Nhằm đánh giá tình hình chăm sóc và quản lý của các nông hộ trồng cây cam Khe Mây, nghiên cứu được tiến hành điều tra trên 2 xã trồng cây cam tập trung. Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 4.3.
Bảng 4. 3. Tình hình chăm sóc và quản lý vườn cam tại Hương Khê
Hạng mục và mức độ sử dụng Tỷ lệ bình quân các hộ sử dụng (%) Xã Hương Đô Xã Phúc Trạch
1. Phân hữu cơ
Không bón - -
Bón < 20 kg/cây/năm 30,00 35,00
Bón từ 20 - 30 kg/cây/năm 50,00 50,00
Bón > 30 kg/cây/năm 20,00 15,00
2. Phân vô cơ
Không bón - - Bón từ 1- 2 kg/cây/năm 90,00 95,00 Bón > 2 kg/cây/năm 10,00 15,00 3. Phân bón lá - Có sử dụng 10 10 - Không sử dụng 90 90 4. Thuốc bảo vệ thực vật - Không sử dụng - - - Có sử dụng 100,00 100,00 5. Cắt tỉa, tạo tán - Có thực hiện 90,00 85,00 - Không thực hiện 10 15 6. Tưới nước
- Tưới tiết kiệm 5,00 3,00
- Tưới thông thường 55,00 65,00
- Không thực hiện 40,00 32,00
Kết quả bảng 4.3 cho thấy:
- Sử dụng phân hữu cơ, vô cơ, phân bón lá.
Tất cả các hộ điều tra đều sử dụng phân hữu cơ cho chăm sóc vườn cây có múi, điều này chứng tỏ người trồng cam đã có ý thức trong việc sử dụng phân hữu cơ cho việc chăm sóc. Hầu hết các hộ được điều tra đều sử dụng phân
chuồng hoai mục cho các vườn cam của họ. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ các nông hộ trồng cam sử dụng để bón chưa cao, hầu hết chỉ bón từ 20 – 30kg/cây/năm. So sánh với các vùng chuyên canh cây có múi như: Hưng Yên, Hòa Bình thì lượng phân hữu cơ mà người trồng cam ở huyện Hương Khê sử dụng thấp hơn. Điều này chắc chắn làm ảnh hưởng đến nắng suất và chất lượng cam.
Việc sử dụng phân vô cơ trong quy trình chăm sóc cam đã được 100% các hộ trồng cam sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng chủ yếu theo định tính, chưa có những định hướng cho việc bón phân dựa vào đặc điểm nền đất trồng và năng suất của cây. Đa số các hộ sử dụng lượng bón từ 1 – 2 kg NPK, số hộ sử dụng trên 2kg/cây/năm trở lên đạt từ 10 – 15%.
Khi không sử dụng đủ lượng phân hữu cơ, vô cơ thì việc sử dụng các loại phân bón lá nhằm bổ sung dinh dưỡng vào các giai đoạn mẫn cảm với dinh dưỡng của cây (ra hoa, đậu quả) là rất cần thiết. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ trồng cam Khe Mây tại Hương Khê không sử phân bón lá.
