Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 61)

hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến năng suất, chất lượng cam Khe Mây

a. Một số sâu, bệnh hại chính

Nhóm cây cam quýt được coi là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin vì vậy việc sản xuất cây cam quýt ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh hại trên nhóm cây cam quýt đã làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển của mô hình, góp phần làm giảm năng suất và chất lượng. Theo dõi sự phát sinh, phát triển của một số đối tượng sâu bệnh hại chính trong mô hình thu được số liệu ở bảng 4.18 như sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 1000000 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 (ĐC) nghìn đồng Tổng chi Tổng thu Lãi thuần Tỷ lệ so với ĐC

Bảng 4. 18: Tình hình sâu, bệnh hại chính trên cây cam Khe Mây

TT Tên sâu, bệnh

hại Tên khoa học

Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến CT1 CT2 I Bệnh hại

1 Bệnh đốm đen Phyllosticta citricarpa

(Guignardia citricarpa) Lá, quả + +++

2 Chảy gôm Phytophthora parasitica Gốc, rễ, thân + +++

3 Thối rễ Chưa xác định Gốc, rễ + +

4 Đốm dầu Mycosphaerella citri

Whiteside Lá, quả + ++

5 Bệnh loét Xanthomonas campestrispv

Citri Dowson Cành, lá, quả + +++ 6 Bệnh sẹo Elsinoe Faucetti

Bitancourt et Jenk Lá, quả + +

7 Khô cành Diaphorthe citri Wolf Cành - +

8 Vàng lá Chưa xác định Cành, lá ++ ++

9 Muội đen Capnodium citri Berkeley et

Desmazieres Lá, cành, quả + ++

10 Đốm rong Tảo, địa y và nấm Thân + ++

II Sâu hại

11 Sâu vẽ bùa Phylocnistis citrella Lá + ++

12 Sâu nhớt Clitea metllica Chen Cành lá non + ++

13 Dòi đục nụ Chưa xác định Nụ hoa + ++

14 Sâu xanh Papilio demoleus Lá, quả + ++

15 Sâu đục thân Anoplophora chinensis

Chelidonium argentatum Thân, cành - +++

16 Bọ rầy Diaphorina citri Kuwayama Cành, lá, quả + + 17 Rệp sáp mềm Planococcus citri Risso Cành, lá, quả + ++

18 Rệp vảy ốc Coccus spp. Cành, lá, quả + ++

19 Rệp nâu Toxoptera aurantii Cành, lá, quả + ++

20 Ve sầu Chưa xác định Cành + ++

21 Bọ xít dài Chưa xác định Cành, lá, quả + ++ 22 Bọ xít muỗi Chưa xác định Cành, lá, quả + ++ 23 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Cành, lá, quả + +

TT Tên sâu, bệnh

hại Tên khoa học

Bộ phận bị hại

Mức độ phổ biến

CT1 CT2

25 Ruồi đục quả Bactrocera dorsalis Quả + ++

26 Bọ trĩ Scirtothrips citri Cành, lá, quả + ++ 27 Nhện đỏ Panonychus citri (Mc

Gregor) Tetranychus Citri Lá, quả + +++

28 Ốc sên Chưa xác định Cành, lá, quả + ++

29 Ngài chích hút Ophideres fullonica

Linnaeus Quả + +++

30 Rầy chổng

cánh Diaphorina citri Kuwayana

Hút nhựa lá,

lộc non + +

Kết quả theo dõi cho thấy: Đối với một số loại sâu bệnh hại thường gặp phổ biên trên nhóm cây có múi, khi được áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đã làm giảm tỷ lệ mắc xuống mức trung bình đến ít.

b. Ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến năng suất của cam Khe Mây

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến năng suất cam Khe Mây

Công thức Số quả (quả/cây) Khối lượng quả (g/quả)

Năng suất cá thể (kg/cây)

CT1 213,67a 219,39a 46,87a

CT2 (ĐC) 168,40b 206,21a 34,73b

Ghi chú: Các chỉ tiêu được so sánh theo T-Test. Các chữ khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác nhau, giống nhau chỉ sự không khác nhau ở mức P>0,05

Việc áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh hại vào mô hình sản xuất đã làm giảm sự tàn phá của các loại sâu bệnh hại đối với vườn mô hình, cải thiện được năng suất. Qua bảng 4.19 cho thấy: năng suất cam Khe Mây đã được cải thiện rõ rệt khi áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp so với khi không có các biện pháp phòng trừ. Năng suất của CT1 đạt 46,87 kg/cây, trong khi đó công thức đối chứng chỉ đạt 34,73 kg/cây.

c. Ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến một số chỉ tiêu về quả của cam Khe Mây

Kết quả phân tích một số chỉ tiêu về quả của hai công thức thí nghiệm được trình bày trong bảng 4.20.

