4.1.4. So sánh sự biến động hiệu giá kháng thể giữa nhóm các nhóm gà hướng thịt dương tính với kháng thể kháng aMPV hướng thịt dương tính với kháng thể kháng aMPV
Các mẫu huyết thanh thu từgà đã được xác định dương tính với kháng thể kháng aMPV đã được phân loại theo nhóm tuổi và đặc điểm di truyền. Nghiên cứu, đã thực hiện so sánh sự biến động hiệu giá kháng thể kháng aMPV qua các giai đoạn sinh trưởng. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.4. và hình 4.4.
Kết quảxác định hiệu giá kháng thể kháng aMPV theo lứa tuổi cho thấy gà bản địa và gà bản ta lai, qua hình 4.4 và bảng 4.4 chỉ ra rằng hiệu giá kháng thể kháng aMPV trung bình giữa nhóm gà bản địa và gà bản địa lai ở các nhóm tuổi có cùng tuyến tính theo tuổi. Cụ thể, giá trị hiệu giá kháng thể trung bình của nhóm gà bản địa 22-42 ngày tuổi hiệu giá kháng thể phát hiện được trung bình 1.544,0±747,0; song lại có sự trái ngược ở đàn gà giai đoạn 22-42 giữa gà bản địa và gà lai. Trong khi nhóm gà lai hiệu giá rất cao 5.210,9±4.893,7.
Ở hai nhóm gà bản địa và bản địa lai, từgiai đoạn 43 ngày tuổi – xuất bán, có hiện tượng tăng dần lên theo tuổi với giá trị 3.130,4±3.805,8 ở giai đoạn 43- 90 ngày tuổi ở gà thịt bản địa, và tăng nhẹ lên 3,642,1±3,683,0 trong giai đoạn 91-120 ngày tuổi. Điều này cũng có quy luật tương tự ở gà lai, song có cao hơn ở mức hiệu giá lần lượt trong 2 giai đoạn 43-90 và 91-120 là 3.929,2±3.974,7 và 4,679,2±3,739,1. Trong khi ở nhóm gà trắng, với thời gian nuôi rất ngắn nên chỉ được khảo sát trong giai đoạn 43-90 ngày, song hiệu giá kháng thể không cao (607,6±199,6). Ngược lại ở nhóm gà bản địa đã được khảo sát thêm giai đoạn >120 ngày tuổi cũng cho thấy mức độ kháng thể với hiệu giá trung bình khá cao (1.196,4±765,5). Sự biến thiên về giá trị hiệu giá kháng thể là rất cao, điều này chứng tỏ rằng các kháng thể này là kết quả của việc nhiễm tự nhiên (bảng 4.4).
Tuy nhiên, các giá trị hiệu giá kháng thể trung bình thu được cao hơn khá nhiều song lại thống nhất về quy luật kháng thể ở gà nuôi dài ngày thường có hiệu giá trung bình cao hơn như trong báo cáo của Aleksėjūnienė & cs. (2008) về mức độ lưu hành huyết thanh học của aMPV ở đàn gà thịt nhiễm tự nhiên cho thấy trong giai đoạn 39-49 ngày tuổi hiệu giá trung bình khoảng 1.888, song giá trị CV=126,3%. Nhưng ở gà giống với thời gian nuôi dài ngày hơn, mặc dầu chưa từng chủng vacxin aMPV lại có hiệu giá kháng thể trung bình tới 12.801, CV – 75%.
Bảng 4.4 Sự biến động hiệu giá kháng thể kháng aMPV giữa nhóm các nhóm gà trong giai đoạn 22 ngày tuổi đến xuất bán. Lứa tuổi 22-42 43-90 91-120 >120 Trung bình của nhóm Gà bản địa 1.544,0±747,0 3.130,4±3.805,8 3.642,1±3.683,0 1.196,4±765,5 3.133,5 ±3.508,2 Gà lai 5.210,9±4.893,7 3.929,2±3.974,7 4.679,2±3.739,1 - 4.295,0±4.111,1 Gà trắng siêu thịt 607,6±199,6 607,6 ±199.6 Tổng 4.192,3±4.460,0 3.475,4±3.855,9 3.875,4±3,673.5 1.196,4±765,5 3.627,6±3.833,6
Hình 4.4: Sự biến động kháng thể của các nhóm gà hướng thịt dương tính với kháng thể kháng aMPV theo nhóm tuổi
Đặc điểm mức độ hiệu giá trung bình của kháng thể kháng aMPV phơi nhiễm tự nhiên tương quan tỷ lệ thuận theo tuổi, hay thời gian nuôi. Điều này, cũng tương đồng đặc điểm lưu hành kháng thể kháng Mycoplasma gallisepticum
gây ra bệnh hô hấp mạn tính (CRD) đã được khảo sát trước đó tại Miền Bắc của các tác giảTrương Hà Thái & cs. (2009) và Nguyễn Bá Tiếp & cs. (2016).