Theo các kết quả nghiên cứu trên cây có múi thì cứ cho 1 tấn quả cây sẽ lấy đi của đất 1,18 đến 1,29 kg N; 0,2 đến 0,27 kg P2O5; 2,06 đến 2,61 kg K2O; 0,97 đến 1,04 kg MgO. Vậy muốn cho cây có múi sinh trưởng, phát triển tốt thì việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón chỉ ra rằng: người trồng cam Khe Mây ở các xã trồng tập trung của huyện Hương Khê đã có những hiểu biết cơ bản về vai trò của các loại phân bón và cách sử dụng chúng. Tuy nhiên, mức độ sử dụng phân bón không đồng đều ở các hộ và nhìn chung còn thấp so với yêu cầu của cây cam. Cần có những hướng dẫn sâu hơn về vai trò của phân bón và kỹ thuật bón để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng phân bón trên cây cam Khe Mây, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Ngoài việc bổ sung phân bón nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây thì việc phòng trừ sâu, bệnh hại cùng rất cần thiết cho việc chăm sóc một vườn cây ăn quả có múi nói chung và cây cam riêng. Kết quả điều tra các nông hộ cho thấy hầu hết các nông hộ trồng cam Khe Mây tại Hương Khê có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể: các hộ nông dân chỉ tiến hành phun các loại thuốc bảo vệ thực vật khi thấy trên vườn đã xuất hiện các loại sâu bệnh hại, không tiến hành phun phòng. Việc sử dụng các loại thuốc phòng trừ chủ yếu dựa vào tư vấn của các chủ cửa hàng bán thuốc, số lần phun còn hạn chế so với quy cách của nhà sản
xuất. Các hộ nông dân còn hạn chế trong việc phối kết hợp thuốc hay thay đổi chủng loại thuốc để tiêu diệt triệt để các đối tượng gây hại dẫn đến việc tái nhiễm sau khi đã phun. Ví dụ: Nhện đỏ là loài gây hại nguy hiểm và phổ biến đối với cây có múi, trong đó có cây cam. Để phòng trừ nhện đỏ cần tiến hành phun phòng thường xuyên từ 3 – 4 lần/năm. Nhện đỏ là loài có vòng đời ngắn và khả năng biến đổi gen lớn, khả năng kháng thuốc cao, nếu thấy xuất hiện cần phun liên tục và có sự thay đổi kết hợp với các loại thuốc bám dính (Nguyễn Thị Nhung, 2019). Tuy nhiên, nhiều nông hộ vẫn không nắm được quy luật phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cũng như sử dụng không đúng tính năng, liều lượng thuốc nên hiệu quả sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là không cao.
- Ứng dụng các biện pháp cắt tỉa
Cắt tỉa là công việc quan trọng trong việc chăm sóc cây có múi nói chung và cây cam nói riêng. Nó giúp cây tái tạo bộ khung tán khỏe mạnh; thay thế những cành già, không có khả năng mang trái; tăng khả năng quang hợp của cây. Khi kết hợp cắt tỉa và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có thể làm giảm cành vô hiệu, tạo cho cây một thế tán tốt,... để qua đó giảm sâu bệnh hại. Kết quả điều tra cho thấy, có từ 85 – 90% số nông hộ đã áp dụng biện pháp cắt tỉa trên vườn của họ. Tuy nhiên, việc cắt tỉa của các nông hộ chỉ ở mức tối thiểu, không nắm rõ biện pháp cắt tỉa tạo tán cơ bản trên cây có múi. Cắt tỉa chỉ được tiến hành cắt tỉa 1 lần sau thu hoạch, chủ yếu cắt các cành khô, cuống quả, vết cắt còn chưa dứt khoát, cắt không sát thân chính.
- Tưới nước
Cam là loại cây ưa ẩm nên việc đảm bảo độ ẩm là rất quan trọng để cây phát triển tốt. Kết quả điều tra cho thấy: hầu hết các hộ trồng cam Khe Mây hiểu được vai trò của nước tưới. Do đặc điểm địa hình và những khó khăn về cơ sở hạ tầng nên vẫn còn từ 32 – 40% số hộ trồng cam không chủ động tưới cho cam. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, năng suất cam tại Hương Khê, đặc biệt ở những năm có điều kiện thời tiết bất thuận. Có từ 55 – 65% số hộ đã có những biện pháp khắc phục khó khăn để cung cấp nước tưới cho vườn cam nhưng chỉ dừng lại ở mức nhất thời, không thường xuyên. Việc tưới nước được tiến hành vào mùa khô, khi nền đất bạc màu (độ ẩm đất thấp), nước được tưới tràn trên bề mặt, lượng nước được cung cấp cho cây tương đối thấp, chủ yếu
ngấm trên bề mặt. Chính vì vậy, lượng nước cung cấp không đủ để cây sử dụng. Những năm gần đây đã có một số hộ sử phương pháp tưới nước tiết kiệm theo công nghệ Isarel và công nghệ tưới nước tiết kiệm kiểu đơn giản. Tuy nhiên, số hộ sử dụng phương pháp tưới này chưa cao, chỉ từ 3 – 5%.