Bảng 4. 20: Ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến các chỉ tiêu cơ giới quả của

cam Khe Mây

Công thức Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Số múi/quả (hạt) Số hạt/quả (hạt) Tỷ lệ phần ăn được (%) Độ Brix (%)

CT1 7,64a 7,22a 10,67a 15,07a 78,65a 11,23a

CT2 (ĐC) 7,37a 7,03a 10,73a 15,80a 77,92a 11,07a

Ghi chú: Các chỉ tiêu được so sánh theo T-Test. Các chữ khác nhau trong cùng một cột chỉ sự khác nhau, giống nhau chỉ sự không khác nhau ở mức P>0,05

Số liệu bảng cho thấy: Không có sự sai khác ở một số chỉ tiêu về quả giữa hai công thức thí nghiệm. Điều này chứng tỏ việc áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp không làm thay đổi các chỉ tiêu cơ giới của quả cam Khe Mây.

d. Ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến mẫu mã quả của cam Khe Mây

Bảng 4.21. Mẫu mã quả cam Khe Mây ở các công thức

Chỉ tiêu Công thức 1 Công thức 2

Mầu sắc vỏ quả Vỏ quả màu vàng tươi; Vỏ quả màu vàng xám; Độ nhẵn, bóng của vỏ quả 80% nhẵn, bóng, sáng; 10% bị đốm đen nhẹ, 10% hơi sần do nhện và sâu bệnh khác. 80% bị đốm đen từ nhẹ đến nặng, rám do nhện; 20% sần do sâu bệnh khác.

Tổng quan chung Mã quả đẹp Mã quả xấu

So sánh công thức phòng trừ tổng hợp với đối chứng cho thấy: Ở công thức 1, ngoài sự khác biệt ở các chỉ tiêu theo dõi đã trình bày ở phần trên, mẫu mã quả cam Khe Mây cũng được cải thiện đáng kể. Khi áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp quả cam Khe Mây vỏ quả nhẵn bóng, căng mọng không bị sần sùi, không bị rám do nắng hoặc nhện. Như vậy, việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp ngoài làm cây sinh trưởng tốt còn giảm hẳn sự xuất hiện các loài sâu bệnh hại cũng như sự phá hại của chúng, quả ít sâu

bệnh hại nên mẫu mã sáng đẹp.

e. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp

Thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều lợi ích, trong đó, nổi bật là phòng, trừ sâu bệnh gây hại, giúp tăng năng suất, sản lượng, bảo quản nông sản. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV có thể gây ra nhiều hậu quả, như dư lượng thuốc BVTV còn tồn dư trên nông sản, làm giảm chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản trên thị trường, làm ngộ độc cấp tính người tiêu dùng; làm tăng nguy cơ về an toàn thực phẩm; diệt cả côn trùng và vi sinh vật có ích (thiên địch), là điều kiện để dịch bệnh phát triển, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm… Khi triển khai thí nghiệm, tiến hành tính hiệu quả kinh tế của thí nghiệm và thu được bảng số liệu sau:

Bảng 4. 22. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp

Công thức Tổng chi/ha (đồng) Tổng thu/ha (đồng) Lãi thuần/ha (đồng) Tỷ lệ so với đối chứng (%) Công thức 1 61,985,000 820,225,000 758,240,000 164,56 Công thức 2 (ĐC) 60,185,000 520,950,000 460,765.000 100,00

Qua bảng số liệu cho thấy, thí nghiệm ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp không chỉ giúp giảm thiểu lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất xả thải vào môi trường mà thí nghiệm còn đem lại hiệu quả kinh tế hơn so với công thức đối chứng. Công thức thí nghiệm có tiền lãi thuần đạt 758.240.000 đồng, tăng 64,56% so với công thức đối chứng.

