Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 34 - 40)

năng suất và chất lượng quả cam Khe Mây

a. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến sinh trưởng, năng suất của cam Khe Mây

Thí nghiệm có 3 công thức:

- Công thức 1: Đối chứng:Không cắt tỉa

- Công thức 2: Cắt tạo tán hình cầu dẹp, định hướng khống chế chiều cao. cây. Quy trình cắt tỉa như sau:

+ Cắt tỉa sau thu hoạch: Tiến hành sau khi thu hoạch quả, cắt bỏ tất cả các

cành sâu bệnh, cành chết, cành mang quả, cành vượt và những cành quá dày. Hạ bớt chiều cao đối với cành có xu hướng mọc thẳng, vươn cao để hạn chế chiều cao cây.

+ Cắt tỉa vụ xuân: Tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3,

cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những hoa nhỏ, dày và những nụ, hoa dị hình.

+ Cắt tỉa vụ hè: Tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6, cắt bỏ những cành vụ hè

mọc quá dày hoặc quá yếu, cành sâu bệnh, cành vượt. Tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình và tỉa thưa quả.

- Công thức 3: Cắt theo kiểu khai tâm: Cây tham gia thí nghiệm được cắt tỉa những cành cấp 1 (khi cành dài 60 – 80 cm), cấp 2 mọc ở giữa tán, chỉ để lại từ 3 - 5 cành chính (cành khung). Thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng vươn cao, cành sâu bệnh và những cành nằm phía trong tán cây có đường kính nhỏ hơn 0,1 cm.

Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB). Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại (tổng số cây cho thí nghiệm là 45 cây). Mỗi công thức thí nghiệm bố trí cách nhau một hàng cây. Tất cả các công thức đều được bố trí

trên cùng một nền chăm sóc chung: Một năm bón cho mỗi cây 50kg phân chuồng + 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 0,67 kg Kali clorua. Toàn bộ lượng phân được chia làm 4 lần bón trong năm.

- Lần 1: Bón thúc hoa (tháng 3): 40% đạm, 40% kali - Lần 2: Bón thúc quả (tháng 4 - 5): 20% đạm, 20% kali

- Lần 3: Bón nuôi quả và thúc cành thu (tháng 7- 8): 20% đạm, 20% kali - Lần 4: Bón sau thu hoạch (tháng 1 – 2 năm sau): 20% đạm, 20% kali và 100% lân + 100% phân hữu cơ.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm cắt tỉa:

TT Hàng 6 Hàng 5 Hàng 4 Hàng 3 Hàng 2 Hàng 1 19 3.1 18 3.5 3.2 3.5 17 3.3 3.4 16 3.3 15 3.3 3.2 14 3.2 3.4 3.1 13 3.1 12 3.5 3.4 11 10 9 8 2.1 2.4 7 2.5 2.3 2.5 6 2.4 2.2 5 2.3 2.2 4 2.3 2.4 2.1 3 2.2 2.3 2.4 2.1 2 2.1 2.2 2.5 1 2.1 ← DỐC ↑

b. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số công thức bón phân đến sinh trưởng, năng suất của cam Khe Mây

Thí nghiệm được bố trí trên vườn trồng sẵn với 4 công thức. Các công thức được bố trí theo khối nhân nhiên đầy đủ (RCB). Mỗi công thức 5 cây, 3 lần nhắc lại (tổng số cây cho thí nghiệm là 60 cây)

- Công thức 1: 500g N + 350g P2O5 + 600g K2O (tương đương 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 1 kg Kali clorua)

- Công thức 2: 500g N + 350g P2O5 + 500g K2O (tương đương 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 0,83 kg Kali clorua)

- Công thức 3: 500g N + 350g P2O5 + 400g K2O (tương đương 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 0,67 kg Kali clorua)

- Công thức 4: Bón phân NPK tổng hợp Đầu trâu (13-13-13+TE và 16-16- 8+TE)

- Công thức 5: Đối chứng - Chăm sóc theo quy trình của người dân (bón phân NPK tổng hợp Đầu trâu 20 – 20 – 15)

Nền phân bón chung: phân chuồng sử dụng là 50 kg/cây. • Thời gian bón và tỷ lệ bón:

+ Đối với phân vô cơ: Toàn bộ lượng phân được chia làm 4 lần bón trong

năm.

