5. So sánh với kết quả phân tích đất trồng cam ở Hương Khê có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng của cả 2 loại đất trồng đều ở mức trung bình, hàm lượng N, P, K dạng dễ tiêu ở mức khá, nhưng ở dạng tổng số đều ở mức thấp và đặc biệt pH của cả 2 loại đất trồng đều thấp so với yêu cầu của cam. Để cây cam đảm bảo về yêu cầu dinh dưỡng trên 2 nền đất trên thì việc bổ sung phân bón là một việc làm cần thiết, cần tránh sử dụng các loại phân bón có khả năng gây chua cho đất kết hợp với bón vôi nhằm tăng pH đất.

* Điều kiện kinh tế xã hội

Hương Khê là một huyện miền núi có 26 xã và 1 thị trấn với dân số là 124.443 người, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 88,7%. Hương Khê có 2 dân tộc thiểu số là dân tộc Rào Tre và Mã Liềng sống rải rác ở các xã vùng cao, tập quán canh tác lạc hậu. Phần đông dân số của huyện tập trung ở ven sông Ngàn Sâu. Hương Khê là một huyện sản suất nông nghiệp là chủ yếu, mặc dù có quỹ đất tự nhiên rộng nhưng diện tích đất nông nghiệp ít nên lao động dư thừa nhiều. Hương Khê có tập đoàn cây ăn quả quý, qua nhiều năm người dân Hương Khê có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây ăn quả đặc biệt là nhóm cây có múi.

Hệ thống giao thông của Hương Khê tương đối thuận tiện. Trong 50 km có tới 5 ga tầu hoả, có quốc lộ 15A đi Hà Tĩnh. Hệ thống giao thông thuận lợi là một yếu tố quan trọng cho việc tiêu thụ nông sản phẩm. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, Hương Khê đã có nhiều dự án áp dụng khoa học kỹ thuật cho sản suất nông nghiệp nói chung và cây cam nói riêng. Trong công tác chỉ đạo của huyện, cây ăn quả được chọn là cây mũi nhọn. Nhiều vùng đất trồng cây ngắn ngày đã và đang được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả mà chủ yếu là cam và bưởi.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)