Biểu đồ 4. 6. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp

Như vậy, các biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đã cải thiện được mẫu mã sản phẩm, làm tăng giá bán cam Khe Mây cao hơn so với thị trường, hiệu quả kinh tế của mô hình cũng được cải thiện.

0 10 20 30 40 50 60 70 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 CT1 CT2 (ĐC) nghìn đồng Tổng chi Tổng thu Lãi thuần Tỷ lệ so với ĐC

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Về hiện trạng sản xuất cam Khe Mây

- Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, đặc biệt là nhóm cây có múi nói chung và cây cam Khe Mây nói riêng. Tổng diện tích trồng cam Khe Mây của Hà Tĩnh đạt trên 225 ha, 150 ha cho thu hoạch, năng suất trung bình đạt 15 tấn/ha.

- Thực trạng sản xuất cam Khe Mây tại Hương Khê của các nông hộ chưa đảm bảo. Cụ thể: Chỉ bón từ 20 – 30kg chuồng + 1 – 2 kg NPK /cây/năm và không sử dụng phân bón lá; Có áp dụng việc phòng trừ sâu bệnh hại nhưng chỉ áp dụng biện pháp hóa học, đôi khi dùng không đúng thuốc, đúng thời điểm nên hiệu quả phòng trừ không cao; Có thực hiện cắt tỉa và tưới nước nhưng chưa đúng kỹ thuật.

2. Về một số biện pháp kỹ thuật áp dụng

- Biện pháp cắt tỉa: Các công thức cắt tỉa thử nghiệm có tác dụng rõ trong

việc nâng cao chất lượng cành lộc, tỷ lệ đậu quả, qua đó nâng cao năng suất và cả thiện chỉ tiêu độ Brix mà không ảnh đến: thời gian xuất hiện các đợt lộc, hoa và một số chỉ tiêu cơ giới quả (số múi, số hạt, tỷ lệ phần ăn được) của cam Khe Mây. Trong các công thức cắt tỉa thử nghiệm, công thức 3 cắt tỉa theo kiểu khai tâm là tốt nhất, có tỷ lệ đậu quả lên đạt 1,54% và cho năng suất đạt 44,89 kg/cây.

- Biện pháp bón phân: Các công thức bón phân thử nghiệm không làm thay

đổi thời gian ra hoa và một số chỉ tiêu cơ giới quả (số múi, số hạt, tỷ lệ phần ăn được) trên cam Khe Mây nhưng có tác dụng rõ trong việc làm tăng tỷ lệ đậu quả và cải thiện được chất lượng (về chỉ tiêu độ Brix). Trong các công thức bón phân thử nghiệm, công thức 1 có tỷ lệ 500g N + 350g P2O5 + 600g K2O (tương đương 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 1 kg Kali clorua cho tỷ lệ đậu quả đạt 1,61% và năng suất đạt 52,86 kg/cây.

- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: Áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh

hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đã làm giảm các loại sâu, bệnh hại thường gặp trên nhóm cây có múi xuống mức ít đến trung bình, cải thiện mẫu mã quả và năng suất đạt 46,87 kg/cây.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Có những chính sách hỗ trợ cần thiết để đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng cam cũng như nâng cao hơn nữa kiến thức chuyên môn cho người trồng cam Khe Mây tại Hương Đô.

- Bổ sung các kết quả nghiên cứu của đề tài vào Quy trình trồng, chăm sóc cây cam Khe Mây và áp dụng nhanh vào thực tiễn sản xuất.

Bài báo đã công bố

Vũ Việt Hưng & cs., 2020. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa

đến năng suất, chất lượng cam khe mây tại Hương Khê – Hà Tĩnh. Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn. Chuyên đề Khoa học Công nghệ Rau hoa quả phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tháng 3/2020. Trang 62-68.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

de Azevedo, Fernando Alves; Milaneze, Thiago Fernando; da Conceicao, Patricia Marluci; de Andrade Pacheco, Camilla; Martinelli, Rodrigo; Bastianel, Marines. Winter pruning: option for management against alternaria brown spot ('Alteraria

alternata' f. sp. 'citri') in Honey Murcott tangor ['Citrus reticulata' Blanco x 'C.

sinensis' (L.) Osbeck]. Australian Journal of Crop Science, Vol. 13, No. 10, Oct

2019: 1631-1637

Dongfeng Huang, Zhucai Pan & Xiaoxuan Qiu (2019). Effects of Application of BB Fertilizer on the Yield, Quality and Economic Benefits of Citrus. IOP Conference Series: Materials Science and Engineering, Volume 611, 2019 International Conference on Advanced Material Research and Processing Technology (AMRPT2019) 19–21 July 2019, Wuhan, China.

Đặng Tuấn Anh (2010). Thực trạng sản xuất cam quýt và ảnh hưởng của đạm ure, phân bón lá (chitosan), chất kích thích sinh trưởng (GA3) đến khả năng đậu quả, năng suất, chất lượng cam xã đoài tại Cao Phong- Hòa Bình. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

Đoàn Thế Lư, Đỗ Đình Ca & Vũ Việt Hưng. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê – Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau hoa quả giai đoạn 2000 – 2002. NXB Nông nghiệp: 166.

Đỗ Đình Ca, Nguyễn Văn Dũng, Vũ Việt Hưng (2005). Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân, tưới nước đến khả năng ra hoa đậu quả, năng suất, phẩm chất bưởi Phúc Trạch tại Hương Khê, Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cây ăn quả vùng Duyên hải miền Trung. NXB Nông nghiệp: 88 – 89.

Đỗ Đình Ca, Vũ Việt Hưng, Hoàng Thị Mình Huệ, Lê Công Thanh, Ngô Xuân Hong, Đoàn Nhân Ái & Nguyễn Thị Dung (2010). Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Thanh Trà và khắc phục hiện tượng rụng hoa, quả non gây mất mùa bưởi Phúc Trạch. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tháng 3/2010: 45-51.

Karina Iolanda Silva, André Luiz Barros & José Dagoberto De Negri (2013). Pruning in citrus culture. Citrus Research & Technology, Cordeirópolis, v.34, n.1, p.17-30, 2013

Ghosh A, Dey K, Bhowmick N, Medda PS & Ghosh SK (2015). Impact of different pruning severity and nutrient management on growth and yield of lemon cv. Assam Lemon (Citrus limon Burm.). National Academy Science Letters volume 43, pages81–84 (2020)

Ghosh S.P (1985). Citrus, Fruist tropical and sbtropical. Page: 42 – 65

H. Ennab (2016). Effect of Organic Manures, Biofertilizers and NPK on Vegetative Growth, Yield, Fruit Quality and Soil Fertility of Eureka Lemon Trees (Citrus limon (L.) Burm. Journal of Soil Sciences and Agricultural Engineering, Article 9, Volume 7, Issue 10, October 2016, Page 767-774.

Hà Thiên Văn & Thành Thận Khôn (2007). Kỹ thuật mới cắt tỉa cây có múi. NXB Kỹ thuật khoa học Hồ Nam, Trung Quốc.

Hambidge, G. (1941). Hunger signs in crop, Am. Soc. Agron Natl. Fertilizer Assn. Washington, D. C.

Herrett, R.H.H.Hatfield, P.G.Crosby & A.J.Vliton (1962). Leat abscission induced by the iodide ion. Plant physical (37): 358- 363

Lê Đình Sơn & Lê Đình Định (1990). Kết quả trồng thử hai giống cam Hamlin và Orlidan Valencia ở Phủ Quỳ. NXB Nông nghiệp - Hà Nội: 76-82.

Lê Đình Sơn, (1990). Một số kết quả bước đầu phân tích lá cam. Một số kết quả nghiên cứu khoa học. Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ - Nghệ An.

Lê Quốc Hùng (2010). Đánh giá đặc tính nông sinh học giống cam V2 ở Cao Phong- Hòa Bình và Quỳ Hợp- Nghệ An. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

Lê Thanh Bình (2008). Nghiên cứu thực trạng sản xuất, đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất của Cam xã Đoài trồng trên đất Hương Khê - Hà Tĩnh. Luận văn thạc sỹ nông nghiệp. Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.

cây trồng. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội.

Mahesha, M., & Singh, S. (2018). Effects of GA3 and shoot pruning on flowering and yield in Assam lemon (Citrus limon Burm. f.). Bangladesh Journal of Botany, 47(3), 509- 514. https://doi.org/10.3329/bjb.v47i3.38719

Mohammed H. Mekki, Osman M. Elamin & Mohamed E. Elkashif (2018). Effects of

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)