4.1.5. Tỷ lệdương tính huyết thanh học theo loại hình chuồng trại
Loại hình chuồng trại thường liên quan tới việc đảm bảo mật độ nuôi nhốt và quản lý tiểu khí hậu chuồng nuôi, do đó có thể có mối quan hệ nhất định giữa sựlưu hành kháng thể kháng aMPV và loại hình chuồng trại. Kết quả khảo sát tỷ lệlưu hành huyết thanh học với kháng thể kháng aMPV theo loại hình được trình bày tại bảng 4.5.
Bảng 4.5 cho biết gà nuôi ở tất cả các loại hình chuồng trại đều dương tính với kháng thể kháng aMPV. Tỷ lệ phát hiện kháng thể kháng aMPV trong các
mẫu huyết thanh là cao (33,3% - 40,7%) ở các trang trại có mô hình bán chăn thả (nuôi nhốt không hoàn toàn) hoặc chuồng hở (nuôi nhốt hoàn toàn). Đặc biệt, nhóm gà nuôi thảvườn (thả tự do, không có chuồng, chỉ che chắn bằng bạt) có tỷ lệ dương tính huyết thanh học cao nhất (41,8%). Trong khi đó, mô hình nuôi chuồng kín (nhốt hoàn toàn, có hệ thống quản lý vi khí hậu) lại phát hiện được thấp (8,2%). Điều này có lẽ bắt nguồn từ mối quan hệ mô hình chuồng và việc đảm bảo các điều kiện quản lý chăm sóc như mật độ đàn, chất lượng không khí, độ ẩm không khí, bụi của chuồng nuôi không tốt, mà theo Morley & Thomson (1984) sẽảnh hưởng tới bệnh.
Bảng 4.5. Tỷ lệ dương tính huyết thanh học theo loại hình chuồng trại
Loại hình chuồng trại
Số mẫu kiểm tra ở mỗi loại hình chuồng trại Số mẫu dương tính Tỷ lệ dương tính (%) Bán chăn thả 12 4 33,3 Chuồng hở 243 99 40,7 Chuồng kín 49 4 8,2 Thả vườn 55 23 41,8 Tổnghợp 359 130 36,2
Thực tế, ghi nhận tại các trang trại, ởphương thức nuôi thảvườn, bán chăn thả gà sẽđược thả tựdo ra ngoài vào ban ngày đối với thảvườn và bán chăn thả, vào ban đêm gà sẽ được nhốt lại vào chuồng (khu chuồng nhốt), hoặc tập trung dưới bạt che chắn. Trong khi đó khu chuồng nhốt thường chỉ để nhốt gà vào ban đêm nên không được quan tâm nhiều và thường làm tạm bợ hoặc diện tích giới hạn, nên khu chuồng nuôi nhốt ban đêm thường không đảm bảo đủ tiêu chuẩn dãn cách, dẫn đến đêm thường có mật độ nhốt cao do đó nguy cơ lây nhiễm sẽ cao hơn (Goyal & cs., 2003). Ở phương thức chuồng hở, chuồng sẽđược mở bạt hoàn toàn vào ban ngày và sẽ được đóng kín bạt vào ban đêm mà không có hệ thống quạt hút gây suy giảm chất lượng không khí chuồng nuôi. Bởi, bệnh do aMPV truyền trực tiếp (truyền ngang) từ gà mang trùng sang gà khỏe thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc các giọt bắn khi nuôi nhốt chung (Cook Jane Ka & cs., 1991; Alkhalaf & cs., 2002). Ngoài ra, thời gian thực hiện đề tài này là suốt mùa đông năm 2019 và vụ xuân 2020. Theo Townsend & cs. (2000) aMPV có thể tồn tại rất lâu vào mùa đông (4oC có thểđến 12 tuần, ở 20oC có thểđược 4 tuần). Có thể là các nguyên nhân góp phần vào việc lưu trữ mầm bệnh trong trại nếu mô hình chăn nuôi không đảm bảo tốt các điều kiện quản lý tiểu khí hậu chuồng
