So sánh sự biến động hiệu giá kháng thể giữa nhóm các nhóm gà hướng thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của avian metapneumovirus (ampv) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền bắc việt nam (Trang 52 - 54)

L ỜI CẢM ƠN

4.1.4. So sánh sự biến động hiệu giá kháng thể giữa nhóm các nhóm gà hướng thịt

hướng thịt dương tính với kháng thể kháng aMPV

Các mẫu huyết thanh thu từgà đã được xác định dương tính với kháng thể kháng aMPV đã được phân loại theo nhóm tuổi và đặc điểm di truyền. Nghiên cứu, đã thực hiện so sánh sự biến động hiệu giá kháng thể kháng aMPV qua các giai đoạn sinh trưởng. Kết quảđược trình bày trong bảng 4.4. và hình 4.4.

Kết quảxác định hiệu giá kháng thể kháng aMPV theo lứa tuổi cho thấy gà bản địa và gà bản ta lai, qua hình 4.4 và bảng 4.4 chỉ ra rằng hiệu giá kháng thể kháng aMPV trung bình giữa nhóm gà bản địa và gà bản địa lai ở các nhóm tuổi có cùng tuyến tính theo tuổi. Cụ thể, giá trị hiệu giá kháng thể trung bình của nhóm gà bản địa 22-42 ngày tuổi hiệu giá kháng thể phát hiện được trung bình 1.544,0±747,0; song lại có sự trái ngược ở đàn gà giai đoạn 22-42 giữa gà bản địa và gà lai. Trong khi nhóm gà lai hiệu giá rất cao 5.210,9±4.893,7.

Ở hai nhóm gà bản địa và bản địa lai, từgiai đoạn 43 ngày tuổi – xuất bán, có hiện tượng tăng dần lên theo tuổi với giá trị 3.130,4±3.805,8 ở giai đoạn 43- 90 ngày tuổi ở gà thịt bản địa, và tăng nhẹ lên 3,642,1±3,683,0 trong giai đoạn 91-120 ngày tuổi. Điều này cũng có quy luật tương tự ở gà lai, song có cao hơn ở mức hiệu giá lần lượt trong 2 giai đoạn 43-90 và 91-120 là 3.929,2±3.974,7 và 4,679,2±3,739,1. Trong khi ở nhóm gà trắng, với thời gian nuôi rất ngắn nên chỉ được khảo sát trong giai đoạn 43-90 ngày, song hiệu giá kháng thể không cao (607,6±199,6). Ngược lại ở nhóm gà bản địa đã được khảo sát thêm giai đoạn >120 ngày tuổi cũng cho thấy mức độ kháng thể với hiệu giá trung bình khá cao (1.196,4±765,5). Sự biến thiên về giá trị hiệu giá kháng thể là rất cao, điều này chứng tỏ rằng các kháng thể này là kết quả của việc nhiễm tự nhiên (bảng 4.4).

Tuy nhiên, các giá trị hiệu giá kháng thể trung bình thu được cao hơn khá nhiều song lại thống nhất về quy luật kháng thể ở gà nuôi dài ngày thường có hiệu giá trung bình cao hơn như trong báo cáo của Aleksėjūnienė & cs. (2008) về mức độ lưu hành huyết thanh học của aMPV ở đàn gà thịt nhiễm tự nhiên cho thấy trong giai đoạn 39-49 ngày tuổi hiệu giá trung bình khoảng 1.888, song giá trị CV=126,3%. Nhưng ở gà giống với thời gian nuôi dài ngày hơn, mặc dầu chưa từng chủng vacxin aMPV lại có hiệu giá kháng thể trung bình tới 12.801, CV – 75%.

Bảng 4.4 Sự biến động hiệu giá kháng thể kháng aMPV giữa nhóm các nhóm gà trong giai đoạn 22 ngày tuổi đến xuất bán. Lứa tuổi 22-42 43-90 91-120 >120 Trung bình của nhóm Gà bản địa 1.544,0±747,0 3.130,4±3.805,8 3.642,1±3.683,0 1.196,4±765,5 3.133,5 ±3.508,2 Gà lai 5.210,9±4.893,7 3.929,2±3.974,7 4.679,2±3.739,1 - 4.295,0±4.111,1 Gà trắng siêu thịt 607,6±199,6 607,6 ±199.6 Tổng 4.192,3±4.460,0 3.475,4±3.855,9 3.875,4±3,673.5 1.196,4±765,5 3.627,6±3.833,6

Hình 4.4: Sự biến động kháng thể của các nhóm gà hướng thịt dương tính với kháng thể kháng aMPV theo nhóm tuổi

Đặc điểm mức độ hiệu giá trung bình của kháng thể kháng aMPV phơi nhiễm tự nhiên tương quan tỷ lệ thuận theo tuổi, hay thời gian nuôi. Điều này, cũng tương đồng đặc điểm lưu hành kháng thể kháng Mycoplasma gallisepticum

gây ra bệnh hô hấp mạn tính (CRD) đã được khảo sát trước đó tại Miền Bắc của các tác giảTrương Hà Thái & cs. (2009) và Nguyễn Bá Tiếp & cs. (2016).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự lưu hành của avian metapneumovirus (ampv) ở gà nuôi tại một số tỉnh miền bắc việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)