- Lần 1: Bón thúc hoa (tháng 3): 40% đạm, 40% kali - Lần 2: Bón thúc quả (tháng 4 - 5): 20% đạm, 20% kali

- Lần 3: Bón nuôi quả và thúc cành thu (tháng 7- 8): 20% đạm, 20% kali - Lần 4: Bón sau thu hoạch (tháng 1 – 2 năm sau): 20% đạm, 20% kali và 100% lân + 100% phân hữu cơ.

+ Đối với phân tổng hợp Đầu Trâu, bón như sau:

- Lần 1: Sau thu hoạch: Bón phân cho mỗi cây 1,0 kg phân NPK 13-13-13 + TE.

- Lần 2: Trước khi ra hoa: Khi cây ra nụ, bón cho mỗi cây 1,0 kg phân NPK 13-13-13 + TE.

- Lần 3: Sau khi đậu quả: Sau khi số hoa trên cây đã nở hết, quả có đường kính khoảng 1cm bón cho mỗi cây 1,0 kg phân NPK 16 -16 - 8 + TE.

- Lần 4: Bón thúc nuôi quả: Trong thời kỳ cây mang quả, bón thúc cho mỗi cây 1,0 kg phân NPK 16 - 16 - 8 + TE.

+ Đối với quy trình bón phân của dân: Sau thu hoạch bón cho mỗi cây 2,0 kg phân Đầu trâu tổng hợp 20-20-15.

• Cách bón phân: Bón theo tán cây, rạch rãnh xung quanh tán, sâu 7-10 cm, rắc phân vào rãnh, lấp đất, tưới nước cho phân tan.

• Các chăm sóc khác: Tất cả các công thức thí nghiệm được tủ gốc (rơm rạ hoặc cỏ khô) giữ ẩm trong thời kỳ khô hạn từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau, tưới nước bổ sung khi trời không mưa nhiều ngày, đảm bảo độ ẩm đất từ 65-70% và được xác định bằng máy đo độ ẩm đất; phòng trừ sâu, bệnh bằng phun thuốc định kỳ; cắt tỉa theo quy trình chung.

c. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng biện pháp quản lý sâu bệnh hại theo hướng phòng trừ tổng hợp đến năng suất, chất lượng cam Khe Mây

Thí nghiệm gồm 2 công thức:

- Công thức 1: Phòng trừ sâu bệnh hại chính theo hướng phòng trừ tổng hợp (kết hợp biện pháp kỹ thuật canh tác với phòng trừ tổng hợp bằng thuốc hóa học và sinh học chọn lọc, bằng bẫy, bả. Cụ thể, áp dụng đồng bộ các biện pháp sau :

+ Biện pháp canh tác: đốn tỉa cành sâu bệnh, cành quá dày theo kiểu khai tâm, đảm bảo tốt hệ thống tiêu nước,...

+ Biện pháp vệ sinh đồng ruộng: vệ sinh vườn thường xuyên, thu dọn mầm bệnh.

+ Biện pháp cơ giới: diệt một số loại sâu bệnh bằng tay khi chúng bắt đầu phát sinh hoặc khi tỷ lệ hại còn thấp (xén tóc, sâu dóm, sâu ăn lá,...). Kiểm tra thường xuyên 15 ngày/lần.

+ Biện pháp hoá học: Phòng trừ các đối tượng gây hại quan trọng bằng các hợp chất sau:

• Hoạt chất sinh học: Brightin 4.0EC pha 70 – 100 ml/200 lít nước, phun ướt đều tán cây.

• Hoạt chất hóa học: Sherpa 25EC pha 20ml/16 lít nước, phun khi sâu hại mới xuất hiện. Trebon 10EC pha 18 – 24 ml/10 lít nước, phun ướt đẫm đều tán cây.

• Chất dẫn dụ: Vizubon-D trộn hỗn hợp gồm 1 chai chất dẫn dụ và 1 chai chất diệt ruồi. Đổ chất diệt ruồi và chất dẫn dụ, đậy kín và lắc đều. Tẩm 1-2ml hỗn hợp thuốc vào bẫy và treo lên cây, 2-3 bẫy cho 1000m2.

• Thuốc khác: loại thuốc phi hoá học, pheromon, sinh học hoặc hoá học chọn lọc khi cần thiết (sâu róm hại quả non, ruồi vàng hại quả,...)

- Công thức 2: Đối chứng theo cách của dân đang làm. Sử dụng chủ yếu phân hóa học, phòng trừ sâu vẽ bùa, sâu róm, ruồi vàng,...

Các công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên (một vườn riêng biệt) không nhắc lại. Số lượng cây mỗi công thức tối thiểu 50 cây, có tuổi từ 6 - 8 năm. Nền chăm sóc cơ bản như nhau. Một năm bón cho mỗi cây 50kg phân chuồng + 1,09 kg Ure + 1,75 kg Supe lân + 0,67 kg Kali clorua. Toàn bộ lượng phân được chia làm 4 lần bón trong năm.

- Lần 1: Bón thúc hoa (tháng 3): 40% đạm, 40% kali - Lần 2: Bón thúc quả (tháng 4 - 5): 20% đạm, 20% kali

- Lần 3: Bón nuôi quả và thúc cành thu (tháng 7- 8): 20% đạm, 20% kali - Lần 4: Bón sau thu hoạch (tháng 1 – 2 năm sau): 20% đạm, 20% kali và 100% lân + 100% phân hữu cơ.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, tính toán:

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Cây cam Khe Mây được trồng hầu hết ở xã Hương Đô và xã Phúc Trạch của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở 2 xã này nhằm đánh giá tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam Khe Mây được nông hộ áp dụng. Từ danh sách do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện cung cấp, chúng tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ không lặp lại thuộc xã Hương Đô, Phúc Trạch của huyện Hương Khê và đạt một số tiêu chí sau: có diện tích trồng cam >1000 m2; đã trồng cam trên 5 năm và có ý thức học hỏi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới, có lao động để đảm bảo công việc. Khảo sát, thu thập thông tin theo mẫu phiếu điều tra được thiết kế sẵn (phụ lục 1).

- Thời điểm phát sinh các đợt lộc: Thời gian bắt đầu xuất hiện (khoảng 10% số cây/vườn xuất hiện). Kết thúc (khoảng 70-80% số cây/vườn xuất hiện).

- Chất lượng các đợt lộc: Chiều dài cành lộc (cm), đường kính cành lộc (cm) và số lá/cành lộc: Lấy ngẫu nhiên 30 cành lộc/lần nhắc, đếm số lá/cành lộc,

chiều dài cành lộc được đo từ gốc cành đến mút cành, đường kính cành lộc được đo ở vị trí cách gốc cành 2cm.

- Thời gian ra hoa: đánh dấu cố định các cành theo dõi của các lần nhắc lại của mỗi công thức, mỗi lần nhắc theo dõi 5 cành. Thời gian bắt đầu xuất hiện (khoảng 10% số cây/vườn xuất hiện). Kết thúc (khoảng 70-80% số cây/vườn xuất hiện).

- Tỷ lệ đậu quả: thu gom và đếm toàn bộ số hoa, quả rụng bằng trải nilon dưới gốc cây

Tỷ lệ đậu quả % = Số quả thu được

Số lượng hoa, quả rụng + số quả x 100

- Tỷ lệ và mức độ bị hại của các loại sâu, bệnh hại chính: Theo dõi tình hình sâu bệnh hại chính, bộ phận bị hại, thời gian xuất hiện: Điều tra tần suất xuất hiện và gây hại của các loài sâu bệnh hại chính theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 2 cây, trên mỗi cây lấy ngẫu nhiên 5 điểm (gồm 1 điểm tầng ngọn và 4 điểm tại bốn hướng). Định kỳ 10 ngày/lần. Quan sát và ghi chép số liệu.

Đánh giá mức độ gây hại của sâu:

+ : Rất ít gặp, mật độ thấp, tần suất bắt gặp < 10%

++ : Gặp nhiều, mật độ trung bình, tần suất bắt gặp > 10 - 20% +++: Gặp thường xuyên, mật độ cao, tần suất bắt gặp > 20% Đánh giá mức độ gây hại của bệnh:

+ : < 20% cây bị bệnh ++ : > 25 – 50% cây bị bệnh +++: > 50% cây bị bệnh

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất: Năng suất (tấn/ha) = Số cây/ha x Số quả trung bình/cây x Trọng lượng trung bình quả (gram).

- Các chỉ tiêu đánh giá hình thái cơ giới quả: chiều cao quả (cm), đường kính quả (cm), trọng lượng quả (gram), dày vỏ (mm), số hạt/quả (hạt), Tỷ lệ phần ăn được (%).

- Chỉ tiêu chất lượng quả: độ Brix (%). - Hiệu quả kinh tế của các công thức.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng sản xuất và nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam khe mây tại hà tĩnh (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)