nuôi. Rõ ràng, mô hình chăn nuôi cũ, đã không đảm bảo tốt hệ thống sưởi, che chắn, so với hệ thống chuồng kín (quản lý nhiệt độ và chất lượng không khí tốt hơn) có thể cũng đã góp phần gây ra viêm đường hô hấp, tạo cơ hội cho aMPV gây bệnh. Kết quả này, hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ali & cs. (2019) khi so sánh dương tính theo mùa cho thấy vào bệnh sẽ phổ biến vào mùa mưa và mùa đông 53,12% và 68,21%; trong khi đó mùa hè thấp hơn với mức 32,14%. Bên cạnh đó, virus có thể chịu được acid thấp (Townsend & cs., 2000), mà ở loại hình nuôi thảvườn hoặc bán chăn thả sẽ có khu vực bãi chăn (thường là vườn), với nhiều phân và chất hữu cơ có thể làm giảm pH của các vũng nước, máng nước, rãnh nước, nơi có là nguồn chứa virus này.
Như vậy các mô hình chăn nuôi, thả vườn, bán chăn thả và chuồng hở có thể sẽ tạo cơ hội cho gà phơi nhiễm với aMPV cao hơn ở mô hình nuôi chuồng kín với việc giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm và quản lý tốt điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng như an toàn sinh học.
4.1.6. Tỷ lệdương tính huyết thanh học theo quy mô chăn nuôi
Bảng 4.6 và Hình 4.5 trình bày kết quả đánh giá mối quan hệ giữa các quy mô chăn nuôi và mức độlưu hành huyết thanh học với kháng thể kháng aMPV.
Bảng 4.6 Tỷ lệdương tính kháng thểkháng aMPV theo quy mô chăn nuôi
Quy mô
(gà/trại) Tổng mẫu Số mẫu dương
Tỷ lệ dương tính (%) 0-500 38 24 63,2 501-1000 157 16 24,8 1001-2000 62 17 27,4 2001-5000 48 34 33,3 >5000 54 39 63,0 Tổng hợp 359 130 36,2
Kết quả bảng 4.6 cho thấy, gà nuôi ở các quy mô chăn nuôi khác nhau đều dương tính kháng thểkháng aMPV (phơi nhiễm virus). Tỷ lệdương tính lần lượt ở các nhóm quy mô nuôi 0-500; 501-1000; 1001-2000; 2001-5000; >5000 theo thứ tự 63,2%; 24,8%; 27,4%; 33,3%; 63,0%.
Mặc dù vậy, tỷ lệdương tính không có xu hướng cao – thấp rõ rệt ở một quy mô chăn nuôi nào đó (hình 4.5). Kết quả này, phù hợp với kết luận không phát
hiện thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nhiễm với quy mô đàn (Andreopoulou & cs., 2019). Mặc dù vậy, quy mô chăn nuôi thường phản ánh năng lực và kinh nghiệm của người nuôi. Theo ghi nhận, hầu hết các trang trại có quy mô chăn nuôi > 1.000 đầu gà, thường có có trình độchăn nuôi chuyên nghiệp, thường là người chăn nuôi lâu năm, đã được trang bị kiến thức và kinh nghiệm tốt. Đồng nghĩa với điều này có nghĩa, đàn gà ở mức >1.000 gà thường có hệ thống chuồng trại và quản lý chăm sóc tốt hơn, đặc biệt là khâu phòng bệnh và an toàn sinh học.
Hình 4.5. Tỷ lệ dương tính kháng thể kháng aMPV theo quy mô chăn nuôi 4.2. SỰLƯU HÀNH CỦA aMPV Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN